01-08-2013 | VĂN HỌC

Núi Cao Vực Thẳm và Những Khoảng Trống Việt Nam

  UYÊN THAO


    Nhà văn Hồ Trường An

Qua Núi Cao Vực Thẳm, Hồ Trường An giới thiệu 9 nhà văn Việt Nam, trong số có những người nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước và có những người chỉ được biết đến sau này trong sinh hoạt văn học nghệ thuật cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng gợi nhắc từ Núi Cao Vực Thẳm của Hồ Trường An là một khoảng trống đã kéo dài trong diễn trình văn học nghệ thuật Việt Nam và cũng chính là thời điềm băng hoại thê thảm của đời sống con người Việt Nam nói chung kể từ khi khai quốc.


Bởi, trong diễn trình sinh hoá, bên cạnh những điều kiện tất yếu để duy trì thân xác không thế không nói tới trình sinh hoá khỏi lao xuống vực thẳm do sự sống không chỉ ghi dấu bằng hơi thở, bằng nhịp tim mà còn đòi hỏi nỗ lực vươn tới cõi Toàn Hảo cuối cùng kết hợp bởi ba yếu tố Chân - Thiện - Mỹ.


Từ lâu đã có những tiếng nói chỉ hướng đi về Chân - Thiện - Mỹ là Tâm Từ Bi Hỷ Xả, là Đức Hiếu Sinh, là Đạo Nhân, là Tình Bác Ái. Ít nhất từ hàng ngàn năm qua, những tiếng nói này đã vang vọng bên tai nhiều thế hệ, đã được đón nhận bởi lớp lớp con người và đã là những vầng sáng soi đường cho diễn trình sinh hoá qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm.


Đồng thời, không thể phủ nhận trong tiến trình sinh hoá, sinh hoạt văn học nghệ thuật luôn hằng hữu với vai trò chủ động là con người. Không bao giờ sinh hoạt văn học nghệ thuật tách rời nổi khỏi cuộc sõng và cũng không bao giờ con người phủ nhận nổi sự tất hữu của sinh hoạt văn học nghệ thuật trong diễn trình sinh hoá vô cùng vô tận. Nói cách khác, sinh hoạt văn học nghệ thuật luôn hiện hữu như một điều kiện tất yếu góp phần định hướng chính xác cho diễn trình sinh hoá miên viễn của con người. Kể cả khi tích cực bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật cũng khó phủ nhận thực tế này do nghệ thuật vẫn đương nhiên gắn bó với nhân sinh qua yêu cầu vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.


Mọi công trình văn học nghệ thuật, vì thế, luôn nằm trong cuộc sống với tính cách những tấm giương hiển lộ chân dung con người từng thời đại và cũng là lời cảnh báo về các hiểm hoạ để giữ cho diễn trình sinh hoá luôn thuận chiều với định hướng thăng hoa trường cửu.


Từ đây đã hiển lộ tính tối thiết trong cuộc sống của các công trình văn học nghệ thuật và cũng từ đây, người trực tiếp sinh hoạt văn học nghệ thuật đã được dành một vị thế đặc biệt do yêu câu bảo đảm hiệu năng đóng góp của các công trình sáng tạo.


Điều kiện bắt buộc cần cho nguội sinh hoạt văn học nghệ thuật là phải được bảo đảm tuyệt đối về tự do trong vai trò vận dụng và chuyển hoá các yếu tố ngôn từ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc... để hướng về mục tiêu Chân, Thiện, Mỹ muôn màu muôn vẻ theo đúng sở năng thiên bẩm của mỗi cá nhân. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được dựa vào ưu thế xã hội thủ đắc để xâm phạm quyền tự do sáng tạo của người sinh hoạt văn học nghệ thuật. Công lệ này không chỉ nhắm bảo vệ giá trị các công trình sáng tạo mà còn nhắm cung ứng điều kiện nhận thức chân xác về thực tế mọi giai đoạn đời sống qua các tác phẩm văn học nghệ thuật - nói cách khác là bảo đảm hiệu năng đóng góp của văn học nghệ thuật cho mục tiêu duy ttrì và thăng hoa cuộc sống.


