Nhà văn Thanh Nam
(1931 - 2.6.1985)
Di cư vào Nam được mấy năm thì Thanh Nam cũng đành phải để cho mình rơi vào cái “bể trầm luân” của chính tôi. Cái bể trầm luân ấy không có nước mắt. Mồ hôi được thay cho lệ. Tôi muổn ám chì đén việc viét tiếu thuyét cho báo hẳng ngày.
Nếu không có “đơn đặt hàng” thì chác chúng tôi chẳng bao giờ nhào vô ngành đó, nó giống giống như làm công chức phần nào, kẻ hành nghề không còn tự do định đoạt về thời dụng biếu của mình nữa. Sống thường thì là có thế lười bốn năm hôm liên tiếp, chảng cần viết chữ nào hết. Nhưng báo hẳng ngày đâu có đế yên cho ta tha hồ mà lười. Khổ một cái là họ khôngđễ yên, nhưng ta lại cứ lười, và đén phút chót, thường thì ta phải mò lại tòa báo để viét, tệ hơn nữa, phải chun vào nhà in đề viét, nơi đó không có bàn, thiếu ánh sáng, thiéu không khí, giữa mùa đông vẫn nghe nóng bức vô cùng. Đổ mò hôi là tại vậy. Còn nhớ anh Hoàng Anh Tuấn, mỗi lần phải chun vào nhà in của một tờ hẳng ngày ở Sàigòn, anh ấy phải cởi trần ra, mặc quần đùi cẩn thận rồi mới dám vào. Vào xong, anh ấy ngồi xổm như các chị bán cá, vì ghế ở đó tởm quá anh không đủ can đảm đế ngồi theo cách bình thường. Anh nầy kén ghé lám, néu phải ngồi ở hiệu giải khát không mấy sang trọng, anh ấy cũng ngổi xổm như thường, bắt kế thiên hạ, chảng hạn như ở mấy cái bàn ngoài của hiệu giải khát Kim Sơn, đại lộ Lê Lợi, loại bàn mà Pháp gọi là Table de terrasse.
Nhà in Sàigòn là nơi làm việc phản luật lao động nhứt thế giới, điều đó thì ai cũng biét, nhưng sao các tay viét lách lại chen vào đó đề làm gì...? Tòa soạn của một tờ hẳng ngày nghèo nhứt, vẫn không thiếu bàn. Ấy, người ở ngoài nghề không làm sao mà biét được chuyện bê bối của các tay viết tiếu thuyết cho báo hằng ngày, mà kẻ nầy là một. Phải chun vào nhà in, vì thợ sắp chữ họ gào, họ thét, họ đòi bài, ta vào đó, xé giấy ra từng mảnh nhỏ, viết được ba bốn giòng chữ thì nộp cho một anh thợ đễ anh xếp chữ ngay, kẻo không kịp in. Ta lại viết ba bốn giòng nữa giao cho anh thợ thú nhì, nếu anh thứ nhứt khi nãy, làm chưa xong công việc. Chun vào nhà in đế được gần thợ, hầu nộp bài cho nhanh ấy mà! Dĩ nhiên là bài không bao giờ qua tay các thư ký tòa soạn, mà các ông ấy cũng mong khỏi phải đọc bài, vì các ông chì có mấy mươi phút mà phải đọc hết năm tiểu thuyết, thì quá đau đầu.
Cái chuyện nộp bài từng giòng, vào phút chót, tuy ít xảy ra, nhưng vẫn có xảy ra cho bất kỳ tay viết tiễu thuyết nào viết giúp cho nhựt báo. Thường thì các tay này viết ở nhà. Nhưng đứng tưởng là viết ở nhà là ít vất vả hơn. Như thế nầy: sáng ra, ta mang truyện đến nộp cho nhà báo. Xong ròi ta đi ăn sáng, và ta rất có thế gặp bạn. Đấu láơ với nhau độ hai tiếng đòng hò, về tới nhà là đã mười giờ đúng. Một người bà con ở tinh lên chơi. Sáu tháng họ mới đến một lần thì ta không thế tiếp họ lơ là được. Ta tiếp khách thân suốt nàm tiéng đòng hò, bỏ buổi nghỉ trưa. Họ ra về xong thì ta buồn ngủ vì mệt. Ngủ dậy là đã chiều, và gần tới bữa ăn. Ăn cơm xong là đã tối. Có ai đó nhắc ta rằng đêm nay sẽ chiếu lằn đàu phim Notre Dame de Paris, mà báo chí ngoại quốc khen là hay lắm. Thế là ta đi xi nê, xuất tối. Về đến nhà là 11 giờ đèm. Đã buồn ngủ ròi, thôi để khuya, thức dậy sẽ viết đoạn tiểu thuyết phải nộp vào lúc bảy giờ sáng hôm sau.
