|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Một bạn thơ vừa gửi tặng tôi một cuốn sách rất bề thế, rất đẹp và rất bắt mắt người đọc: Lưu Dân Thi Thoại, Bút Luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại. Cuốn sách này do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn ở San Jose, Hoa Kỳ xuất bản và phát hành tháng 1 năm 2003. Người đứng ra làm chuyện Bút Luận này là hai Thi Sĩ có tiếng, Ông Diên Nghị và Ông Song Nhị. Cuốn sách dày gần 600 trang. Số trang in cuối cùng là 579. Sau trang này có nhiều trang tiếp theo nhưng không liên hệ gì với cuốn bút luận, là những trang giới thiệu những tác phẩm sắp ra đời từ Cơ Sở Cội Nguồn hoặc của các tác giả có tên trong Bút Luận, không đánh số trang.
Tôi không hiểu một cách thấu đáo các chữ Lưu Dân Thi Thoại. Tôi cũng chưa hề gặp hai chữ Bút Luận từ trước tới bây giờ. Trước mặt tôi, những gì tôi chưa hiểu, chưa thấy, đang hiện ra. Chắc rồi tôi phải hiểu khi tôi đọc nội dung.
Ở trang 7 (không đánh số trang), nguyên văn thế này:
LƯU DÂN THI THOẠI
bút luận 25 năm thơ hải ngoại
*** DIÊN NGHỊ & SONG NHỊ
Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn Ấn Hành
***** mục lục tác giả theo mẫu tự kèm số trang đầu
CAO MỴ NHÂN 201 CHU VƯƠNG MIỆN 315 CUNG DIỄM 53 DUY NĂNG 109 DZẠ CHI 339 DƯ THỊ DIỄM BUỒN 373 ĐÔNG ANH 87 ĐỖ BÌNH 383 HÀ THƯỢNG NHÂN 15 HÀ TRUNG YÊN 65 HÀN THIÊN LƯƠNG 213 HOÀNG NGỌC LIÊN 27 HOA VĂN 77 HUỆ THU 247 HUY LỰC 149 KHANG LANG 191 KIỀU MỘNG HÀ 473 LA LAN 555 LÊ NGUYỄN 327 LÊ MAI LĨNH 301 LINH QUÂN 439 LƯU TRẦN NGUYỄN 289 MẠC PHƯƠNG ĐÌNH 223 MINH KHOA 525 NAM GIAO 463 NGÂN PHI THƯ 567 NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG 261 NGUYỄN THÙY 123 NGUYỄN TƯ 393 NGUYÊN PHƯƠNG 403 NGÔ ĐỨC DIỄM 417 PHAN KHÂM 429 PHƯƠNG TRIỀU 235 QUAN DƯƠNG 485 QUANG TUẤN 159 SƯƠNG MAI 499 THÁI QUỐC MƯU 363 THƠ THƠ 545 TÔ THÙY YÊN 135 TRÀM CÀ MAU 351 TRẦN THIỆN HIỆP 179 TRẦN THIỆN ĐẠT 449 TRIỀU NGHI 275 TRUNG THÀNH VĂN 509 TUỆ NGA 109 VI KHUÊ 39 VÕ Ý 169 VƯƠNG THANH 535
Tôi chép lại trang trên chắc bạn đọc đã nắm được số lượng tác giả có mặt trong cuốn sách cùng một số tác phẩm ưng ý của họ. Xin xem đó như mục lục, cần đọc thơ của ai, bạn cứ theo đó mà lật sách ra. Đây là một cách trình bày lạ mắt, từ trước tới nay cũng chưa thấy ai làm. Căn cứ vào bảng mục lục này, chúng ta biết ai già, ai trẻ.
Chỉ có 48 tác giả. Tôi không đếm được có tất cả bao nhiêu bài thơ của 48 tác giả ấy vì cuốn sách dày quá. Và hơn nữa, điều đó có quan trọng gì? Quan trọng là 48 tác giả có mặt, có thơ trong cuốn Lưu Dân Thi Thoại quả thật đã đại diện cho thơ Việt ở ngoài nước Việt chưa? Chắc là chưa vì hai soạn giả có hứa sẽ còn cuốn nữa...
Với tôi, cuốn Lưu Dân Thi Thoại tôi đang có là một cuốn sách nói về thơ thật vô cùng tao nhã. Suốt 48 bài Bút Luận (tôi đọc và hiểu là bài nhận xét/phê bình) không có lời chê chỉ có toàn lời khen hoặc đề cao về phẩm cách con người tác giả.
Tôi chỉ tiếc sao với cuốn sách bề thế quá chừng mà lại chỉ có 48 tác giả? Tôi biết có hàng ngàn người Việt xa xứ đang có thơ đăng trên nhiều báo khắp năm châu, có cũng gần năm trăm tập thơ được ấn hành thấy bày ở các hiệu sách. 48 tác giả được nêu trong cuốn Lưu Dân Thi Thoại chỉ là con số chọn lọc ban đầu chăng? Nếu phải chờ đợi cuốn Lưu Dân Thi Thoại II, tôi cũng hy vọng rằng không lâu lắm.
Tôi rất hiểu vì sao cuốn Lưu Dân Thi Thoại ra đời. Tôi đọc nơi bài Tổng Luận, hai ông Diên Nghị và Song Nhị nói cho mọi người biết cái lý do chính đáng:
Tình trạng xuất bản thơ, in thơ tại hải ngoại có lúc gần như là một phong trào. Nhiều tập thơ được sáng tác, được in ra vội vã, chứa đựng một nội dung hoặc tẻ nhạt vô bổ, hoặc thù tạc, tình cảm riêng tư, không nói lên điều gì bổ ích (cho văn học) hay làm đẹp (cho văn chương). Nhiều tập thơ như vậy đã được tác giả tổ chức ra mắt tốn kém, long trọng, với bảng hiệu, bích chương, thư mời: "Chiều Văn Nghệ Ra Mắt Thi Phẩm XYZ của Thi Sĩ RMK..." Những người này thật sự bất cần và không tự nhìn vào khả năng làm đẹp văn chương, làm giàu văn học mà chỉ cốt tạo cái danh (nhà thơ, thi sĩ). Hiện tượng đó xem ra vẫn tiếp diễn đều đặn, thường xuyên ở một số Tiểu Bang tại Hoa Kỳ.