Lịch sử từng ghi lại sự thảm bại trong mưu toan đoạt quyền tự do sinh hoạt văn học nghệ thuật qua chủ trương đốt sách chôn nho sĩ của Tần Thủy Hoàng tại Trung Hoa hơn hai ngàn năm trước. Uy lực gươm dáo hung tàn của một triều đại đã không phá nổi quy luật diễn hoá cuộc sống mà ngược lại còn khắc hoạ kẻ chủ trương trong hình ảnh một bạo chúa để lưu truyền ngàn sau.


Nhưng tới thế kỷ 20, cuồng vọng "phần thư khanh nho" của Tân Thủy Hoàng vẫn cuốn hút những người tận tín ở chủ thuyết Cộng Sản để đẩy sinh hoạt văn học nghệ thuật nhiều quốc gia trong số có Việt Nam vào đoạn đường nhầy nhụa.


Không khí chính trị mùa Thu 1945 đặt 25 triệu người Việt Nam trước ước mong duy nhất là đất nước không còn bị ngoại bang chi phối để mọi bàn tay, mọi khối óc được tận năng góp sức xây dựng cuộc sống an hoà no ấm cho toàn thể con dân trong cộng đông dân tộc. Chính vì thế đã nổi lên những tiếng nói phản kháng việc du nhập chủ thuyết Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp với mục tiêu triệt hạ mọi thành phân xã hội để chỉ còn tồn tại duy nhất một thành phần vô sản và phá bỏ biên giới quốc gia để đất nước trở thành một bộ phận của thế giới vô sản. Những tiếng nói phản kháng đã tạo trở ngai cho người Cộng Sản trong việc nắm giữ vai trò lãnh gạo khiến ngày 11 tháng 11 năm 1945, Hồ Chí Minh phải chính thức tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương và long trọng thề trước công chúng Hà Nội là "không theo đuổi ý hướng chính trị nài ngoài ước mong vì dân vì nước."


Trên thực tế, Hô Chí Minh không hề từ bỏ lý tưởng Cộng Sản và Đảng Cộng Sản Đông Dương tiếp tục tiến hành các hành động triệt hạ người dị kiến bằng mọi cách từ lợi dụng quyền lực đang nắm giữ tới ám sát, bắt cóc để thủ tiêu mà thực tế đã ghi lại vụ án Ôn Như Hầu tại Hà Nội năm 1946 cùng những cái chết của các nhân vật đấu tranh ngoài hàng ngũ Cộng Sản như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu..., các văn nghệ sĩ như Khái Hưng, Lan Khai, Nhượng Tống,... cùng các vụ tàn sát tập thể tín đồ Hoà Hảo, Cao Đài tại Cần Thơ, Quảng Ngãi...


Tới tháng 3 năm 195l là thời điểm đảng Cộng Sản Đông Dương nắm vững quyền lãnh đạo và Hồ Chí Minh đã qua Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa trực tiếp nghe chỉ thị từ các lãnh tụ Staline, Mao Thạch Đông thì cũng chính Hồ Chí Minh quyết định cho Đảng này tái xuất công khai. Dù Đảng sống lại dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã cho thực hiện tức khắc nhiều cuộc chỉnh huấn với các tên gọi nhu Rèn Cán, Chỉnh Quân... để uốn nắn tư tưởng mọi thành phân thuộc cấp và dân chúng theo đòi hỏi suy tôn chân lý duy nhất là chủ thuyết Cộng Sản.


Tháng 6 năm 1953, cùng với sự khởi diễn chính sách Cải Cách Ruộng Đất, các cuộc chỉnh huấn mở rộng đến đối tượng văn nghệ sĩ và kết quả thu hoạch đã phơi bày một thực cảnh ngoài hẳn mọi mức độ tướng tượng qua tiếng nói của nhũng người làm văn học nghệ thuật Việt Nam thuở đó. Trên các trang báo xuất bản tại Hà Nội từ cuối năm 1954, người đọc đã có dịp trực diện với những lời lẽ được gọi là tự phê bộc lộ một thái độ hèn mạt cùng cực của các cây bút từng nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam.


Chẳng hạn Nguyễn Tuân của tác phẩm Vang Bóng Một Thời từng là biểu tượng cho nếp sống phiêu bạt giang hồ đã viết: "Tôi quyết tâm từ nay sáng tác vì lợi ích của dân cày. Tôi phấn khởi đứng về phía bần cố nông mà thận trọng và cố gắng thể hiện cái tâm hồn sáng lên của người dân có Đảng lãnh đạo..."


