19-6-2024 | VĂN HỌC

Cuộc phỏng vấn Ông Vũ Đình Long

  LÊ THANH


      Nhà viết kịch Vũ Đình Long
(1896 - 1960)

Nói đến ông Vũ đình-Long, phần nhiều ngày nay chỉ biết đến ông Vũ đình- Long nhà xuất-bản, đã gieo vào vườn văn-học ta từ tập tiểu thuyết dịch của Tàu: Thủy-Hử, Tam-quốc... cho đến những áng văn có giá trị ngày nay. Ít người nhớ rằng ông là một nhà văn đã từng có công với văn học nước nhà. Trong thời kỳ văn- học còn đang thành lập, ông là người đầu tiên đã dùng tiếng Nam sáng-tác những vở kịch mới theo thể kịch của Pháp...


Chúng tôi lại thăm ông, là đề được biết riêng về cái công của ông đối với văn kịch của ta.


Chúng tôi có thư, ngỏ ý muốn được lại thăm ông, ông giả lời rất khiêm tổn, ông khuyên chúng tôi nên dành những câu chuyện văn chương của chúng tôi cho những văn hữu đã giúp tác-phẩm cho nhà xuất bản của ông hơn là những "món đồ cổ» – ông chỉ những vở kịch «Chén thuốc độc», «Tòa án lương tâm» của ông.


"– Vâng, chính là những món đồ cồ, nhưng là những món đồ cổ quí báu. Ngày nay nó đã có một giá-trị lịch-sử. Chúng tôi muốn khảo về thề văn kịch trong văn chương Việt-nam cận-đại, sẽ không thể bỏ qua được những món "đồ cổ" ấy ».


Chúng tôi đã viện lẽ như vậy, và ông đã nhận lời. Ông tiếp chúng tôi ở ngay phòng làm việc của ông, văn phòng lịch sự của một nhà in lớn và một nhà xuất bản, những cách bầy biện trang hoàng có vẻ tao nhã thuần túy Đông phương : tượng Thánh Khổng, lọ Đông-Thanh, kỳ thư cổ họa v.v...


Vào truyện, ông thuật cho chúng tôi nghe việc ông đi vào Nam dự lễ khai mạc cuộc triển lãm sách báo và ảnh các văn nhân, thi-nhân Việt-nam do một nhà sách lớn ở trong ấy tổ-chức.


– Kết quả rất mỹ mãn, tôi không ngờ được trông thấy cái kết quả to tát nhường ấy, thật là đáng khen, thật là đáng mừng,


thứ nhất là sự tổ chức chỉ do có một người mà thôi. Cuộc triển-lãm báo sách này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp và xâu-xa vô cùng. Rồi đây, sách báo Bắc hà sẽ vào khắp Nam kỳ lục tỉnh.


Đó là một sự rất đáng mừng, vì sách bảo vào trong ấy càng nhiều bao nhiêu, sự liên- lạc về tinh thần của người Nam kẻ Bắc càng mật thiết bấy nhiêu... Vả lại là một cách làm cho tiếng ta chóng được nhất trí nữa.


Ông còn cho chúng tôi biết về tình hình văn-học, sự liên lạc của các nhà văn, nhà báo ở đất Đồng-Nai v.v...


Tuy câu chuyện không ngoài vòng văn- chương và không phải là không có ích, nhưng chúng tôi phải cắt đứt để thì giờ cho những câu chuyện về kịch mà chúng tôi đã định trước.


- . . .


- Tôi sinh ngày 19 tháng chạp năm 1896 ở Hà-nội. Học ban tiều học một trường Pháp- việt rồi vào ban Trung-học một trường Pháp (Collège Paul Bert), thành thử trong thời kỳ đi học, tôi ít được luyện tập quốc văn.


Khi còn ở ban tiểu-học, tôi rất ham đọc tiều thuyết Tàu do người Nam-kỳ dịch ra quốc văn và xuất bản ở Saigòn. Tôi thích nhất là hai bộ Tam quốc và Thủy hử là những bộ tiểu-thuyết rất hay, từ người ít học cho đến người trí thức, ai đọc cũng phải ham... Bây giờ có người cho là về phương diện nghệ thuật, tiểu thuyết ấy có những đoạn cổ không hợp thời. Phải nói là không hợp với quan niệm về nghệ thuật tiểu-thuyết bây giờ thì mới đúng.