Ta để kim đồng hò, cho nó reo hồi bốn giờ sáng. Đồng hồ đâ làm tròn nhiệm vụ, còn ta thi không, vì vào lúc bốn giờ đó, ta còn cần ngủ thêm, nên ta cứ mặc kệ cho đồng hồ kêu gọi. Chính vì thế mà hồ tám giờ sáng, ta mới phải viết trong các lò bát quái là các nhà in Sàigòn. Phần lớn các kỳ bài của tiếu thuyết Đò Dọc, tôi đều đã viết như vậy, nhưng cũng không làm tròn nhiệm vụ. Tôi viết ít hơn khối lượng chữ phải nộp mỗi ngày, và để cho đầy cái ô mà nhà báo đễ dành cho tiểu thuyét của tôi, tôi đã hối lộ cho thợ nhà in, nhờ họ cứ cho xuống dòng mãi. Hễ tôi chấm câu, là họ phải xuống dòng. Về sau, khi tiểu thuyết nằy in thành sách, tôi đã quên mất mưu trá cũ, cứ đưa báo cắt cho họ, không có bớt những lần xuống dòn.g lạm phát, nên nhiều người đọc sách thường hỏi: “Quái sao cái anh tác giả nầy mắc chứng gì mà một trang sách, cho xuống dòng đến tám lần?”
Thanh Nam tướng chì có mình anh là gặp nạn đó, anh tâm sự về sự phiền phức đã xảy ra cho anh. Tôi cho anh biết rằng tôi cũng đã lâm vào cảnh đó trước anh nữa kia. Anh hỏi “Làm sao để thoát?”
Những gì mà tôi đã đáp với Thanh Nam, nhớ đâu tôi đã nói ra mệt lần nào, trong báo hằng tuần nào đó ở Sàigòn, tôi không còn nhớ nữa, không nhớ tèn báo, nhưng nhớ thật rõ những gì tôi đã viết. Tôi nói với Thanh Nam như sau: “Tôi đã được quen biết với Nhất Linh. Tôi đã than với anh ấy là tôi tìm hứng khó khăn quá. Nhất Linh đáp rằng tìm hứng là lối làm việc không tốt. Phải noi gương Thạch Lam mới được, là mỗi ngày cứ nỗ lực viét một sổ trang nhứt định nào đó. Ròi thì nó sẽ quen đi, là sẽ làm việc được dễ dàng như thường mà châng cằn hứng bao giờ...
- Và anh đã nghe theo lời Nhất Linh?
- Ừ.
- Kết quả ra sao?
- Ban đằu khổ vô cùng, nhưng cũng đã gằn đắc đạo rồi.
- Thật hay không nè?
- Bảo đảm sẽ có két quả.
- Tôi sẽ thử xem sao.
Tôi không nói đến vấn đề đó nữa. Thanh Nam cũng thế. Hai năm sau, chính Thanh Nam trở lại vấn đề. Anh nói: “Tôi bây giờ khác trước, tôi sợ viết tiểu thuyết cho báo hằng tuần, báo hằng kỳ, hơn là viết cho báo hằng ngày.
- Anh hết sợ báo hằng ngày thì tôi hiểu. Chắc anh đã áp dụng phương pháp Thạch Lam chứ gì?
- Ừ, như anh đã gợi ý.
- Nhưng sao lại sợ báo định kỳ?
- Là tại ta quên kỳ hạn và quên nộp bài. Còn với báo hằng ngày thì vì phải nộp mỗi hôm, ta không thể quên được.
Cả hai chúng tôi đều cười khà vì cả hai đều lâm vào cảnh quên nộp bài cho các báo định kỳ, không phải vì quá bận với báo hằng ngày mà vì quên thật sự.
Một hôm Thanh Nam hỏi tôi:
- Thình thoảng tạp chí Bách Khoa tiên liệu trong một câu ám chỉ rằng văn tài anh sẽ xuổng thấp, chỉ vì quen viết vội cho báo hằng ngày, anh nghĩ ra sao về ý kiến đó?
- Anh có nghĩ như Bách Khoa hay không nè? Nếu có thì tôi mới đáp, bằng không thì đáp làm gì. Nếu anh không nghĩ như Bách Khoa, thì tức là anh nghĩ như tôi, tôi đâu có cằn phải nói thêm gì nữa.
