Những ngày cuối năm, thật buồn. Xé những trang ghi chép của một năm, tưởng như xé đi một phần trí nhớ.
Nhưng làm sao quên? Quên. Đó cũng là một đức tính, hiểu theo một nghĩa nào đó.
Sáng nay lên nhà Nguyên Minh cũng với Hồ Thanh Ngạn. Căn phòng nhỏ nhìn ra bãi cỏ xanh mượt phi trường Tân Sơn Nhất. Gió thổi bạt đi những âm thanh của máy bay lên xuống. Nắng chấp chới trên những mái nhà xa xa. Những chiếc máy bay lặng lẽ. Nhìn. Bao nhiêu chuyến đi trong năm qua. Cuộc du lịch đã no nê, nói như Hồ Thủy Giũ.
Phải, đã nhìn ra thế giới bên ngoài, giờ đây, ta thu xếp nhìn lại bên trong của mình. Cuối năm. Cuối năm.
Thế đó...
Nhìn lại bên trong. Hình như những dịp cuối năm, đều nhìn lại mình.
Nhìn. Nhưng đâu phải lúc nào cũng thấy.
Nguyên Minh háo hức nói về những trang bản thảo mới viết, về những tình cảm vừa được giải phóng trên trang giấy, về những dự tính văn chương, con dường văn chương mà chúng tôi đã cùng đi từ thời trẻ.
- Chỉ mong đừng bệnh để tôi thực hiện...
Nguyên Minh nói bằng giọng nhiệt tình. Nguyên Minh nhắc dấn Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn đang làm báo ở Mỹ. Về sự bế tắc của những người bạn quanh đây, trong đó có tôi, có Lữ Quỳnh, có Châu văn Thuận. Có bạn vẫn sáng tác, ít hay nhiều, như Hồ Thủy Giũ ở Huế, Hồ Thanh Ngạn ở Sài Gòn, Trần Duy Phiên ở Pleiku...
Tôi nghe, mà lòng lênh đênh. Thuở đôi mươi, chữ nghĩa đã mê hoặc tôi. Giờ đây, những con chữ như những giọt nước trên con đường cũ. Đã thấm vào đất. Đã tan trong đất. Còn lại chăng, chỉ là một hoài cảm. Tệ hơn, là một nỗi buồn, nỗi buồn văn chương, nỗi buồn cuối năm.
Sống là chia xẻ.
Viết là một cách chia xẻ. Đâu chỉ là chia xẻ chữ nghĩa, trong đó còn có quả tim tội nghiệp, cái đầu thao thức, những cơn mê sảng của lý trí, những tuyệt vọng khốc liệt của từng đêm thâu... Tưởng như có người chia với mình những điều buồn bã ấy, cho đến khi hiểu ra, cuộc sổng vẫn hồn nhiên trôi đi, ta cũng trôi đi. Con đường tưởng là đi chung, đến lúc nào đó, dùng lại, chỉ còn thấy ta lẻ loi một mình.
Một mình với chiếc bóng. Chiếc bóng tưởng như thật, nhưng cũng có lúc không thật nữa.
Nhớ Lữ Quỳnh. Tôi đã yêu bạn ấy biết bao. Có một ngày rất trẻ, bạn nằm bệnh viện, tôi đến, ngồi bên bạn, nắm tay bạn. Thuở đó, bạn là một đứa trẻ bất hạnh. Tôi truyền tình cảm của tôi cho bạn qua cái nắm tay hồn nhiên tuổi 13. Đó là kinh nghiệm chia xẻ đầu tiên của đời tôi.
Nửa thế kỷ sau, một ngày tháng 8 năm 2001 , đặt chân lên đất Mỹ, bạn đón tôi ở phi trường, tôi nắm tay bạn. 50 năm, vẫn một hơi ấm từ bàn tay thuở đó, dù đời đã khác.
Bạn lái xe đưa tôi quanh thành phố, nơi bạn định cư.