Và, Thế Lữ từng mang tâm tư uất hận của con cọp bị hãm trong chuồng sắt thuở nào đã cất lời ca ngợi khung chuồng mới: "... Con người tôi được hoàn toàn giải phóng để tiến vào cuộc sống sáng sủa lành mạnh, đem khả năng ra phục vụ chính nghĩa cách mạng, phục vụ Đảng..."


Trong khi đó, nhà thơ trữ tình lãng mạn thần tượng một thời của tuổi trẻ là Xuân Diệu đã có những câu thơ:

"Hôm nay học hết kỳ Chỉnh Đảng

Thấy bốn phương ánh sáng ùa vào

Bước đầu tuy chửa là bao

Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần!

........

Đảng còn tranh đấu không thôi

Ta còn theo Đảng suốt đời tiến lên!"


Khi chính sách cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh mô tả là "bước tiến long trời lở đất" được tiến hành, Lưu Trọng Lư, một nhà thơ vẫn được hình dung như con nai vàng ngơ ngác với các ý tình dịu ngọt của mùa thu, đã cất lời gào thét:



    (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

"Cha đời địa chủ gian tham

Không cho người ở học hành ấm no

Tháng ngày bắt giữ trong nhà

Chào cờ không biết, cụ Hồ nào hay hay

Bay gió Đảng đã về đây

Chúng tôi do Đảng cầm tay dắt dìu

Nông dân theo Đảng quyết liều

Đấu cho ngã gục bổ nhào chúng đi!


Với Xuân Diệu, những lời gào thét còn mang tính thúc đẩy dữ dằn:


"Địa hào, đối lập ra tro

Lưng chừng phản động đến giờ tan xương

Thắp đuốc cho sáng khắp đường,

Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay

Lôi cổ bọn nó ra đây.

Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi!"


Dù nhìn vấn đề theo cách nào thì những người trên đã rời khỏi hàng ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật.


Những dòng chữ gọi là "sáng tác" hoặc "phát biểu tự giác" kể trên đã bộc lộ ý hướng khom lưng quỳ gối trước uy lực của Đảng Cộng Sản và thái độ tuân thủ mọi mệnh lệnh của một loại tôi đòi hèn mạt luôn cúi đâu vâng theo lời chủ. Hết sức dễ dàng để thấy tiếng nói tôi đòi không thể là gì khác ngoài nỗ lực phụng sự ý đồ của chủ nhân và kẻ đã biến thành tôi đòi dù được ân thưởng tài ba thiên phú ở mức nào cũng không bao giờ có thể góp mặt trong hàng ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật. Bởi bằng cách nào có thể gọi những dòng chữ kia là các sáng tác văn học nghệ thuật?


Khi tiến hành các đợt chỉnh huấn với mục tiêu cải hoá văn nghệ sĩ thành một loại tôi đòi rõ hàng Đảng Cộng Sản đã nhắm mục tiêu mà Tần Thuỷ Hoàng từng nhắm là quyết liệt chặn đứng sự xuất hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật đúng nghĩa bằng hành vi chôn sống hết thẩy những người mang khí phách sĩ phu.


Đây là điều mà ngay một nhân vật Cộng Sản tên tuổi đã không chấp nhận và cũng có thể coi là một trong những lý do dẫn tới phân ly giữa khối Cộng Sản trong thập niên 1930 do quan điểm xét lại của Trotsky. Bởi khi nhận định vê chủ trương văn nghệ của đảng Cộng Sản Liên Xô, chính Trotsky đã phát biểu: "Những tác phẩm do các văn hào tài ba viết theo chỉ thị của Đảng, dù là thỏa thuận, cũng không còn là tác phẩm nghệ thuật.


Khi chỉ có những tác phẩm "không còn là tác phẩm nghệ thuật" được phép xuất hiện thì sinh hoạt văn học nghệ thuật hiển nhiên không còn hoặc có thể nói ngược lại là do không còn sinh hoạt văn học nghệ thuật nên không thể có các tác phẩm văn học nghệ thuật.


Từ đây, khoảng trống trong một thời kỳ sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam chì là hệ quả tất yếu theo ý hướng của những người Cộng Sản nên không sợ lầm lẫn khi nói rằng đây là thời gian hoàn toàn vắng bóng những người sinh hoạt văn học nghệ thuật. Trong hoàn cảnh này, yêu cầu thăng hoa cảm thức và tâm linh để giữ cho tiến trình sinh hoá khỏi lao xuống vực thẳm không thể được đáp ứng. Bởi nỗ lực vươn tới cõi Toàn Hảo cuối cùng đã bị thay thế bằng sự suy tôn riêng tập thề cqầm quyền được đặt vào ngôi vị Chân - Thiện - Mỹ tuyệt đối.