- Tôi không bao giờ chú ý đến những điều Bách Khoa viết. Nhưng nghe tạp chí ấy nói, tôi cũng đâm lo cho anh, và cho cả tôi nữa.
- Tôi thắy là viết cho báo hằng ngày, không có hại gì hết. Ta đã nghe Nhất Linh, theo phương pháp Thạch Lam, tức viết mỗi ngày một số trang nhất định, vậy thì có giúp cho hằng ngày hay không, ta vẫn phải viết mỗi ngày cái khối lượng chữ đó mà, có phải vậy không nè?
- Ừ. Và thế thì báo hằng ngày đâu có làm hại ta được ở điểm nào. Vậy tôi an lòng tiếp tục viết cho báo hằng ngày.
7hanh Nam thường phàn nàn cái sở nào đó mà làm thẻ kiểm tra cho các công dân đã thành niên. Anh bảo rằng ở cái khoản nghề nghiệp, họ ghi anh là quân nhân. Báo hại anh chảng dám đi chơi đâu xa hết, thí dụ đi Đà Lạt, vì sợ cọng sản xét xe dọc đường, thấy anh quân nhân, họ sẽ mần thịt anh. Nhưng nếu không có cái thẻ kiểm tra báo đời ấy, chắc Thanh Nam cũng chảng đi chơi đâu xa được. Viết tiễu thuyết cho báo hằng ngày, rất giống ngồi tù, phải có mặt luôn luôn tại cái thành phố mà báo hằng ngày đặt trụ sở. Đi Đà Lạt chơi năm bảy hôm thì trong khoảng thời gian vắng mặt, ai viết thay cho ta? Khổ lắm, nhà có tang, vẫn phải nộp bài như thường. Đây là kinh nghiệm bản thân. Néu ta không nộp bài trong mấy hôm nhà ta có tang khó, nhà báo cũng châng làm gì ta được, nhưng ta mắt tín nhiệm đối với họ, và họ sẽ không mời ta viết nữa, sau khi cuổn tiểu thuyết ấy được đăng hết. Theo nguyên tắc, ta phải viết xong rồi mới bán cho họ, thì ta không thể viện lẽ quan, hôn, tang, tế hay đau ốm để mà khỏi nộp bài. Néu ta phải vào bịnh viện đi nữa, thì vợ con ta cũng phải mang bài đến cho nhà báo, vì nhà báo đâu có nhìn nhận tình trạng ta chưa viết gì hết lại dám nhận lời, còn để lấy tiến ứng trước, ròi mỗi hôm mỗi rặn từng bải.
Dầu sao, Thanh Nam cũng đã là một tiểu thuyét gia, chứ không phải chì là nhà văn mà thôi. Nhiều nhà văn lỗi lạc, nhưng không viết được tiểu thuyết bao giờ, nhứt là viết cho hằng ngày. Những người viết không được, không phải là những người dở đâu, tiểu thuyết là một văn thể, y hệt như phè bình là một văn thể. Không làm được văn thể nào đó, không có nghĩa là dở. Nhưng làm được thì vẫn tốt hơn là làm không đirợc. Và Thanh Nam đã làm được, mà làm từng ngày cho báo hằng ngày nữa, chớ không phải làm xong rồi mới bán cho báo hằng ngày để họ in từng kỳ. Công việc này, ai chưa làm, cứ tưởng dễ, chớ nó rất là khó. Các nhà phê bình văn học sẽ nói: Tác phẩm có giá trị hay không, là do chính phẩm chất của nó, chớ nào phải do tình trạng khó tạo nó ra hay dễ tạo nó ra. Đành là như thế, không cãi vào đâu được với nhà phê bình, nhưng tôi cứ nói ra, không phải để đề cao văn phẩm của Thanh Nam, mà để chỉ nói rằng Thanh Nam đã làm được một việc khó làm. Làm được một việc khó làm, cũng đã là một đức tính lớn, càn được nói tới chớ. Còn cái việc khó làm ấy, nó có đẹp hay không thì chì có các nhà phê bình mới đủ thẩm quyền khen chê. Đây là một người thường nói về một nhà ván, và ý kiến của kẻ nói ra, chỉ là ý kiến của người thường.
