1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Han Mac Tu (Hoai Thanh va Hoai Chan) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-09-2012 | VĂN HỌC

      Hàn Mặc Tử

          HOÀI THANH & HOÀI CHÂN
      Share File.php Share File
          

       

      Hàn Mặc Tử chính tên là Nguyễn Trọng Trí. Sinh ngày 22 Septembre 1912 ở Lệ mỹ (Đồng-hới), mất ngày 11 Novembre 1940. Trú ngụ ở Qui-nhơn từ nhỏ.

      Nhà nghèo, cha mất sớm. Học trường Qui-nhơn đến năm thứ ba. một độ, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Qui nhơn. Kế đó mắc bệnh hủi, đưa vào nhà thương Qui hòa rồi mất ở đó.


      Làm thơ từ ngày mười sáu tuổi(lấy hiệu là Phong-trần rồi Lệ-thanh). Đến năm 1936, khi chủ trương tờ phụ-trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn-mạc-tử (1).

      Đã đăng thơ: Phụ-nữ tân-văn, Saigon, Trong khuê-phòng, Đông dương tuần báo, Người mới. Đã xuất bản: Gái quê (1936).


          Kệ sách Học Xá

      Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn mạc tử nhiều lắm. Có người bảo: "Hàn-mạc tử? thơ với thẩn gì! toàn nói nhảm." Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: "Thơ gì mà rắc-rối thế! mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình!" Xuân-Diệu có lẽ cũng nghĩ đến Hàn-mạc tử trong khi viết đoạn này: "Hãy so sánh thái-độ can-đảm kia (thái- độ những nhà chân thi-sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy, miệng vừaa kêu: tôi điên đây! tôi điên đây! - Điên cũng không dễ làm như người ta tưởng đâu. Nếu không biết điên, tốt hơn là cứ tỉnh-táo như thường mà yên-lặng sống." (2)


      Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn- Mạc tử. Trong ý họ, thi-ca Việt nam cho có Hàn-mạc tử. Bao nhiêu thơ Hàn mạc tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Hàn-mạc tử đâu có phải chuyện dễ. Đã khúc mắt mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy tập. Họ thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thanh vắng họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vì giáo-chủ. Chế lan-viên nói quả quyết: "Tôi xin hứa-hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực-thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời-kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn-mạc tử." (3)


      Ngót mộ tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn-mạc tử (4). Tôi đã theo Hàn-mạc tử từ lối thơ Đường đến vở kịch rằng thơ Quần-tiên hội. Và tôi đã mệt lả. Chính như lời Hàn-mạc tử nói trong bài tựa Thơ điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh.


      Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ-dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm-thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.


      Thơ Đường luật.- Theo Ô. Quách Tấn (5) Phan Sào Nam hồi trước hồi trước xem thơ Đường-luật Hàn-mạc tử có viết trên báo đại khái nói: "Từ về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế... (6) Ôi hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên một tiếng lớn ấy là thỏa hồn thơ đó". Thơ Đường- luậtt Hàn-mạc tử làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy bài. Song trong những bài tôi được xem tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng hạn như:


      Nằm gắng đã không thành mộng được,

      Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi.


      Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn-khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn mạc tử.


      Gái Quê: Nhiều bài có thể là của ai cũng được. Còn thì tả tình quê trong cảnh quê. Lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình-dị. Nhưng tình ở đây không có cái vẻ mơ-màng thanh-sạch như mối tình ta vẫn quen đặt vào trong khung cảnh những vườn tre, những đồi thông. Ấy là một thứ tình nồng nàn, lơi-lả, rạo-rực, đầy hình-ảnh khêu gợi. Ô. Phạm văn Ký đề tựa tập thơ ấy là phải lắm: Gái quê và Une voix sur la voie đều bắt nguồn trong tình-dục.


      Thơ Điên: Thơ điên gồm có ba tập: 1) Hương thơm. 2) Mật đắng. 3) Máu cuồng và hồn điên.