Tiểu thuyết là gì, nếu không phải là những bộ sách viết đề cho người đọc, trong chốc lát, có thể thoát ra khỏi vòng thực tế, trong cái đời sống buồn tẻ này.


Quan - niệm như thế, những bộ Tam- quốc, Thủy hử chẳng là những bộ tiêu- thuyết có nghệ-thuật, xứng đáng đề cho người ta xếp vào đệ nhất và đệ ngũ tài tử của văn học Trung quốc hay sao? ...


Khi đã hiểu đôi chút thế nào là văn chương, tôi rất thích đọc Đông-dương tạp- chí và sau này Nam-phong tạp chí.


Nhân đó mà có xu hướng về quốc văn.


– Trong số những nhà văn thuộc thể hệ ông – tức là cái thế hệ 1920-1930, – mà tôi đã có dịp đi thăm như các ông Thái- phi, Tam-lang, Song-an, không ông nào là không nhận được đào tạo bởi cái trường Đông-dương lạp-cht và Nam-phong tạp-chi.


– Vâng, cái công của hai tờ tạp chí ấy trong việc vun đắp nền quốc văn không phải là nhỏ.


– Khi ông học ở trường, đọc những vở kịch cồ-điền của Pháp, ông đã thấy có xu- hưởng về kịch chưa?


– Có lẽ chưa ; tôi đọc những vở ấy cũng như các tập sách khác... Vả lại hồi ấy, tuy đã có chút xu-hưởng về quốc văn nhưng có bao giờ dám hi-vọng học đề sau này làm một văn sĩ hay kich-sĩ.


– Đi dạy học, ông đã khéo chọn cái "hoàn cảnh» cho sự đào luyện về quốc văn.


- Trong thời-kỳ dạy học, tôi rất chú ý đến việc luyên-tập quốc-văn cho học trò tôi mà tôi coi như những người thợ tương lai của cái lâu đài quốc văn sau này.


Tôi soạn những sách giáo khoa bằng quốc văn, cũng trong thời kỳ ấy và cũng không ngoài cái mục-đích đào luyện những người thợ tương-lai kia.


– Ông cho biết về tình hình kịch của ta — kề cả lối chèo và cải-lương – trước khi có những vở kịch soạn theo lối Tây.


- Hồi ấy chỉ có tuồng, chèo cải lương; nói là « cải-lương, nhưng vẫn là những vở cũ có không biết từ bao giờ, đã diễn đi diễn lại không biết bao nhiêu lần, chỉ khác ở chỗ người ta cắt đi xếp lại làm bốn, năm cảnh... Mỗi cảnh có một bức phông vẽ sơn; cái thì vẽ một cảnh triều-đình, cái thì rừng núi, đường đi. Nhưng một rạp hát chỉ có một số phông nhất định, không chịu thay đổi theo vở tuồng diễn, thành ra phông nhiều khi không hợp cảnh. Có khi diễn một tích tuồng mới bên ta, họ cho một chiếc phông họa một cảnh triều đình thượng cổ bên Tàu; tôi còn nhớ có lần họ diễn một tích Tàu mà cái phông lại là con đường làng Bưởi bên ta ! Thứ nhất là lần nào mình đi xem cũng chỉ thấy có những bức phông ấy, xem mãi hóa chán...


Đó « cải lương hý kịch » hồi ấy là thế đấy! Giá cứ đề nguyên những vở tuồng chèo cổ mà diễn, xem còn thú hơn.


– Chắc ông không bỏ qua buồi diễn kịch tối hôm chủ nhật 25 tháng tư năm 1920.


– Buổi diễn vở «Bệnh tưởng» của Nguyễn văn-Vĩnh tiên-sinh, dịch vở «Le malade imaginaire" và do hội «Khai-trí Tiến Đức» tồ- chức. Tôi vẫn rất ưa đọc những bản dịch tài tình, văn chương giản dị của Nguyễn tiên-sinh, nên tôi rất sốt - sắng đến xem buổi diễn đó.


Nhưng đến xem thấy người mình mặc y phục cổ của người Pháp, nói tiếng ta, điệu bộ khi thì Tây, khi thì ta, tôi không được thỏa-mãn. Lúc ra về, tôi ước ao được xem một buổi diễn kịch thuần Việt-nam, Việt- nam từ vở kịch cho đến ngôn ngữ, cử chỉ, y-phục.