Thời kỳ này kéo dài từ năm 19S3 tại miền Bắc và tiếp nối trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1975 tới nay.

Trên thực tế, nhiều tên tuổi quen thuộc từ những thời điểm trước vẫn được nhắc nhở nhưng những văn nghệ sĩ nổi danh một thời ấy chỉ còn là những con tốt trên bàn cờ. Dù muốn hay không, tất cả đều chấp nhận thân phận này như chính Ba Kim, nhà văn Trung Hoa, đã tự thú: "Tôi bị phạt làm bò, làm ngựa, và tự mình cũng cam tâm ngủ trong chuồng bò."


Trong tác phẩm Tùy Tưởng Lục viết khi Ba Kim vào tuổi bát tuần và xã hội Trung Hoa tương đối có một chút đổi thay trong sinh hoạt chính trị, Ba Kim đã kể lại một sự việc như sau:


"Một nhà làm nghệ thuật ở Bắc Kinh bị những người làm Cách mạng văn hóa lôi ra, kết tội câu kết với nước ngoài, phản cách mạng. Ông không thừa nhận nên bị đánh đập, đấm đá rồi roi vọt, gậy gộc đến mức sút đầu sưng trán và gẫy một chân. Ông không đi nổi nhưng đội chuyên chính vẫn kéo ông ra bêu ngoài phố, quần áo rách bươm, khắp mình bết máu và bùn sình, miệng không ngừng rên rỉ. Hết thảy nhũng người quen đều quay mặt đi khi ông bị kéo ngang qua. Thốt nhiên, một con chó từ giữa đám đông nhảy vọt ra, sủa lên mừng rỡ, chồm đến ngửi khắp mình ông, đưa lưỡi liếm và quờ chân ve vuốt. Nó bị đá văng đi nhưng vẫn quay lại quấn lấy ông. Cuối cùng, đội chuyên chính dùng gậy đánh gẫy hai chân sau con chó. Nó rú lên đau đớn, kinh hãi và phải chịu ngồi lại một xó, nhưng vẫn thảm thiết nhìn theo nhà làm nghệ thuật đang tiếp tục bị lôi đi."


Kể lại sự việc, Ba Kim đã thắc mắc: "Bản thân tôi sao lại biến thành ngựa, thành bò? Tại sao người lại biến thành thú như thế?"


Giải đáp có thể đến tức khắc là do yêu cầu thần thánh hoá lý tưởng Cộng Sản và yêu cầu duy trì hơi tnở của các đối tượng. Yêu cầu thứ nhất đã biến người Cộng Sản thành sài lang hổ báo - từ của Ba Kim trong Tùy Tưởng Lục - trong khi yêu cầu thứ hai đặt người làm văn học nghệ thuật trước chọn lựa duy nhất là thân phận bò, ngựa hay cái chết theo hai nghĩa cụ thể là chấm dứt mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật chân chính hoặc chấm dứt hơi thở.


Qua thực tế xã hội và qua diễn tả sau này của Nguyễn Khải trong tác phẩm Hà Nội Trong Mắt Tôi thì những người như Ngọc Giao, Đoàn Phú Tứ, Trương Tửu, Hữu Loan và Hồ Dzếnh... đã chọn cái chết cho cuộc đời văn học nghệ thuật. Riêng Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai ghi lại một cây bút trẻ không thể rời xa sinh hoạt văn học nghệ thuật đã chọn cách tự nuốt một nắm lưỡi dao cạo để cắt nát ruột gan mình hầu thoát kiếp văn nô. Cái chết đau đớn kinh hoàng của cây bút trẻ kia có thể coi là hình ảnh diễn tả chân xác cái chết của sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.


Nhưng mức bi thảm không dừng lại ở hành vi hủy diệt những người sinh hoạt văn học nghệ thuật mà ở hình ảnh con chó bị đánh gẫy cả hai chân vẫn thảm thiết nhìn theo chủ bị lôi đi, trong khi hết thẩy người quen với nạn nhân đều ngoảnh mặt làm ngơ trước tấn bi kịch đông loại bị đoạ đày man rợ. Ba Kim chỉ ghi lại một hình ảnh nhưng hình ảnh đó đã nhắc nhở một thời đoạn bi thương của cuộc sống, trong đó con người không chỉ biến thành con vật mà còn xuống cấp tới mức thua xa cả con vật. Bởi thái độ lặng lẽ ngoảnh mặt của đám người thân quen với nhà nghệ sĩ đang bị hành hạ đã biểu hiện mức độ tình cảm không thề so nổi với con chó dù bị đánh gẫy cả hai chân nằm bẹp tại chỗ vẫn cố ngước nhìn theo chủ.


Thời đoạn sống bi thương đó đã mở ra với Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua và tiếp tục kéo dài để đẩy cuộc sống vào khoảng trống băng hoại khiến không lâu trước đây Tạ Duy Anh đã chọn tựa đề cho một tác phẩm là Sinh Ra Để Chết. Trong Sinh Ra Để Chết, cuộc sống con người Việt Nam vẫn gồm mọi khía cạnh yêu thương, hờn giận..., vẫn có đủ màu sắc quyền thế, giàu nghèo..., vẫn đắm chìm trong các đòi hỏi thân xác... nhưng Tạ Duy Anh chỉ nhìn thấy là cõi chết, bởi đã bị xô vào thế nghịch chiều với mục tiêu bất biến ngàn đời của sự sống là hướng về cõi Toàn Hảo cuối cùng. Thực tế cuộc sống biến thành cõi chết đó chính là chứng tích cho tình trạng băng hoại cùng cực của đời sống Việt Nam hiện nay, vì toàn bộ ánh sáng Chân - Thiện - Mỹ đều bị dập tắt do yêu cầu thần thánh hoá lý tưởng Cộng Sản. Để thể hiện yêu câu này, không chỉ có nỗ lực loại trừ những người sinh hoạt văn học nghệ thuật mà còn giam hãm toàn bộ cuộc sống bằng mọi thủ đoạn trấn áp, lời lẽ lường gạt, nỗ lực che đậy bưng bít... nhắm tạo một nếp nghĩ, một cách nhìn không thấy gì khác ngoài hình ảnh ngụy tạo về thiên đường Cộng Sản. Cho nên cùng với việc biến những tiếng nói tôi đòi thành tác phẩm văn học nghệ thuật là sự bôi xoá tên tuổi người làm văn học nghệ thuật ở khắp nơi để thay thế bằng những tên tuổi bôi nhơ sinh hoạt văn học nghệ thuật. Suốt mấy thập niên qua, tại Việt Nam, mọi người vẫn nghe nhắc về các thành tích văn học nghệ thuật, vẫn thấy nhiều nhân vật được tôn vinh như các tác giả lẫy lừng nhưng trong đó tác giả lẫy lừng nhất luôn là Hô Chí Minh và một đội ngũ bao gồm Trường Chinh, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ:.. cùng những kẻ tự nguyện biến thành tôi tớ cho bạo quyền.


Tới nay không phải người đọc Việt Nam nào cũng biết về những cái tên như George Orwell, Boris Pasternak, Alexander Solzhenitsyn, Zinoviev... và hơn thế còn không hề nghe thấy những cái tên Việt Nam như Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến... cùng hàng loạt tên tuổi khác dù là những cái tên không thể bỏ qua khi nhắc tới sinh hoạt văn học nghệ thuật. Đó là chưa kể đã có thời gian những tác giả như Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, thậm chí cả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều... từng bị đem ra lăng mạ, bôi trát bằng đủ mọi lời nguyên rủa.


Vì vậy, những tác giả được Hồ Trường An nhắc tới trong tác phẩm Núi Cao Vực Thẳm có thể đều xa lạ với nhiều người đọc Việt Nam. Bởi 9 tác giả được Hồ Trường An đê cập gồm 4 người từng góp mặt từ thập niên 1950 tai miền Nam, 5 tác giả được biết nhiều sau 1975 tại hải ngoại, tức hết thẩy đều đã thuộc hàng ngũ đối tượng bị loại trừ hoặc kẻ địch cần triệt hạ của tập thể đương quyền Cộng Sản Việt Nam nên đã không bao giờ có sự nhắc nhở tên tuổi những người này với người đọc.


