Để giúp quí bạn dễ dàng hơn trong việc chọn đọc những tài liệu bài vở do chúng tôi sưu tập, chúng tôi sắp xếp những bài vở, tư liệu theo thứ tự sau đây:
- Viết về Bách Khoa bởi hai cây bút nòng cốt: Nguyễn Hiến Lê và Võ Phiến
- Tạp chí Bách Khoa và văn học miền Nam của Nguyễn Vy Khanh.
- Thư lên tiếng của Huỳnh văn Lang nhằm bổ túc thêm những người có công trong việc hình thành và xây dựng tạp chí Bách Khoa trong giai đoạn đầu.
- Chủ bút Bách Khoa, sưu tập nhiều nguồn tài liệu của người thủ hầm, trong đó có thư riêng của ông Lê Ngộ Châu gởi nhà văn Võ Hồng.
- Các tác giả của một thời BK viết về duyên nợ Bách Khoa: Trần Hoài Thư, Nguyễn Mộng Giác, Lê Tất Điều, Trùng Dương, Nguyễn thị Thụy Vũ, Phan Du, Trần Trung Sáng, Võ Quang Yến cùng một hồi ký của ái nữ nhà văn Võ Hồng viết về Bác Lê Châu.
- Sưu tập một số truyện đầu tay của một số tác giả khởi đi từ BK: Đào Trường Phúc, Tần Hoa, Trần Quí Sách (Trần Hoài Thư), và Nguyễn thị Thụy Vũ...
Chú ý: Vì số trang có hạn, chúng tôi không thể đăng lại những bài có liên quan đến tạp chí Bách Khoa được tìm thấy trên Internet. Xin được liệt kê những tựa bài cùng địa chỉ sau đây để giúp quí bạn dễ dàng trong việc tham khảo tài liệu:
Nguyễn Thụy Hinh (nguồn: namkyluctinh.org)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
Đặng Tiến Ông Lê Ngộ Châu, Chủ nhiệm Bách Khoa (Nguồn: damau.org)
Nguyễn văn Trung: Một kinh nghiệm sống. http://www.gio-o.com/NguyenVanTrung1.html
Huỳnh văn Lang
(chủ nhiệm 1957 - 1963)
Chủ nhiệm, chủ bút:
1957 - 1963: Huỳnh văn Lang
1963 - 1975: Lê Ngộ Châu
Tòa soạn:
160 Phan Đình Phùng Saigon
Tạp chí Bách Khoa số 1 ngày 15-1-1957
Năm Số báo
1957: 1-23
1958: 24-47
1959: 48-71
1960: 72-95
1961: 96-119
1962: 120-143
1963: 144-167
1964: 168-191
1965: 192-215
1966: 216-239
1967: 240-263
1968: 264-287
1969: 288-311
1970: 312-335
1971: 336-359
1972: 360-384
1973: 385-401
1974: 402-419
1975: 420-426
Tạp chí nhắm vào hai phần chính yếu sau đây:
1. Phần Biên khảo Nghị luận gồm những đề tài như Chính trị, Dân Tộc Học, Giáo Dục, Khoa Học, Nghệ Thuật, Ngôn Ngữ Học, Sử Địa, Tiểu Sử Danh Nhân, Tôn Giáo, Văn Học &Văn Hóa v.v...
2. Phần Văn Nghệ gồm: Đàm Thọai Phỏng Vấn. Tùy Bút - Hồi Ký - Bút Ký, Truyện ngắn, Thơ, truyện dài....
Riêng về bộ môn sáng tác, theo như nhà văn Nguyễn Hiến Lê nhận xét:
"Từ trước tới sau, Bách Khoa giữ được trọn tình cảm của hạng độc giả đứng tuổi; còn giới trẻ thì chê là khô khan, nặng về biên khảo mà nhẹ về sáng tác (thơ, tiểu thuyết). Lẽ đó dễ hiểu." (trích hồi ký NHL)
Có lẽ cụ Nguyễn nghĩ về diện tích đất vườn bị giới hạn cho phần văn nghệ chăng. Tuy nhiên, nếu bảo sự khô khan nặng nề bao gồm luôn cả lảnh vực sáng tác thì có lẽ không đúng. Kể từ sau năm Mậu Thân, chúng ta thấy có sự chuyển hướng rõ rệt: Những tên tuổi thường xuyên như Võ Phiến, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Nguyễn văn Xuân, Phan Du, Bình Nguyên Lộc v.v.. đã thưa thớt dần. Thay vào đó, là sự góp mặt rất đông đảo của những cây bút trẻ sống và viết ngoài vòng đai SG.
Ví dụ, qua bảng Mục Lục từ số 373 tới số 384 (*) , (từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1972) về bộ môn sáng tác ( truyện ) , chúng tôi chỉ đọc được những tên của những cây bút trẻ có bài như Mường Mán (1 số) , Ngụy Ngữ ( 1 số ) , Phạm văn Bình (1 số), Đào Trường Phúc (1 số ) , Hồ thị Dư Tâm (1 số ) , Trần Hoài Thư(3 số) và Nguyễn Mộng Giác (truyện dài) bên cạnh nhà thơ Vũ Hoàng Chương (hai bài tùy bút)...
(*) đăng trên BK số 384. Đây là bản mục lục cuối cùng (?) chúng tôi tìm thấy. Sau số báo này, không thấy xuất hiện phụ trang Mục Lục nữa.
(*) Bạn đọc muốn có tạp chí Thư Quán Bản Thảo (số 1 đến số 52) hoặc các tập thơ và truyện do Thư Ấn Quán xuất bản, xin liên lạc đến nhà văn Trần Hoài Thư:
Tòa soạn: P.O. Box 58, South Bound Brook, NJ 08880. Email: tranhoaithu@verizon.net
Nhà văn Trần Hoài Thư thường trả lời thư đến bạn đọc: "Đừng bận tâm đến tiền bạc. Nếu cảm thấy áy náy cứ tùy tâm bỏ vào bì thư tem cước phí".