– Mộng tưởng ấy sau này đã thành sự thực với vở «Chén thuốc độc» của ông, vở kịch mới đầu tiên của văn chương ta.

Có phải ngay sau buổi diễn ấy ông có ý định soạn vở a Chén thuốc độc » ?


Không, tôi đã soạn vở «Chén thuốc độc" của tôi vào những trường-hợp khác, có thể gọi là ngẫu nhiên hơn.


Hồi ấy tôi dạy học ở Hà-đông. Mấy ông giáo trường tôi như ông Đốc Nguyễn đình Thống, cụ giáo Nguyễn văn Hùng đều là những người yêu văn-chương sách vở. Chúng tôi đặt cái lệ mỗi tháng hai kỷ, vào hai buổi tối, hội họp tại «Hồng hoa biệt thự" (Villa des Roses) của ông Nguyễn đinh-Thông, uống trà và nói chuyện văn-chuong. Ngoài sự đàm luận về văn-học cổ kim, về những vấn-đề quan hệ đến nền quốc học, chúng tôi ai tìm được bài gì hay đều đem lại đọc cùng nghe.


Năm ấy là 1919 hay 20, hội «Nông công thương» được chính phủ cho phép xuất bản tạp-chi « Hữu-Thanh lấy hữu ái làm chủ nghĩa », mục đích là « du dịch cải tinh- thần hữu ải trong đồng bảo » ; và do tạp-chí Hữu-thanh mà anh em đồng chí lập nên « Ích-hữu thư xã, mở tòa tu thư, lập ấn- quán » làm việc trước-thuật, xuất bản và ấn loát, « ghé vai vào giúp một phần việc văn học trong quốc dân ».


Chúng tôi hoan-nghênh hội « Ích-hữu » lắm, cụ Nguyễn văn Hùng và tôi có vào mấy cổ phần. Hơn nữa, tuy tài còn mọn, tôi cũng muốn giúp vào sự biên tập tạp chí « Hữu- Thanh ». Tôi viết kịch "Chén thuốc độc", đem đọc ở Hồng-hoa biệt-thự, được các bạn nhà giáo khen ngợi và khuyên nên gửi đăng Hữu-Thanh.


Sau khi gửi đi được mấy hôm, tôi được hân hạnh tiếp Tản-Đà tiên-sinh, hồi ấy giữ chức chủ bút tạp-chí Hữu Thanh và một ông Tú cùng đi với tiên-sinh. Hai ông cất công từ Hà nội vào thăm, mục đích chỉ để cho tôi biết là nhận được vở kịch của tôi, « tòa báo đã họp nghe đọc » và ai nấy đều hoan-nghênh. Vở kịch sẽ đăng vào tạp chỉ. Hai ông ở lại chơi đêm chuyện trò, sáng hôm sau mới ra về.


Sau khi đăng vở kịch được ít lâu, hội « Nông công thương đồng nghiệp" diễn lần đầu tiên đêm 22 Octobre 1921 tại nhà Hát tây Hà nội lấy tiền giúp trẻ bồ côi.


Trước khi mở màn, ông Nguyễn huy-Hợi hội trưởng hội N. C. T., ông Dương như- Tiếp, hội trưởng hội đồng diễn kịch, có đọc diễn văn tỏ rõ mục đích buổi diễn ấy. Các ông không quên giới-thiện với quốc dân việc cải lương hí kịch, đại khái nói cái bí trường của ta từng diễn theo lõi hát có của tiền nhân ta đề lại, đem những điều cổ xưa ra mà phác lại trên sân khấu... lối ấy mập mờ không có gì là tả chân, là hợp với thời đại, phong tục... nay cần phải cải cách, phải đem những cảnh thực có ở xã hội ta ra mà diễn.. mới mong bồ ích cho phong hóa.


Rồi ông giới thiệu vở kịch của tôi.


- ...


– Buổi diễn do bà Thống sứ Monguillot chủ tọa, có phường nhạc tây và hội nhạc Trí-hòa giúp vui. Người đến xem đông lắm, vé không còn đề bản. Các tài tử luyện tập rất công phu nên luôn luôn được khán giả vỗ tay hoan nghênh.