Một sự trạng khó thể bỏ qua là gần như chủ trương bôi xoá các công trình văn học nghệ thuật ngoài tầm kiềm chế của người Cộng Sản lại được tiếp trợ bởi không ít nạn nhân của chế độ Cộng Sản ở khắp nơi. Nhiêu lý do không kể xiết từ hoàn cảnh mưu sinh tới hàng rào ngôn ngữ, tâm trạng chán chường... đã dẫn đến thái độ thờ ơ với sinh hoạt văn học nghệ thuật ngay cả nơi những người vẫn nhìn thấy mức tương quan tất yếu giữa sinh hoạt văn học nghệ thuật và tương lai cuộc sống.


Từ đây, khoảng trống đáng buồn trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và cuộc sống Việt Nam càng như mỗi lúc càng mở lớn hơn để sẽ mang thêm về nhiêu nỗi đau đớn theo ngày tháng.


Khi viết tác phẩm Núi Cao Vực Thẳm, có thể chính Hồ Trường An không hề nghĩ về khoảng trống bi thảm trên của sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng như thực tế cuộc sống Việt Nam. Hồ Trường An chỉ đến với một số tác giả đã hoặc đang góp mặt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam, chính xác hơn là chỉ dừng lại với một số tác phẩm của 9 tác giả Việt Nam và ghi lại những cảm xúc cùng phát kiến khởi từ các tác phẩm đối diện.


Hồ Trường An không phác hoạ chân dung của những tác giả được nhắc tới, không làm công việc của nhà phê bình văn học hay của người ghi chép văn học sử kể cả khi tán thưởng hay bất bình với điều bắt gặp nơi một tác phẩm nào đó. Sẽ không lầm khi nói rằng Hồ Trường An chỉ diễn tả cảm nghĩ của một người thưởng ngoạn và, đôi khi bước xa hơn một chút, bày tỏ nhận định hoàn toàn chủ quan đối với các tác giả qua riêng tác phẩm đang đối diện.


Vì thế, với Núi Cao Vực Thẳm, người đọc chỉ gặp Nghiêm Xuân Hồng qua tác phẩm Lăng Kính Đại Thừa, Nguyễn Ngọc Bích qua tác phẩm Omar Khayyam - Rubaiyat: Thơ Và Đời, Vũ Khắc Khoan qua tác phẩm Thần Tháp Rùa, Thụy Khuê qua tác phẩm Nhân Văn - Giai Phẩm, Võ Phiến qua hai tác phẩm Ảo ẢnhPhù Thế, Vũ Tiến Lập qua tác phẩm Tạp Ghi Thơ II, Đặng Phùng Quân qua tác phẩm Văn Chương Và Lưu Đày, Trương Anh Thụy qua một số bài thơ ngắn và Thanh Tâm Tuyền qua thi tập Thơ Ở Đâu Xa.


Ai cũng thấy vóc dáng chân dung các tác giả trên không thể gói tròn trong mấy tác phẩm được đề cập, đồng thời các tác giả trên không thể đại diện cho toàn thể đội ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua. Núi Cao Vực Thẳm chỉ khiêm nhượng lưu dấu cảm nghĩ của một người đọc sách về một số tác phẩm của 9 tác giả từng có mặt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 tới nay.


Nhưng nội dung khiêm nhượng của Núi Cao Vực Thẳm cùng các tác giả được đề cập đã gợi nhắc ngay về khoảng trống hiểm nghèo đang đeo bám sinh hoạt văn học nghệ thuật cùng diễn trình sinh hoá Việt Nam. Vì chính những cái tên có vẻ xa lạ hoặc thực sự xa lạ với nhiều người đã khơi gợi thắc mắc không nhỏ về dòng sinh hoạt văn học nghệ thuật đang được trình chiếu từng ngày từng giờ trước mắt mọi người. Tại sao lại vắng tên những tác giả này khi họ từng góp mặt nhiều năm tháng?


Đáng kể hơn là từ các tác phẩm được đề cập, người đọc đã có dịp bước tới những vùng trời mở rộng, vượt qua các khung tường giam hãm để thấy cuộc sống muôn thuở luôn nằm trên một tiến trình diễn hoá không ngừng theo hướng vươn cao mãi mãi chứ không là sự bất động trong thế gục đầu quỳ gối trước một chân lý áp đặt bằng bạo hành hoặc thái độ buông tay nhắm mắt giữa vô vàn bão táp như kiểu chúi đầu xuống cát của loài đà điểu trên hoang mạc.