Chúng tôi đang ở xa Việt Nam nửa quả địa cầu. Sự cách xa làm tôi xúc động. Thành phố nằm trong thung lũng bao quanh là những ngọn đồi cỏ vàng. Những con đường hoa lá. Tôi lặng đi khi nhìn bạn ngồi trước tay lái: những vết nhăn trên khuôn mặt bạn, những sợi tóc bạc không giấu giếm. Phải rồi, chúng tôi không còn trẻ, quĩ thời gian của đời người đang hồi vét cạn, như cuốn vở học trò chỉ còn vài trang cuối. Chỉ vài trang cuối để ghi chép cái bao la của đời này. Đã đến hồi chung cuộc, nhưng ta không có quyền thay cuốn vở mới.
Ôi, văn chương! Ta viết gì cho những trang cuối cùng này.
Nói cho cùng, ta đã viết gì, đã ghi chép gì trên cuốn vở đời ta?
Ngày đầu tiên, đặt chân lên đất Mỹ, ý tưởng ấy làm tôi se lòng.
Tôi nhớ đến Ngy Hữu. Nhà của Hữu ở Vân Dương. Bạn chăn trâu trên cánh đồng thật rộng, tôi và Lữ Quỳnh ngồi trên những thửa ruộng khô để chờ bạn dắt trâu về. Trên cánh đồng mạ ấy, chúng tôi bàn chuyện văn chương.
Nghi Hữu chết đã 2 năm. Bạn không ngồi giữa chúng tôi - thuở đó Ngy Hữu luôn thích ngồi giữa tôi và Quỳnh để sôi nổi chuyện văn thơ. Tập báo viết tay đầu tiên hình thành trong tình bằng hữu ấy. Nhưng rồi thời gian qua, sự xa cách về không gian làm chúng tôi xa nhau. Hình như chúng tôi đòi hỏi ở nhau quá nhiều, nên có lúc thất vọng. Giờ, nhớ lại, quả thật chúng tôi có bất công với nhau. Đáng ra, phải chấp nhận Bạn-như-Bạn-là. Chứ không phải Bạn-như-Bạn-phải-là.
Giờ đây. Tôi hiểu ra trong nhiều loại bất công của cuộc đòi, thì bất công trong tình bạn là đáng yêu hơn cả.
Tôi càng thấm thía điều đó, khi tôi đến thăm mộ Ngy Hữu ở Chà Bang, tỉnh Ninh Thuận. Mộ Hữu nằm dưới một ngọn núi mà khi tôi đến, những cành hoa mua màu tím nở ngát làm cho núi trở thành một ngọn núi tím.
Tôi và Nguyên Minh thắp một nén hương, nhìn tấm hình bạn trên bia mộ, quạnh quẽ vô cùng. Chỉ có những con trâu gặm cỏ quanh mộ Bạn. Những con trâu lui tới nơi bạn an giấc vinh viễn, giống như những con trâu ở Vân Dương tuổi thơ bạn chăn dắt. Tôi chảy nước mắt. Không phải vì Bạn, mà vì những con trâu trong tuổi thơ chúng ta.
Giờ dây, chỉ còn tôi và Lữ Quỳnh, chia với nhau tâm cảnh của thành phố hoa vàng. Có thể, không bao giò chúng tôi nghĩ sẽ ngồi cạnh nhau ở xứ người, xa hết những bằng hữu tuổi thơ. Bạn vừa lái xe, vừa kể cho tôi nghe về những ngày tháng ở quê người. Về góc phố chờ xe buýt đến sở. Về những buổi mai ra đi rất sớm, buổi chiều ra về rất trễ. Về bữa ăn Việt Nam người vợ mang theo, để buổi trưa hai vợ chồng ngồi ăn với nhau vội vã. Về những sắt se nhớ những người thân ở lại. Bạn cũng nói về sự an toàn trong đời sống mới, sự hội nhập cuối cùng phải có. Để tồn tại. Chứ không phải đế sống.
- Còn văn chương?
- Mình nghĩ mình sẽ viết được.
,br>Vậy là hạnh phúc rồi. Tôi đến thành phố này lần thứ hai. Những trải nghiệm trước nơi chốn đều mỗi khác. Á Châu. Âu Châu. Mỹ Châu. Điều quan trọng đối với tôi ở mỗi nơi chốn là tìm thấy những đôi mắt thân yêu. Nếu không, thì nơi đến chỉ là chốn lưu đầy. Tôi nói diều đó với Lữ Quỳnh, và bạn tôi trả lời, giọng nhỏ đi.
- Mình cũng tìm thấy một đôi mắt.
Nhìn nét mặt của bạn, nghe giọng nói của bạn, tôi hiểu rằng quả thật ở chốn này, bạn cũng tìm thấy một đôi mắt. Dù là đôi mắt mong manh. Đôi mắt muộn màng. Như thuở trước, chúng tôi rất nhạy cảm trước tình cảm của nhau.
Còn đôi mắt của văn chương?
Phải, còn đôi mắt của văn chương? Đôi mắt của ý thức? Của mê thức? Của vô thức? Đôi mắt số phận của mỗi người?
Tôi nhớ lại. Động lực nào khiến cho chúng tôi ngày ấy ngồi lại bên nhau để cùng bước đi trên con đường chữ nghĩa? Tưởng là chơi thôi. Đâu ngờ đã vận vào đời mình cái mê hoặc của văn chương trở nên nghiệp dĩ, mang theo suốt cuộc sổng thăng trầm cho đến hôm nay.
Cho đến những ngày cuối năm này, bàng hoàng thấy lòng mình buồn vô hạn. Một nỗi buồn lạ lùng mà các năm trước, tôi chỉ nghĩ tới chứ không nhận ra. Đó là sự tỉnh thức cay đắng của cơn mộng văn chương.
Phải, tôi đã làm gì đời tôi?
Thì cũng sống như mọi người, cũng như cỏ cây chim cá, cũng vui buồn theo trời đất gió mưa, cũng ngũ uẩn, cũng thất tình, thế nhưng, như mang căn bệnh tâm thần phân liệt trầm kha, tôi còn nghe một tiếng nói, tiếng nói thứ hai ngày đêm vang bên tai tôi.
Nói gì vậy?
Đó là vấn đề.
Để bước tới. Để dừng lại. Hay để nằm xuống.
Cuối năm. Những thao thức kia chợt không rời. Ta đã làm chi đời ta. Không làm gì cả. Chỉ cái Ngã nhỏ nhoi làm vướng bận con đường giải thoát.
Nhớ lần cùng một người bạn đến khu rừng cây hóa đá. Đó là một buổi chiều, mặt trời dần tắt, đặt chân vào khu rừng già có những thân cây ngã dài trong hố sâu, sờ lên thân cây, đúng là đá. Cây đã sống trên ngàn tuổi. Và để hóa thành đá, phải có thời gian trên ba triệu năm. Vậy thì cái cây đang nằm trước mặt tôi có tuổi trên ba triệu năm: so với trăm năm của đời sống, thì kiếp người quá ngắn ngủi. Quá ngắn, vậy mà sao nhiều chuyện quá. Lịch sử con người được làm bằng chiến tranh chứ không phải bằng tình yêu thương. Và, vì vậy có phải văn chương là giấc mộng đem con người gần lại với nhau, tử tế với nhau...?
Nhận được bài văn của Hồ Thủy Giũ, viết về cái chết của người vợ, về một khúc nhạc. Khúc Adagio trong Concerto số 1 của Max Bruch. Có tiếng vĩ cầm réo rắt mà chúng tôi cùng nghe ở tuổi hai mươi. Réo rắt mà se sắt vô cùng, cùng nghe với nhau, và cùng cảm thấy bị tình phụ.
Tôi đã bước qua tuổi trẻ quá nhanh. Không kịp có một tình yêu. Chỉ có những tuyệt vọng. Một cô gái gầy guộc, ngồi dưới ánh đèn vàng sau khuôn cửa sổ, còn chúng tôi đi ngang qua nhà nàng, nhìn vào, một thằng đau khổ, và cả bọn đau khổ theo.
Làm sao quên được những ngày tháng đó, những ngày tháng làm nền cho cơn mê văn chương của chúng tôi. Để nửa thế kỷ sau, một cây nến trắng trên thành cửa sổ một quán khuya cũng đủ làm đau đớn vết thương cũ chưa lành.
Tôi nhớ Châu văn Thuận, chàng trai lãng mạn trữ tình không có tuổi, với những câu thơ tượng trưng mang âm thanh và nhịp điệu thật lạ lùng. Hình như ngôn ngữ thơ của Châu văn Thuận cần người đọc có một tần số chung với Thuận đê cảm nhận.
Tôi nhớ Phan Thiết và người con gái áo vàng thuở Châu văn Thuận còn tuổi 20:
Ta thiên nhiên thầm nở nụ hoa vàng
Hồn thảo mộc ngậm ngùi một bóng...
Tôi nhớ những đêm rượu nồng cùng bạn. Những câu chuyện về Đạo, về Đời, về Tình Yêu, và cuối cùng về Văn Chương. Gần Bạn, tôi có cảm giác được thông cảm, tưởng như cùng biết cách bắt đầu và cách kết thúc một trầm tư.
Thế đó, nhưng cùng với tuổi tác, cùng với hoàn cảnh, đã hiện ra những khoảng cách. Những khoảng cách tất yếu để nhìn ra nhau. Như cách vật trí tri. Làm sao bạn tôi hiểu được nỗi buồn của những bức phác thảo tôi vẽ về khoảng cách đó, tôi gọi là "hoà nhi bất đồng", đó là lúc kinh nghiệm chia xẻ va vào bức tường vô tri của số phận. Bất khả tư nghị.
Sống, đã là cuộc chia tay. Vậy mà vẫn mong sự ràng buộc. Một buổi sáng lạnh buốt ở miền Bắc Mỹ, tôi ngồi trên bực thềm với Đinh Cường. Cường lặng lẽ vẽ. Lặng lẽ làm thơ. Tôi nhìn bạn, lòng bồi hồi, tôi yêu mến sự dịu dàng lãng đãng thơ mộng của bạn, của tranh bạn.
Nhờ bạn, tôi biết cầm cọ, biết màu sắc, biết vẽ bức tranh đầu tiên. Và cứ thế tiếp tục.
Người đàn bà mặc áo tím, cô gái 16 tuổi của 40 năm
trước, mang lại cho chúng tôi tách cà phê. Một ngọn nến
trắng chỉ còn một nửa, ngọn nến đã cháy suốt đêm qua
trước thềm nhà, lặng lẽ đêm khuya tưởng niệm những
người vừa chết trong cái sát-na oan nghiệt khi tòa nhà cao
tầng ở Nữa Ước sụp đổ. Chiếc máy bay đâm thẳng vào.
Lửa. Người chết...
Phải, sống đã là cuộc chia tay.
Người đàn bà đưa tách cà phê cho tôi. Nàng vẫn yêu màu tím, vẫn mang màu tím trong lòng từ cuộc chia tay đầu đời Tôi nói với Bạn.
- Đã gần cuối đường dời, phải biết bỏ bớt hành trang cho nhẹ gánh...
Bỏ bớt những cái bỏ được, kể cả thân xác ta.
Căn nhà người đàn bà yêu màu tím nằm ven khu rừng. Đêm rất khuya, tôi bước vào căn phòng thờ phụng của bạn. Một bức tranh của Đinh Cường, tượng Phật, bàn thờ di ảnh của cha mẹ bạn, những ngọn nến im lặng, một thanh kiếm dài đặt ngang trên bàn thờ, ảnh thờ người cha lúc bấy giờ còn rất trẻ. Thanh kiếm chỉ huy của ông. Khuôn mặt người mẹ xinh đẹp, tươi tắn. Đó là những người đã nhìn thấy tuổi trẻ của tôi, đã nhìn thấy tình yêu tôi và bạn ngày hai mươi tuổi, đã nhìn thấy chúng tôi hạnh phúc và đau khổ, gần gũi và chia xa.
Tôi đứng lặng trong đêm, hình như tôi lúc này là một cái tôi khác, một cái tôi hồn nhiên hơn, tin cậy hơn, đáng yêu hơn và đáng ghét hơn.
Phải bỏ bớt đi hành trang nặng nề. Bỏ đi. Dọn mình. Nhung giữ lại gì? Biết giữ lại cái gì cho mình, đó là một hạnh phúc.
Dù là hạnh phúc đã mất. Chỉ còn trong trí nhớ.
Phải, bây giờ là những ngày cuối năm. Tôi buồn vô hạn. Buồn đến khánh kiệt tâm hồn. Sự tỉnh thức nào cũng đau đớn. Nhất là sự tỉnh thức muộn màng. Tôi thèm hơi ấm của bàn tay Bạn, tôi muốn chia gánh nặng trong lòng, nghiêng nỗi buồn về phía Bạn. Dù ở tuổi nào trong lòng ta cũng có một dứa trẻ. Đứa trẻ ấy luôn luôn muốn được an ủi, kể cả khi nó chẳng hề buồn.
Trong đêm khuya, tôi một mình. Tôi biết người bạn cũ cũng đã một mình lặng lẽ trong căn phòng của bạn. Bạn đã may mắn có một cuộc sống bình an. Nhìn Bạn như nhìn thấy sự thiện. Tôi nghĩ đến khoảng thời gian quá dài tôi không gặp bạn, thậm chí, có lúc dù cố gắng, tôi cũng không tưởng tượng ra được khuôn mặt Bạn ra sao, Bạn sống như thế nào, với ai, ở đâu. Trong suốt thời gian đó, bao nhiêu tai ương đã đến, nhưng vào lúc tuyệt vọng nhất, tôi vẫn nghĩ tới Bạn, đến đôi mắt tin cậy Bạn nhìn tôi. Và lòng tin đó giúp tôi đứng dậy, bước tiếp.
Bước tiếp cuộc đời, bước tiếp cơn mộng.
Tôi nghĩ đến sự may mắn. Trong chiến tranh, may mắn là viên đạn tránh mình. Trong trại tù, đó là lúc nhiều năm không được ăn một miếng đường một hôm đi vô rừng đốn củi bắt gặp một tổ ong mật. Với tôi, may mắn là khi gõ cửa, tôi biết, bên kia cánh cửa đóng, có Bạn.
Vậy thì làm sao tôi dừng lại, làm sao tôi không đứng dậy, đi tiếp.
Đi tiếp nhưng đôi chân tôi không còn vững. Tôi không có quyền vấp ngã vì tôi biết, mình không còn gượng dậy được. Từ đó, bước chậm. Thật chậm. Bước để mà bước, để mà trầm tư về từng bước chân của mình.
Bước đi. Hay bước về. Đều như nhau.
Phải. Thế hệ chúng tôi không còn trẻ. Tôi nhớ sợi tóc bạc của Lữ Quỳnh ở thành phố hoa vàng. Mái tóc bạc của Hoàng Khởi Phong, của Nguyễn Mộng Giác, của Trần Hoài Thư, của Ngô Thế Vinh. Các bạn đang ở Mỹ, vẫn tiếp tục con đường chữ nghĩa. Còn ở đây, râu tóc của Hồ Thanh Ngạn năm nay bạc nhiều. Ngạn vẫn hăng say làm thơ, lập ngôn, nồng nhiệt, với quả tim trẻ trung. Đỗ Hồng Ngọc cũng chẳng hơn gì tôi, nói như Trình Công Sơn:... về thu xếp lại. Thậm chí người trẻ nhất bọn là Lê Ký Thương, tóc cũng đã muối tiêu. Chỉ còn tranh bạn, nỗi hoài cảm về tuổi thơ là còn trẻ.
Ồ tại sao tôi lại nói về những mái tóc. Bạc tóc. Còn bạc lòng nữa - như câu hát của Phạm Duy trong bài "Thuyền Viễn Xứ": ru con bạc lòng...
Có phải tôi cảm động nhìn thấy Nguyên Minh năm vừa qua đã già đi nhanh chóng. Giờ đây, Nguyên Minh vẫn mang tấm lòng nhiệt tình cầm bút. Anh viết nhiều.