      Hương Thơm.- Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói. Một trời tình-ái mới dựng lên đâu đây. Tuy có đôi vần đẹp, cảm-giác chung nhạt tẻ thế nào.


      Mật Đắng.- Ta vẫn đi trong mờ mờ. Nhưng thỉnh thoảng một luồng sáng lạ chói cả mắt. Nguồn sáng lạ tỏa ra từ một linh hồn vô cùng khổ não. Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình-duyên vừa chết yểu. Thất vọng trong tình yêu, chuyện ấy trong thơ ta không thiếu gì, nhưng thường là một thứ buồn dầu có thấm thía vẫn dịu dịu. Chỉ trong thơ Hàn-mạc tử mới thấy một nỗi đau-thương mãnh liệt như thế. Lời thơ như dính máu.



        Nhà phê bình Hoài Thanh

      Máu Cuồng Và Hồn Điên.- Đến đây ta đã hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cả thế-giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta thấy những gì chung quanh ta? Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm, linh-động như một người hay đúng hơn như một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng nao nức dục tình. Hàn mạc tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người... Ta rùng mình, ngơ-ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt. Trời đất này thực cửa riêng Hàn mặc-tử, ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được. Nghĩ thế ta bỗng thương con người cô độc. Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp. Hàn-mạc tử chắc cũng biết thế nên lúc sinh thời người đã nguyền với Chúa sẽ không bao giờ cho xuất bản Thơ điên. Một tác-phẩm như thế, ta không có thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân-gian, nhân-gian không có quyền phê-phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đương đứng trước một người sượng-sần vì bệnh-hoạn, điên-cuồng vì đã quá đau khổ trong tình-yêu. Cuộc tình duyên ra đời với tập Hương thơm, hấp-hối với tập Mật đắng, đến đây thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút.


      Một nhá chuyên môn nghiên-cứu những trạng-thái kỳ dị của tâm-linh người ta xem tập Máu cuồngHồn điên có lẽ sẽ lượm được nhiều tài-liệu hơn một nhà phê bình văn nghệ. Tuy thế, đây đó ta gặp những câu rất hay.

      Như tả cảnh đồi núi một đêm trăng có câu:


      Ngả-nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ

      Đầy mình lốm đốm những hào-quang.


      Lên chơi trăng có câu:


      Ta bay lên! Ta bay lên!

      Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm.

      Ta ở cõi cao nhìn trở xuống,

      Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm.


      Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm-giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong trí Hàn- Mạc tử rất dễ sợ. Một đám mây in hình dưới dòng nước thành ra:


      Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng.

      Trôi thây về xa tận cõi vô biên.


      Cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên điên-cuồng và đau-đớn dị thường:


      Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;

      Mỗi lời thơ đều dính não cân ta.

      Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,

      Như mê man chết điếng cả làn da.


      Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết,

      Trải niềm đau trên mảnh giấy mong-manh;

      Đừng nắm lại nguồn thơ ta đương siết,

      Cả lòng ta trong mớ chữ rung-rinh.


      Tôi chỉ trích ra vai đoạn có thể thích được. Còn bao nhiêu đoạn nữa tuy ta không thích vì nó không có gì hợp với lòng ta, nhưng ta cũng biết rằng với Hàn Mạc tử hẳn là những câu tuyệt-diệu. Nó đã tả đúng tâm trạng của tác giả. Lời thơ có vẻ thành-thực, thiết tha lắm.


      Xuân Như Ý: Mùa xuân Hàn mạc tử nói đây có khi ở đâu hồi trời đất mới dựng lên, có khi ra đời một lần vốn chúa Jésus, có khi hình như chỉ là mùa xuân đầu năm. Nhưng dẫu sao cũng không phải là một mùa xuân thường với những màu sắc, những hình dáng ta vẫn quen biết. Đây là một mùa xuân trong tưởng tượng, một mùa xuân theo ý muốn của thi nhân, đầy dẫy những lời kinh cầu nguyện, những hương đức hạnh, hoa phẩm tiết, nhạc thiêng-liêng, cùng ánh trăng, ánh thơ. Nhất là ánh thơ. Với Hàn mạc tử thơ có một sự quan hệ phi thường. Thơ chẳng những để ca tụng Thượng đế mà cũng để nối người ta với Thượng đế, để ban ơn-phước cho cả-và thiên-hạ. Cho nên mỗi lần thi sĩ há miệng - sao lại há miệng? - cho thơ trào ra, là chín từng mây náo động, muôn vì tinh tú xôn xao.

      Người ta sẽ thấy:


      Đường thơ bay sáng láng như sao sa

      Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc

      Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa.


      Hình như trong các thi phẩm xưa nay có tính cách tôn giáo không có gì giống như vậy. Hàn mạc tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du-khách bỡ ngỡ không thể cùng quỳ lạy tới thi-nhân. Nhưng lòng tôi có dửng-dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy-hoàng trang-trọng, linh lung, huyền ảo của lâu-đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ-lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng-láng. Xuân Như Ý rõ ràng là tập thơ hay nhất của Hàn-mạc tử.


      Với Hàn-mạc tử Chúa gần lắm. Người đã tìm lại những rung-cảm mạnh-mẽ của các tín-đồ đời Thượng cổ. Ta thấy phảng-phất cái không khí Athalie. Cho nên mặc dầu thỉnh thoảng còn sót lại một hai dấu tích Phật-giáo, chắc những người đồng đạo chẳng vì thế mà làm khó dễ chi với di-thảo của thi-nhân.


      Huống chi thơ Hàn-mạc tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo Thiên-chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết-tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình-cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình-cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.


      Thượng Thanh Khí: Một vài bài đặc-sắc ghi lại những cảnh đã thấy trong chiêm bao, ở đâu giữa khoảng các vì tinh-tú trên kia. Đại khái không khác cảnh Xuân Như Ý mấy, chỉ thiếu tính-cách tôn-giáo, huyền-bí nhưng không thiêng-liêng.


      Cẩm Châu Duyên: Một hai năm truớc khi mất, sự tình cờ đưa đến trong đời Hàn-mạc tử hình ảnh một giai-nhân có cái tên khả ái: nàng Thương Thương. Nàng Thương Thương có lẽ chỉ yêu thơ Hàn- mạc tử và Hàn-mạc tử hình như cũng không biết gì hơn hai chữ Thương Thương. Nhưng như thế cũng đủ để thi-nhân đưa nàng vào tháp thơ. Nàng sẽ luôn luôn đi về trong những giấc mơ của người. Có khi người mơ thấy mình là Tư-mã Tương-như đương nghe lời Trác văn Quân năn-nỉ:


      Đã mê rồi! Tư-mã chàng ôi!

      Người thiếp lao đao sượng cả người.

      Ôi! ôi! hãm bớt cung cầm lại,

      Lòng say đôi má cũng say thôi.


      Song những phút mơ khoái-lạc ấy có được là bao. Tỉnh dậy, người thầy:


      Sao trìu nến thân vêu đâu vắng cả?

      Trơ vơ buồn và không biết kêu ai!

      Bức thư kia sao chẳng viết cho dài,

      Cho khăng khít nồng nàn thêm chút nữa.


      Ta tưởng nghe lời than của Huy-cận.

      Nhưng cuộc đời đau thương kia đã đến lúc tàn, và nguồn thơ kia cũng đã đến lúc cạn, Hàn-mạc tử chốc chốc lại ra ngoài biên-giới thơ, lạc vào thế giới đồng-bóng


      Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội: Mối tình đối với nàng Thương Thương còn khiến Hàn mạc tử viết ra hai vở kịch bằng thơ này nữa. Quần tiên hội viết chưa xong và không có gì. Duyên kỳ-ngộ hay hơn nhiều. Đây là một giấc mơ tình-ái, ngắn ngủi nhưng xinh tươi, đặt vào một khung cảnh tuyệt điệu. Thi- nhân dẫn ra đến một chốn nước non thanh sạch chưa từng in dấu chân người. Ở đó tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng tiêu ngân đều biến thành những lời thơ tình-tứ. Ở đó Hàn mạc tử sẽ gặp nàng Thương Thương mà người không mong được gặp ở kiếp này. Nàng sẽ nói với người những lời nồng-nàn âu-yếm khiến chim nước đều say sưa. Nhưng rồi người sẽ cùng tiếng tiêu cùng đi như vụt nhớ đến cái nghiệp nặng-nề đương chờ người nơi trần-thế. Và giữa lúc nàng gục đều khóc, cảnh tiên lại rộn-rã tiếng suối ca.


      Trong thi-phẩm Hàn mạc tử có lẽ tập này là trong trẻo hơn cả. Còn từ thơ Đường luật với những câu:


      Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,

      Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.


      cho đến Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý và các tập khác, lời thơ thường vẩn đục.


      *


      Tôi đã nói hết cảm-tưởng của tôi trong lúc đọc thơ Hàn-mạc tử. Không có bao giờ tôi thấy cái việc phê- bình thơ tàn-ác như lúc này. Tôi nghĩ đến người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhựt-trình che mái nhà cho đỡ dột. Một bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn ấy và chứng bệnh kinh-khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ-phàng, bao nhiêu ruồng-rẫy. Sau cùng người bị vứt hằn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân-thích. Tôi nghĩ đến bao nhiêu năm người bó tay nhìn cả thể-phách lẫn linh-hồn cùng tan rã...


      Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững-hờ bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn.

      Mai 1941

      (1) Hai chữ "hàn mạc" trong tự điển không có, chỉ có "hàn mặc" nghĩa là văn chương..

      (2) "Thơ của người" (Ngày nay ra ngày 7-8-38).

      (3) Người mới số 5 ra ngày 23-11-40.

      (4) Do Ô. Trần Thanh Địch cho mượn.

      (5) Người mới số 6 ra ngày 30-11-40.

      (6) Chỉ ba bài "Thức khuya", "Chùa hoang", "Gái ở chùa" của Hàn Mạc Tử mà Phan Sào nam đã họa vận lại cả ba.


      Bẽn lẽn


      Trăng nằm sóng-soãi trên cành liễu,

      Đợ gió động về để lả-lơi...

      Hoa lá ngây tình không muốn động,

      Lòng em hồi-hộp, chị Hằng ơí...


      Trong khóm vi-lau rào rạt mãi:

      Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?

      Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm,

      Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...


      Vô tình để gió hôn trên má,

      Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm...

      Em sợ lang-quân em biết được,

      Nghi ngờ đến cái tiẽt-trinh em...

      (Gái quê)


      Tình quê


      Trước sân anh thơ-thẩn,

      Đăm đăm trông nhạn về;

      Mây chiều còn phiêu bạt

      Lang thang trên đồi quê;

      Gió chiều quên ngừng lại;

      Dòng nước luôn trôi đi...

      Ngàn lau không tiếng nói:

      Lòng anh dường đê-mê,

      Cách nhau ngàn vạn dặm,

      Nhớ chi đến trăng thề;

      Dầu ai không mong đợi,

      Dầu ai không lóng nghe

      Tiếng buồn trong sương đục,

      Tiếng hờn trong lũy tre,

      Dưới trời thu man-mác,

      Bàng bạc khắp sơn-khê,

      Dầu ai trên bờ liễu,

      Dầu ai dưới cành lê...

      Với ngày xanh hờ-hững,

      Cố quên tình phu-thê,

      Trong khi nhìn mây nước,

      Lòng xuân cũng não-nề...

      (Gái quê)


      Mùa xuân chín


      Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

      Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

      Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

      Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.


      Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

      Bao cô thôn-nữ hát trên đồi;

      - Ngày mai trong đám xuân-xanh ấy,

      Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...


      Tiếng ca vắt-vẻo lưng chừng núi,

      Hổn hển như lời của nước mây...

      Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

      Nghe ra ý vị và thơ-ngây...


      Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

      Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

      - Chị ấy năm nay còn gánh thóc

      Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

      (Hương thơm)


      Trường tương tư


      Hiểu gì không, ý-nghĩa của trời thơ?

      Của hương-hoa trong trăng lờn lợt bảy,

      Của lời câm, muôn vì sao áy náy,

      Hiểu gì không, em hỡi! hiểu gì không?

      Anh ngâm-nga để mở rộng cửa lòng

      Cho trăng xuân tràn-trề say chới với,

      Cho nắng hương vấn- vương muôn ngàn sợi;

      - Cho em buồn, trời đất ứa sương khuya.

      Để em buồn, để em nghiệm cho ra

      Cái gì kết lại mới thành tinh-tú?

      Và uyên-ương bởi đâu không đoàn-tụ?

      Và tình duyên sao lại dở dang chi?

      Và vì đâu, gió gọi giật lời đi?

      - Lời đi qua, một chiều trong kẽ lá,

      Một mùi thơm mới nửa lừng sa ngã,

      Anh nếm rồi, ý vị của làn mơ?


      *


      Lệ-kiều ơi! em còn giữ ý thơ

      Trong đôi mắt mùa thu trong leo-lẻo?

      Ở xa-xôi lặng nhìn anh khô-héo,

      Bên kia trời, hãy chụp cả hồn anh,

      Hãy van lơn ở dưới chân Bàn-thành,

      Cho yêu-ma muôn năm vùng trở dậy,

      Náo không-gian cho lửa lòng bùng cháy,

      Và để cho kinh-động đến người tiên,

      Đang say-sưa ở thế giới Hão-huyền,

      Đang trửng giỡn ở bên sông Ngân biếc...

      Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,

      Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi!

      Lau mắt đi, đừng cho lệ đầy vơi.

      Hãy mường-tượng một người thơ đang sống

      Trong im-lìm lẻ-loi trong dãy động,

      - Cũng hình như, em hỡi! động Huyền-không!

      Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng,

      Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa.

      Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa,

      Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru:

      "Một khối tình nức-nở giữa âm u,

      "Một hồn đau rã lần theo hương khói,

      "Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi,

      "Một lời run hoi hóp giữa không-trung,

      "Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng,

      "Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn."

       

      Đấy là tất cả người anh tiêu tán

      Cùng Trăng Sao bàng-bạc xứ Say-mơ

      Cùng tình em tha-thiết như văn-thơ

      Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.

      (Mật đắng)


      Ave Maria


      Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,

      Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng.

      Thơm-tho bay cho đến cõi Thiên-đàng.

      Huyền-diệu biến thành muôn kinh trọng thể.

      Và Tổng-lãnh Thiên-Thần quỳ lạy Mẹ,

      Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa.

      Hương xông lên lời ca-ngợi sum-hòa:

      Trí miêu-duệ của muôn vì rất thánh.

       

      MARIA! Linh-hồn tôi ớn lạnh.

       

      Run như run thần-tử thấy long-nhan,

      Run như run hơi thở chạm tơ vàng,

      Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.

       

      Lạy Bà là Đấng tinh truyền thanh vẹn

      Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ-bi,

      Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy

      Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.

      Tội cảm động rưng rưng hai dòng lệ:

      Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.

      Bút tôi reo như châu ngọc đền vua;

      Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị...

      Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,

      Và trong tay nắm một nạm hào quang...

       

      Tôi no rồi, ơn võ lộ hòa chan.

       

      Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,

      Ngọc Như-ý vô tri còn biết cả,

      Huống chi tôi là Thánh thể kết tinh.

      Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình-minh,

      Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới...

      Sáng nhiều quá cho thanh âm vời vợi,

      Thơm dường bao cho miệng lưỡi không khen.

       

      Hỡi Sứ thần Thiên-chúa Gabriel,

      Khi Người xuống truyền tin cho Thánh-nữ,

      Người có nghe xôn xao muôn tinh-tú?

      Người có nghe náo động cả muôn trời?

      Người có nghe thơ mầu-nhiệm ra đời

      Để ca tụng, - bằng hoa hương sáng láng,

      Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng

      Một đêm xuân là rất đỗi anh linh?

       

      Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh.

      Thơ cầu nguyện là thơ quân tử ý

      Trượng phu lời và tông-đồ triết-lý,

      Là Nguồn-Trăng yêu mến Nữ Đồng-Trinh,

       

      Là Nguồn-Đau chầu lụy Nữ Đồng-Trinh

       

      Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp,

      Khói nghiêm-trang sẽ dâng lên tràn ngập

      Cả hàn giang, cả màu sắc thiên không,

      Lút trí khôn và ám-ảnh hương lòng

      Cho sốt sắng, cho đê-mê nguyền ước...

       

      Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,

      Cho tinh tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm,

      Thơ trong trăng như một khối băng tâm

      Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu;

      Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu,

      Cho đê mê âm nhạc và thanh hương,

      Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,

      Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ

      Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ

      Nguồn thiêng-liêng yêu chuộng MẸ SẦU BI.

       

      Phượng trì! Phượng-trì! Phượng trì! Phượng-trì!

       

      Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu

      Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu

      Trên triều thiên ngời chói vạn hào-quang?

      (Xuân như ý)


      Đêm xuân cầu nguyện


            Tặng cả-và thiên hạ

      Trời hôm nay bình-an như nguyệt bạch,

      Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay...

      Đây là hương quí trọng thấm trong mây

      Ngời phép lạ của đức tin kiều-diễm (*)

      Câu tán tạ, không khen long cả phiếm:

      Bút Xuân-thu (**) mùa nhạc đến vừa khi

      Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi:

      Cây bằng gấm và lòng sông toàn ngọc;

      Và đầu hôm một vì sao liền mọc

      Ở phương Nam mầu-nhiệm biết ngần mô!

      Vì muôn kinh dồn-dập cõi thơm-tho,

      Thêm nghĩa-lý sáng trưng như thất bảo.

      Ta chấp hai tay lạy quỳ hoan hảo,

      Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian (***)

      Để vừa dâng, vừa hiệp bốn mùa xuân

      Nở một lượt giầu sang hơn Thượng Đế.


      *


      Đã no-nê, gã bưa rồi, thế-hệ

      Của phường trai mê~mẩn khí thanh-cao;

      Phượng-hoàng bay trong một tối trăng sao

      Mà ánh sáng không còn khiêm-nhượng nữa;

      Đương cầu xin, ọc thơ ra dường sữa.

      Ta ngất đi trong khoái-lạc của hồn đau...

      Trên chín tầng diêu động cả trân-châu

      Dường sống lại muôn ngàn hoa phẩm-tiết.

      Nhịp song đôi: này đây, cung cầm nguyệt

      Ướp lời thơ thành phước-lộc của đường tu,

      Tôi van lơn, thầm nguyện chúa Giê-Su

      Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn-phối,

      Xin tha thứ những câu thơ tội-lỗi

      Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng:

      Trong bao đêm xao xuyến vũng sống Hằng.

      (Xuân như ý)


      Lời chú của Hàn mạc tử:

      (*) Nhơn đức trọn lành.

      (**) Ý nói sự ngợi khen có văn vẻ như trong sách Xuân Thu.

      (***) Ý nói cầu nguyện rất sốt sắng cảm động được màu sắc của không gian, biến từ sắc xám hay đen ra trắng, hoặc nói cầu nguyện từ đầu hôm tới sáng bạch.