Chọn lựa của Hồ Trường An có vẻ hoàn toàn ngẫu nhiên đã khiến Núi Cao Vực Thẳm biểu hiện tính tột cùng của tự do trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, đặc biệt đã giới thiệu với người đọc những ngòi bút không chấp nhận lùi bước trước mọi ý đồ kiềm chế.


Với Nguyễn Ngọc Bích qua những bài thơ của Omar Khayyam, người đọc gặp một thái độ gần như coi thường mọi sự từ thành đạt đến khổ đau:


Mộng công hầu trần gian ai chẳng ngóng

Để ra tro - hay có lúc thành công

Rồi như tuyết rơi trên sa mạc nóng

Đậu một giờ rồi bỗng chốc hư không.

......

Vậy nên chớ thời giờ đem phung phí

Đuổi cái này hãy cãi vã cái kia;

Hãy vui lên với chùm nho ngọt lý

Còn hơn buồn hay khổ với phân ly.


Nhưng ngay sau đó, lại được nghe pháp sư Thích Mãn Giác nhắc về khát vọng chân lý của Nghiêm Xuân Hồng qua Lăng Kính Đại Thừa: "Cuộc sống vẫn đầy những biến động, tâm thức con người vẫn thường xuyên chạm mặt những điều bí ẩn nhưng khát vọng chân lý vẫn là một khát vong muôn đời. Và với khát vọng trong trường hợp của tác giả, Đạo thật sự đã như một con đường còn lại sau cùng mở ra thêng thang khi mà tất cả những ngả đường khác đã lâm vào chỗ bế tắc."


Giữa hai con người có vẻ xa biệt ấy, đã xuất hiện Võ Phiến qua ghi nhận của Hồ Trường An: "Ở trường hợp Võ Phiến, từ cái nhỏ tí teo, từ một góc cạnh tầm thường, ông nhìn sâu vào để trình bày một xã hội xô bồ xô bộn, một nếp sống đa dạng hay một thế giới mênh mông và huyền hoặc. Từ mặt ngoài trơ trẽn xoàng xĩnh, ngòi bút ông dẫn người đọc đi vào cái uyên thâm của đốí tượng quan sát ấy. Từ những khô khan, trơ trẽn, lì lợm và chai sượng, ông nhìn thật kỹ vào chúng, lắng sâu vào cảm xúc và ý nghĩ của riêng mình để bắt gặp ở chúng một linh hồn, một đời sống, biến chúng thành những sinh vật sống động và có một ý nghĩa đặc thù nào đó giữa cuộc đời. Đã vậy, ông nắm bắt cái bí ẩn của chúng, thấy những cái mà đa số không thấy..."


Hồ Trường An cũng cho thấy mức độ cảm thức tuyệt vời của một người đọc sách qua phát biểu về một bài thơ ngắn chỉ gồm vỏn vẹn 3 câu của Trương Anh Thụy:


"Chiếc lá rụng

trên mặt ao

tan vỡ cả trăng sao.


Bài này nếu hiểu theo ẩn dụ thì: Trăng sao in trong đáy ao là cái bóng phản chiếu của trăng sao trên trời. Đó là cái ảo. Chiếc lá rụng là cái thật cái chân.

Cái chân xóa nhòa cái ảo, như chiếc lá rụng làm xao động mặt nước, xóa nhòa bóng phản chiếu của trăng sao. Cái chân lấn át cái ảo. Thực tế phũ phàng - chiếc lá rụng - xóa cái mơ mộng phù ảo được tượng trưng bởi bóng phản chiếu của trăng sao...

Hình ảnh trăng sao trong đáy nước là biểu tượng của Chân Tâm. Lớp sóng xao động vì chiêc lá rụng, xóa nhòa hình ảnh trăng sao trong đáy nước tượng trưng cho Vọng Thức. Khi sóng thôi xao động, ao nước phẳng lặng như trải guơng, hình ảnh trăng sao hiện rõ ràng trở lại khác nào khi Vọng Thức tan biến thì Chân Tâm hiển lộ."


Cũng tương tự là cảm thức về nỗi cô đơn của một kẻ bơ vơ lạc nẻo trên mọi hướng đời qua một bài thơ của Vũ Tiến Lập:


hỏi ta tên xà ích

quất ngọn roi truy lùng

băng đồng hoang thị tứ

gió cuốí trời bao xa!