Cơ sở Thi Văn Cội Ngưồn với chủ trương chọn lọc, nhằm góp phần nhỏ nhoi vào dòng văn học hải ngoại bằng những tác phẩm khả dĩ tồn tại với thời gian. Việc tuyển chọn dựa theo tiêu chuẩn: Thơ phải sáng lạng, phải có khí lực, phải có tác dụng "thăng hoa", hướng tới cứu cánh chân thiện mỹ. Thơ phục vụ nhân sinh, hướng thiện; Thơ thể hiện, hòa nhập nỗi thao thức, trăn trở của tác giả, của nhà thơ vào những giai đoạn thăng trầm, vào vận mệnh chung của đất nước, của dân tộc, chứ không chỉ rên rỉ đau thương, thở than thân phận, oán trách cuộc đời, hoài cổ mênh mang, hận thù bất tận.
Những câu trên đây cho tôi thấy cái chủ trương minh bạch của Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn. Tôi lần mở từng tác giả để đọc tác phẩm của họ, thấy có phần đúng, có phần chưa đúng vì thơ vẫn khó tránh được những lời thở than rên rỉ! Chắc là hai ông Diên Nghị & Song Nhị cũng khổ tâm lắm, nhưng biết làm sao bây giờ? Ở đây nào phải trường thi, ra đề hạn vận một khi buộc ràng, phải không ạ? Tôi nhớ nhà thơ Du Tử Lê, người có sáng kiến mở ra những Đêm Du Tử Lê trên nhiều Tiểu Bang để ra mắt chính thơ của ông ấy, ông ấy từng nói: "Có nhiều người in và xuất bản nhiều tập thơ nhưng chưa phải là Thi Sĩ", ai nghe cũng đồng tình; việc phê bình thơ không ở độc giả mà ở nhà phê bình - tiếc thay tôi chưa đọc được bài phê bình của ai chê thơ ai dở! Nào ai nỡ nhẫn tâm, phải không? Theo thiển ý của tôi: Ai làm thơ cũng cho thơ mình là hay nhất. Thơ mình không được nhiều người biết đến... bởi vì có quá nhiều người làm thơ! Thơ mình muốn có mặt, muốn được quan tâm thì mình phải vào các tổ chức, các thi văn đoàn, các phe nhóm... may ra. Nói "nặng lời" quá, như Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn (vô bổ, tẻ nhạt, riêng tư, thù tạc, không làm đẹp cho văn chương)... tôi thật không dám làm thơ đâu!
Cuốn Lưu Dân Thi Thoại tôi hiểu là Những Giai Thoại về Thơ của Một Số Người Làm Thơ sống đời Lưu Vong (tức là ở ngoài nước khi nước nhà thay bậc đổi ngôi).
Bút Luận Thơ... tôi hiểu là những điều nhận định, phê bình thơ.
Đọc thơ không như đọc tiểu thuyết. Tôi đọc không liên tục tác giả được nêu danh từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Tôi tò mò về ai thì đọc trước. Tôi đã đọc nhiều bài của ai rồi, trên các báo, trong các tập thơ đã xuất bản, thì tôi để đọc sau. Cuốn Lưu Dân Thi Thoại quá dày, thơ trích dẫn quá nhiều, đọc một vài tác giả nghe đã thích, tôi ngừng lại vài ngày mới đọc tiếp, nên hơn một tháng đã trôi qua mà chưa hết cuốn sách. Tuy nhiên sợ người bạn thơ của tôi chờ đợi bài tôi giới thiệu cuốn sách quá lâu sẽ đâm ra buồn, tôi viết vội vậy. Thủy chung: đây là cuốn sách hay, cuốn sách cần phải có nếu chúng ta muốn biết dòng Thơ Hải Ngoại đang trôi nổi thế nào trong dòng Vận Nước Việt Nam cũng đang nổi trôi...
Tôi cảm ơn người bạn thơ đã cho tôi một tặng phẩm quý giá. Cũng xin cảm ơn hai ông Diên Nghị & Song Nhị đã lao tâm khổ trí suốt ba năm trường để lại cho đời sau một kỷ niệm đẹp. Tôi tin cuốn Lưu Dân Thi Thoại thứ hai, thứ ba... sẽ ra đời sớm để đáp lại lòng nôn nóng của biết bao nhiêu người làm thơ và yêu thơ.
- Lưu Dân Thi Thoại Bút Luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại Ái Khanh Giới thiệu
• Lưu Dân Thi Thoại Bút Luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại (Ái Khanh)
• Diên Nghị (Nguyễn Vy Khanh)
Tiểu Sử (coinguon.us)
• Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký (Diên Nghị)
• Con người, cuộc đời trong truyện Cõi đời, Cõi người của Thanh Thương Hoàng (Diên Nghị)
• Nhận định về bài thơ Liên Khúc Vô Thường của Phan Bá Thụy Dương (Diên Nghị)
• Một Người Thơ Quảng Nam: Nguyễn Nho Nhượn
(Diên Nghị)
- Đọc “Vu Vơ Cùng NgàyTháng" của TRẦN THIỆN HIỆP(banvannghe.com)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |