16-10-2003 | VĂN HỌC

Vương An Thạch và Tô Đông Pha: Minh Nguyệt Sơn Đầu Khiếu

  TÂM HOA

Vương An Thạch và Tô Ðông Pha là hai vị đại văn hào đã được người Trung Hoa tôn kính vào hàng "Bát Ðại Gia" của họ. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.


Vương An Thạch là người có hùng tâm, đại chí. Ông thi đỗ sớm, nhưng không nhận chức ngaỵ. Ông để ra một thời gian dài gần hai mươi năm để du lịch, học hỏi địa hình địa vật, phong tục tập quán, văn chương văn hóa khắp miền. Sau khi tự nhận thấy mình đã có đủ bản lãnh, ông mới chấp chánh và được phong làm Tể Tướng.


Trong lúc du học ở đảo Hải Nam, ông đã làm một bài thơ, trong đó có hai câu rất lạ:

Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm


Dịch nghĩa:

Trăng sáng hót đầu núi

Chó vàng nằm (trong) lòng hoa

 

Thi hào Tô Ðông Pha, khi đọc, thấy không vừa ý nên đã sửa lại hai chữ cuối cho thơ có ý nghĩa hơn.

Ông sửa là:

Minh nguyệt sơn đầu chiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa âm


Dịch nghĩa:

Trăng sáng rọi đầu núi

Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa


Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch nhưng ông không hề lên tiếng! Vương Tể tướng chỉ bổ nhiệm Tô thi hào làm những chức quan tốt, nhưng chuyển đổi thành một vòng, từ Kinh đô xa dần về tận miền cực Nam, rồi lại trở về Kinh đô.


Khi đến làm quan ở Hải Nam được một thời gian, Tô Ðông Pha mới khám phá ra là: ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi; và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.


Cách xử sự của Vương làm Tô khâm phục và sau này hai người thành bạn tương kính nhau, mặc dù trái ngược cả về tính tình lẫn chính kiến.

Tâm Hoa

(Mission Viejo, CA)
Thế Kỷ 21, số 107 Mar 1998, trang 10.