Và những người thường có lẽ sẽ hỏi: “Tại sao các anh lại đề cho lọt vào cái mà các anh gọi là ‘Bể trầm luân”? Châng biết người khác thì sao, chớ Thanh Nam với tôi là vì sinh kế. Thuở đó, lương của công chức bực trung mỗi tháng là bốn nghìn. Nhưng viết tiểu thuyết hằng ngày, mỗi tháng được bảy nghìn. Viết được hai cái mỗi ngày kiếm được 14 nghìn. Có người chủ trương rằng làm văn nghệ nên bất vụ lợi. Đó cũng là một quan niệm hay. Nhưng người ta trả tiền, mà vô điều kiện, không có đòi hỏi mình cái gì hơn là có bài mỗi hôm, chẳng lẽ mình lại chê tiền...? Nhận tiền nhuận bút nào có phản đạo đức gì đâu chớ. Làm nghề khác chưa chắc tự do hơn.
Thế nên khi tôi hỏi đùa Thanh Nam có bị mặc cảm gi chăng trước dư luận của các tạp chí về văn chương của báo hằng ngày, Thanh Nam thành thật đáp:
- Sao lại mặc cảm? Chắc anh không có, thì tôi cũng chẳng có.
Nhưng Thanh Nam vẫn cứ thấy khổ, cái nỗi khổ nó cũng đã hành hạ tôi, như đã hành hạ Thanh Nam. Khi ta quen viết tiểu thuyết cho báo hằng ngày rồi, thì nếu chảng có báo nào đặt cho ta viết, thì ta chẳng còn viết được gì nữa cả. Không anh nào còn đủ can đảm để viết một tiểu thuyết mà chưa chắc sẽ có ai mua, cho dẫu đề tài của tiếu thuyết ấy được ta thương mến nhiều lắm. Bấy giờ thì nhà văn đã biến thành con trâu kéo cày, và y lại thích bị biến như vậy. Không có chiếc roi cày quất cho, y chẳng viết gì được hết. Nghe đâu như là Honoré de Balzac, về sau, cũng đã hiến thành trâu cày như thế, và lắm khi nhà báo phải cho người đi lùng bắt ông ta về nhốt lại, ông ta mới viết được. Cả hai, Thanh Nam và tôi cũng đều không còn đủ can đảm hạ bút, nếu không bị thúc hối. Cái anh quân nhân đời nhà Đường cứ nằm trên cát khi Tỳ-Bà “mã-thượng thôi”, nhưng chúng tôi thì lại cần Tỳ-Bà thôi thúc, có bị thôi thúc mới làm việc được. Đó là một cái bịnh rất kỳ lạ, do thói quen của báo hằng ngày tạo ra. Bịnh nầy chắc là khó trị vì không có vi trùng nào hết, thì thuốc trụ sinh mạnh nhứt cũng đành bó tay.
Ở Sàigòn có hai ông chủ báo hằng ngày, đó là anh Huỳnh- Thành-Vi và anh Phạm-Văn-Tươi. Hai anh nằy cứ trách tôi sao không đưa cho hai anh vài bộ tiểu thuyết để hai anh được chọn lựa. Có lẽ Thanh Nam cũng đã bị hai anh ấy trách móc như thé.
Thế nên Thanh Nam và tôi chẵng bao giờ được dịp hợp tác với Huỳnh Thành Vị và Phạm văn Tươi. Đó là hai ông chủ báo không biết tầy của bọn tôi, cứ ngỡ chúng tôi có sẵn lu bù tiều thuyết trong hộc tủ, vì họ thấy báo nào mua truyện là chúng tôi có ngay, chưa bao giờ từ chối hợp tác với báo nào hết. Sự thật thì tuy có sẵn đề tài, nhưng chúng tôi chảng có bao giờ viết ra hết, đợi có còm-măng mới cặm-cụi viết, rồi sau đó, bị roi cày quất mãi, mới tiếp tục được hoài hoài. Đó là một thói xấu, nhưng đã mấc bịnh mà không thuốc chữa, thì đành phải chịu vậy.
Anh Lê Ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí Bách-Khoa, mười hôm hoặc nửa tháng mới cho báo của anh ra một kỳ, lại còn nhát hơn các ông chủ báo hằng ngày nữa. Anh ấy nói: “Các anh viết cái kiểu đó, ngộ nhỡ nửa chừng đường, các anh bí, thì tôi sẽ phân trằn ra sao với độc giả? Nhưng kinh nghiệm đã cho thấy là chúng tôi chẳng có bao giờ bí hết. Thanh Nam lại còn dặn tôi: “Nếu rủi ro anh bí, cứ cho tôi hay, tôi sẽ mách nước thoát bí dễ dàng. Chẳng rõ mánh lới của Thanh Nam ra sao, vì tôi chưa có dịp vấn kế người bạn đồng nghề đó.