(Bài thuyết trình tại cuộc “Triển lãm và Hội thảo Tưởng niệm Trương Vĩnh Ký” tại hội trường nhật báo Người Việt, Westminster, Calif., USA, ngày mồng 8 tháng 12, 2018)
Bùi Vĩnh Phúc
Học giả Trương Vĩnh Ký
(1837 - 1898)
Mục đích của bài này là trình bày một số tìm tòi, suy nghĩ của người viết về một vài nét đặc thù và thú vị trong ngôn ngữ Việt, cùng với việc tìm hiểu về một số biến đổi cả trên mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của một số từ ngữ trong tiếng Việt, kể từ giai đoạn phôi thai của nó đến bây giờ. Trong sự tìm hiểu ấy, ở một đôi chỗ, tác giả bài viết cũng dùng phương pháp của ngôn ngữ học tỷ giảo (comparative linguistics) và, phần nào, văn hoá học tỷ giảo (comparative cultural studies) để soi sáng một vài khía cạnh trong sự trình bày và lập luận.
Sự tìm hiểu và suy nghĩ ấy được thực hiện, khởi đầu, qua việc đọc quyển Kim, Vân, Kiều Truyện, bản phiên âm đầu tiên Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ chữ Nôm qua chữ Quốc ngữ, của Trương Vĩnh Ký. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một nguồn sáng, về mặt ngôn ngữ văn học, của người Việt. Chúng ta hãnh diện vì Truyện Kiều, không hẳn vì những khía cạnh triết lý, đạo đức hay xã hội, v.v., trong truyện mà người đời sau đã tìm ra hoặc gán cho nó. Chúng ta hãnh diện vì đã có một nhà thơ Việt, dùng chữ nghĩa của dân tộc, một cách hết sức tuyệt vời và điêu luyện, với những chiều sâu trong ý nghĩa và sự lóng lánh của chữ, để diễn tả câu chuyện.
Câu chuyện ấy, khởi đầu, được viết bằng chữ Nôm, là một thứ chữ có thể cũng được xem là Quốc ngữ của người Việt, trong giai đoạn chuyển tiếp từ chữ Hán. [1] Đó là một đóng góp quý báu, trong giai đoạn ấy, của nhiều nhà nho tài giỏi và có lòng với đất nước. Chỉ tiếc rằng, vì những hoàn cảnh lịch sử và xã hội, chữ Nôm... Đọc tiếp trang 2 bản pdf