đêm vẫn gần tay với

trĩu nặng trái sầu rơi

đờng quen xiêu nỗi đợi

chân lạ nhà ngu ngơ


hỡí ta tên xà ích

dây cương ghì không chặt

ngựa giữa đời quanh co

mấy nẻo hoang đườngNhưng tính tự do cao nhất có lẽ đã biểu hiện từ vài bài thơ lục bát của Thanh Tâm Tuyền. Giữa thập niên 1950, Thanh Tâm Tuyền là nhà thơ quyết liệt đoạn tuyệt với mọi hình thức thi ca cổ điển trong đó có thơ lục bát. Với thi phẩm cuối cùng Thơ Ở Đâu Xa, Thanh Tâm Tuyền lại có những vần thơ lục bát thật ngọt ngào:


Vẫn em của thuở trăng nào

Đên hôm nở đóa chiêm bao trắng ngần

Vẫn em tình của trăm năm

Đoan trang khóe hạnh thâm trầm dáng thơ

Vẫn em mối kết thiên thu

Vẫn em xoa dịu sầu tư cõi này.


Hồ Trường An cho rằng Thanh Tâm Tuyền đã lạc đường, nhưng ngay cả trường hợp nhận định này là chính xác thì tác giả Tôi Không Còn Cô Độc đã thể hiện một tinh thần tự do tuyệt đối là không chấp nhận bị hạn chế bởi chính những khuôn thước của bản thân mình.


Với những tác giả kể trên, tác phẩm của Hồ Trường An đã thực sự gióng lên tiếng nói nhắc tới cảnh ngộ bi đát của dòng sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam dưới liềm búa Cộng Sản. Nhưng đây chỉ là gợi nhắc do đặc trưng khác biệt của sinh hoạt văn học nghệ thuật với dòng sinh hoạt mệnh danh là văn học nghệ thuật theo chủ trương của những người Cộng Sản. Bên cạnh đó, tác phẩm của Hồ Trường An đã đề cập tới tác phẩm của ba tác giả Vũ Khắc Khoan, Thụy Khuê, Đặng Phùng Quân là những tác giả nhìn thẳng vào nguồn cỗi những khoảng trống trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và đời sống Việt Nam.


Về Vũ Khắc Khoan, Hồ Trường An nhận định tác phẩm Thần Tháp Rùa là một tác phẩm văn học bất hủ, qua đó, tác giả mượn hình thức thần thoại để làm sống lại thời thế nổi bật là nguồn cỗi những đau thương trong cuộc sống chỉ do ảo tưởng của chủ thuyết Cộng Sản.


Trong khi đó, Đặng Phùng Quân đề cập thẳng tới những oan khiên của người cầm bút dưới các chế độ Cộng Sản và Thụy Khuê đi ngược thời gian dựng lại vụ án văn học nghệ thuật tại Việt Nam khi Cộng Sản tiến hành các cuộc chỉnh huấn để nô dịch hoá giới cầm bút giữa thập niên 1950.


Qua tựa đề tác phẩm, Hồ Trường An có vẻ muốn bày tỏ một thái độ nhún nhường về mức độ thẩm thấu nội dung các tác phẩm văn học đề cập tới. Bốn chữ Núi Cao Vực Thẳm không hẳn nhắm khẳng định vị thế của những tác phẩm được nhắc nhở mà có vẻ tự lượng giá tầm nhìn của bản thân về những tác phẩm trên.


Hiểu theo cách nào thì sự xuất hiện những tác phẩm như Núi Cao Vực Thẳm của Hồ Trường An luôn cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay. Bởi cùng với tác động nhắc nhở về âm mưu tạo những khoảng trống nguy hại trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và đời sống, những tác phẩm tương tự cũng chính là chứng liệu xác quyết sự thảm hại khó tránh của những âm mưu trên. Dù hiệu năng đóng góp có thể chỉ ở một mức độ mỏng manh thì ý nghĩa của sự đóng góp vẫn là một khích lệ vô cùng cần thiết cho ý hướng san lấp những khoảng trống tai họa đã được mở ra để tìm lại sự sõng cho mọi người - cụ thể là những con dân Việt Nam đã và đang bị tước đoạt quyền làm người.


Virginia 11/2010


Uyên Thao

Núi Cao Vực Thẳm, Hồ Trường An