– Ông còn nhớ ai đóng những vai trong vở kịch ?


- Tôi cũng không nhớ hết, đại khái nhớ mấy bạn đóng vai chính :

Bà Thịnh    đóng               - Cụ Thông

Ô.Ô. Nguyễn đình Kao    -  Thầy Thông Thu

Nguyễn mạnh Bổng         -  Giáo Xuân

Nguyễn Thống                  -  Cậu ấm sứt

Trong các vai trò, có ông Nguyễn đình Kao thủ vai thầy Thông Thu diễn hay nhất. Ông đóng rất tự nhiên, khi ông khóc trên sân khẩu, nước mắt chan hòa, làm cho nhiều người đi xem cũng khóc theo. Một người Pháp đi xem hôm ấy bình phẩm về buổi diễn đại khái nói :

" – Tôi sang An nam đã 20 năm, khi tôi mới sang chưa thấy gì là tiến bộ, mà nay thì hình như đã theo văn-minh âu châu nhiều lắm... Riêng về đóng kịch, như người đóng vai thầy Thông Thu thì chẳng kém gì bên Tây... Tôi tưởng cứ lấy tích Annam như tích này mà diễn còn hơn những tích Tây vừa khó diễn vừa không hợp với phong hóa An-nam ».

Buổi diễn này sau có thuật trong một số tạp-chí Hữu-thanh.


- ...

Ban kịch xuống diễn tại rạp Hạt Tây Hải phòng, rạp hát Hàng Rượu Nam định, lần nào tôi cũng đi xem và thấy đâu đâu cũng được khán giả hoan-nghênh.


Về sau "Chén thuốc độc" có diễn tại nhiều tỉnh Bắc-kỳ. Trung-kỳ và Ai-lao. Nghe có diễn cả trong Nam-kỳ thì phải.


- Bản kịch của ông, có người đã dịch ra Pháp văn ?


– Có, ông G. Cordier, chánh phòng dịch tại tòa Thượng-thầm, một người có công với văn-học ta, đã dịch "Chén thuốc độc" đăng vào tập kỷ-yếu của hội Trí-Tri và năm 1927 thì in thành sách. Sau này ông có in toàn bản vào tập "Khảo cứu về văn-chương Việt-nam" (Etude sur la littérature annamite) của ông.


- Bên cái phần khán giả hoan nghênh, trong báo chí bấy giờ có ai công-kích nó không ?

– Tôi nhờ khi diễn vở "Bệnh tưởng" của ông Nguyễn văn - Vĩnh, có một số người trong ấy phần nhiều là tri thức tân học đứng lên phản đối; họ theo thuyết của Rousseau cho rằng kịch sẽ làm hại cho luân- lý chứ không giúp ích gì cho sự tiến hóa của ta.


– Có lẽ không, khi vở kịch của tôi ra đời thì hình như dư-luận đã sáng-suốt hơn, người mình đã hiểu thế nào là kịch. Vả lại vở của tôi có gì là hại cho luân-lý ; trái lại tôi đã đem lên sân khấu tất cả những cái điêu đứng mà sự chơi bời có thể đem lại cho một thanh-niên không biết phận sự. Tôi đã đem bầy ra tất cả sự tai-hại có thể đến cho một bà già quên cả phận sự làm mẹ vì ham mê đồng bóng.


Tôi tưởng đứng về phương diện luân lý, vở kịch của tôi không có gì là đảng đề cho người ta công kích.

- ...

– Tôi không ngờ tác phẩm đầu tay của tôi được hoan nghênh, khi ấy tôi còn ít tuổi, có lúc tưởng minh đã thành văn-sĩ, kịch-sĩ thật rồi.


Tôi cao-hứng viết bi-kịch «Tòa án lương- tâm», «Tây sương tân kịch», ngoài ra có viết các bài luận cảo đăng Hữu-Thanh và Nam-phong.

- ...

–Vở «Tòa án lương tâm» là vở bị kịch đầu tiên cũng như vở "Chén thuốc độc" là vở hí kịch đầu tiên, nếu tôi không nhớ sai.


Vì vở «Tòa án lương tâm» khó diễn, và thứ nhất là vì những việc diễn kịch  có sự lôi-thôi về tiền bạc cho nên tôi không muốn cho diễn vở này. Vì những lẽ đó, ở trang cuối vở kịch, tôi đã có mấy lời cùng bạn đọc.