Mỗi buổi sáng anh ngồi trước máy vi tính, gõ nhịp chậm rãi những ý tưởng của mình. Nhũng hồi ức về người cha, về thị trấn khô, về mối tình đầu, về mối tình cuối, về người vợ hồn nhiên tốt lành...
Anh không thao thức về văn chương. Viết, đối với anh, như ăn, như thở, như bệnh, như đau bụng, như ói mửa. Anh không suy nghĩ về văn chương, anh làm văn chương.
Đó là tâm cảnh mà tôi không có. ... Cuối năm, nỗi buồn cuối năm khi nhìn lại mình.
Những hoang mang về con đường mình đi. Những hoài
bảo về văn chương như ngọn lửa, lửa thì không còn, chỉ
còn tro than. Rồi chỉ còn tro mà thôi. Than cũng tắt.
Tôi nghĩ đến những mái tóc bạc của các bạn tôi. Bạc
tóc. Và bạc cả lòng nữa. Chưa hẳn là bạc bẽo. Chẳng qua
chỉ là cuộc chia tay với chính mình. Ta phụ tình với ta. Ta
bạc lòng với ta. Lửa đã tắt thật rồi. Tro than cũng không
còn. Còn chăng, chỉ là một sợi khói phù du...
Một sợi khói thôi, mà nặng lòng nhau... Ngày trẻ, tôi
đã từng viết như vậy.
Bây giờ thì tôi hiểu rằng, không phải chỉ nặng lòng
nhau mà còn phiền lòng nhau nữa. Tôi ngồi trong một góc phòng trên lầu cao viết những
dòng này, lòng buồn vô hạn. Hằng đang ngồi vẽ dưới bếp.
Người bạn đời của tôi còn trẻ, khi đến với Bạn, thì lòng
tôi đã mùa thu. Khi mở lời thu ngỏ ý tim, mùa Xuân trên
má thẹn êm đềm. Ôi, một câu thơ bay bướm đầy âm thanh
và chữ nghĩa. Tôi bước xuống cầu thang, nhìn Hằng ngồi
trước giá vẽ. Nhìn bạn vẽ, bao giờ tôi cũng xúc động. Bàn
tay ấy nuôi con, nấu ăn, vẽ. Tôi đứng sau lưng bạn, nhìn
lưng bạn đã bắt đầu còng xuống bởi thời gian, tôi nhìn con
cá đỏ trong tranh bạn. Màu đỏ cam, có vài vết trắng ngang
thân. Cá bơi trong hồ, có nhiều rong biển, sứa, hải quì...
Tôi nhớ rồi, cảnh đó là những con cá trong bảo tàng
viện ở Chicago. Bạn vẽ những gì bạn thấy, bạn yêu. Như
dòng sông Colorado nhỏ xíu, có chút ánh sáng xanh luc
chảy giữa thung lũng đá. Như cây sồi khô cằn trên bờ vực
Grand Canyon. Bạn vẽ đơn giản, vì bạn yêu thiên nhiên,
và bạn làm cho thiên nhiên qua tâm cảnh bạn là một thiên-
nhiên-của-bạn. Một cõi riêng... Nhìn Bạn cặm cụi say mê trong đêm, tôi se sắt. Người
phụ nữ đã cọng nghiệp với mình. Cuộc sống chung dễ
chịu vì mỗi người là một cõi riêng, như tranh vậy, nhưng
vẫn chung, như chung một palette màu sắc.
Không thể tưởng tượng ra một đời sống khác, không có bạn.
Quả thật, tôi không còn trẻ. Tôi mỏi mệt. Đôi khi, nỗi
buồn cũng hòa nhập vào nỗi mệt mỏi.
Phải, lửa không còn. Than cũng tắt. Chỉ còn tro thôi.
May ra còn một sợi khói phù du bay hoài trong trí nhớ.
Như những dòng Tự Tình này. XII 2001
Lữ Kiều
Nguồn: Thư Quán Bản Thảo tập 33 Tháng 10-2008”
(Chủ đề di sản văn học miền Nam: Một Thời Ý Thức)