      Ra đời


      Một chiều xanh, - một chiều xanh huyền-hoặc,

      Sáng bao la vây lút cõi thiên không;

      Xuất thế-gian (*) chưa có tại trong lòng,

      Muôn ý tứ say chìm nơi Bất-Giác,

      Hương cám-dỗ mê người trong khoái-lạc,

      A! a! a!

      Thiên địa đắm hoang mang

      - Là đương khi thờ lạy cả Thiên-Đàng,

      Bay những tiếng: tung hô Thánh-đức.

      Muôn thần-phẩm trong lâng lâng chầu chực,

      Ánh hào quang chan-chói ngát lưu ly!


      Ôi, cao sang khôn ví trọng ai bì,

      Trên nước cả có vô vàn châu báu.

      Trí rất ngớp, bởi chưng xuân hồn-hậu,

      Đã ra đời, theo lịnh của Ngôi-Hai.

      Ôi thánh-tai, (**) thánh-tai, và thánh-tai!

      Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc,

      Rất trọng vọng, rất thơm-tho, man-mác,

      Rất phương-phi (***) trên hết cả anh-hoa.

      Xuân ra đời! Điềm ngọc ấm như ngà,

      Thơ có tuổi và chiêm-bao có tích,

      Và tâm-tư có một điều rất thích,

      Không nói ra vì sợ bớt say-sưa!....

      - "Chàng ơi! (****) Chàng ơi, sự lạ đêm qua!

      Mùa xuân tới, và không ai biết cả..."

      (Xuân như ý)


      Lời chú của Hàn mạc tử:

      (*) Phật giáo chia thế giới làm hai cõi: Thế gian và xuất thế gian, tức là thế giới hữu hình và thế giới vô vi, đây sánh xuất thế gian với cõi thanh tịnh của lòng.

      (**)Danh từ biểu-lộ sự hoan hỉ và cung kính đối với Thiên-chúa.

      (***)Tiếng nhạc trên Trời rất mầu-nhiệm, hình dung được cả sự phương phi.

      (****)Chàng đây là thi-sĩ, không phải chàng của thiếp.


      Chúng tôi còn muốn trích ít bài nữa. Nhưng Ô. Quách Tấn, người giữ bản quyền thơ Hàn-mạc tử, yêu cầu chúng tôi chỉ trích năm bài trở xuống trong những tập chưa in thành sách.


      Hoài Thanh và Hoài Chân

      Thi Nhân Việt nam
      (NXB Đại Nam, 1994)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - "Văn Chiêu Hồn" thuộc về lối văn bình dân Hoài Thanh Khảo luận

      - Hàn Mạc Tử Hoài Thanh Khảo luận

    3. Bài Viết về nhà thơ Hàn Mặc Tử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hàn Mặc Tử

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mối Tình Đầu hay Thử Nhìn Lại "Đây Thôn Vỹ" của Hàn Mặc Tử (Ngự Thuyết)

      Nhìn lại tình sử giữa thi sĩ Hàn Mạc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc (Trần Bình Nam)

      Di Sản Thơ Văn Hàn Mặc Tử và Vụ Án Trần Thanh Mại (Quách Tấn)

      Con Đường Thơ Của Hàn Mặc Tử (Quách Tấn)

      Thi hào Hàn Mặc Tử (Thái Văn Kiểm)

      Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) (Vũ Ngọc Phan)

      Hàn Mạc Tử (Hoài Thanh)

      Xin Tỏ Chút Lòng Để Tạ Lỗi Xưa (Châu Hải Kỳ)

      Thể "Truyện Ký" nhân đọc quyển "Hàn Mạc Tử" của Trần Thanh Mại (Phạm Công Thiện)

      Hàn Mạc Tử và bài thơ thôn Vỹ  (Đặng Tiến) 

      Nhân tập thơ Gái Quê được tìm thấy và in lại

       (Thanh Thảo phỏng vấn Đặng Tiến)

       

      Tác phẩm của Hàn Mặc Tử

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Hàn Mặc Tử (motsach.info)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)