- Sau những vở « Chén thuốc độc » và « Tòa án lương tâm », có nhiều người soạn theo những lỗi kịch ấy không?


- Cũng có nhiều cuộc diễn kịch, nhưng hình như không có bóng vang mấy.


– Ông cho biết ý kiến của ông về thể văn kịch?


- Kịch đọc khó hơn tiêu thuyết, cho nên người mình ít đọc. Vả lại một vở kịch soạn ra là để diễn chứ không phải đề đọc, mà trong kịch trường còn hiếm nhân tài thì thể văn kịch thế nào cũng tiến chậm hơn các thể văn khác. Tuy vậy, ngay bây giờ ta đã có thể nhìn nó bằng con mắt lạc quan. Các ông Vi-huyền-Đắc, Tương Huyền, Đoàn phú-Tứ là những kịch-sĩ có tài. Tác phẩm của các ông ấy đáng chú- ý lắm.

- ...

- Thanh niên ta ưa xem chiếu bóng hơn xem kịch, một đằng thì vì nhiều vở kịch diễn dở làm cho người xem chán, không muốn xem; một vở kịch hay mà diễn dở cũng không xem được huống hồ những vở kịch đã dở, người đem diễn lại dở lắm ; một đẳng thì nghệ thuật chiếu bóng tiến nhanh quá, tất cả những mánh khóe văn- minh được ứng dụng đề làm tăng cái giá trị của chiếu bóng. Trong những cuộc đàm luận tôi cũng thường được nghe người ta nói chiếu bóng sẽ giết chết kịch, nhưng theo ý tôi thì mỗi lối có một cái hay ; nói lúc nào số người thích xem kịch cũng ít hơn số người xem chiếu bóng có lẽ mới đúng sự thực.


– Ý ông đối với văn-chương Việt-nam hiện thời thế nào ?


– Trong mươi năm nay, văn chương ta tiến nhanh quá, bước tiến bộ của nó từ 1930 đến nay dài hơn bước tiến của nó trong một thế-kỷ về trước. Bây giờ ta có những nhà tiểu-thuyết có những tác phẩm không kém gì tác phẩm của Âu-châu. Mà tôi tin nó còn tiến nữa. Chúng ta đã ở trên một cái đà rồi.


– Ông có định viết một vở kịch nào khác?


– Từ năm 1925, tôi dời ra Hà-nội, lập Tân dân thư quán. Từ đấy, bận việc kinh doanh, tôi không viết gì nữa.


Sau này, từ ngày xuất-bản báo Tiêu thuyết thử bày, tôi thấy nhiều văn-hữu có tài, tôi chỉ muốn đem văn tài của các văn hữu giới thiệu với quốc dân ; tôi chuyên tâm làm việc xuất-bản, chẳng nghĩ gì đến «món đồ cổ» là «Chén thuốc độc» và «Tòa án lương tâm» của tôi. Tôi cũng không có ý viết gì bây giờ, tôi mong khi thật hưu-trí


– bây giờ tôi là một giáo học hưu-trí, nhưng còn là nhà xuất-bản tại chức – tôi sẽ lại được viết, vì tôi cho rằng không có gì thú bằng viết văn.


Ít lâu nay, tôi không viết đề chuyên tâm làm việc xuất-bản. là vì tôi nhận thấy rằng việc xuất bản cũng rất cần cho văn học.


Ông vừa nói đến đây, ông và tôi cùng vô tình nhìn xung quanh và phòng bên cạnh. Trông thấy những chồng bảo, những đống tạp-chí, sách vở xếp nằm la liệt chờ giờ gửi đi khắp nơi, từ thành thị đến hang cùng ngõ hẻm, tôi có những cảm tưởng mâu-thuẫn.


Đáng lẽ tôi phải hỏi ông những điều về công việc xuất-bản, cũng là những công việc có tính cách văn học. Nhưng không phải là việc của tôi lúc này, vì tôi đã định dành riêng những câu chuyện hôm nay cho văn kịch.


Xin hẹn đến một giờ khác.


Lê Thanh

Nguồn: "Cuộc phỏng ván các nhà văn" của Lê Thanh, Bản pdf