4-8-2016 | VĂN HỌC

Bài Phát Biểu Nhân Dịp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng Ra Mắt Sách Ở Quận Cam (California, ngày 16/11/2003)

  TRẦN VĂN NAM

Tìm lại tâm thức đón nhận thơ du học trở về và thơ lục bát đôỉ mới của Cung Trầm Tưởng


Kính thưa quý vị

Kính thưa nhà thơ Cung Trầm Tưởng


Tôi xin cám ơn anh Viên Linh, chủ bút Tạp chí Khởi Hành, đã có nhã ý mời tôi làm diễn giả khách qua đường để phát biểu đôi lời nhân dịp nhà thơ Cung Trầm Tưởng ra mắt thi phẩm mới (*) của ông tại báo quán nhật báo Người Việt. Đó cũng là nhờ một bài viết trước đây của tôi về thơ Cung Trầm Tưởng đăng trong Tạp chí Khởi Hành của anh Viên Linh. Trong bài đó, tôi nói về những ấn tượng đẹp mà chỉ trong ba bài thơ làm khi du học tại Pháp, và phổ biến khi Cung Trầm Tưởng trở về nước, nhà thơ tạo ra những ấn tượng khó quên trong tâm thức người thanh niên. Chỉ nội ba bài thơ “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”, và “Khoác Kín”, thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã phác họa cả một vòm trời nước Pháp. Tính chất lãng mạn của các thi ảnh Tượng Đá và Lá Mùa Thu - Người Em Tóc Vàng và Màu Mắt Tây Phương - Nhà Ga Đèn Vàng và Đoàn Tàu Tuyết Phủ - Khoác Kín Áo và La Cà Quán Rượu - đến nay vẫn còn âm vang trong tâm thức những người ở lứa tuổi từ 55 đến 65, có nghĩa là tâm thức của người thanh niên 45 năm về trước, tâm thức vào thời giữa thập niên 50 cho đến giữa thập niên 60. Nói như vậy không phải khẳng định tuôỉ trẻ hôm nay, thế hệ trưởng thành taị các xứ văn hoá Tây phương, hoặc cả chúng ta ở tuổi trung niên hay quá trung niên nhưng đã sống nơi hải ngoaị hơn hai thập niên rôì, tất cả không còn cảm thức các hình tượng đẹp lãng mạn trong ba bài thơ du học và vương vấn môí tình người thiêú nữ Tây phương hiện diện trong thơ Cung Trầm Tưởng.


 

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng ra mắt sách "CUNG TRẦM TƯỞNG, MỘT HÀNH TRÌNH THƠ
1948-2008" tại Hội Việt Học, Quận Cam (California) ngày 21.7. 2012 - Hình do Trần Văn Nam chụp

Nhưng tâm thức mỗi thời mỗi khác, vì vậy hôm nay ta thử tìm laị đặc tính của thời kỳ mà ta đã ở trong cuộc, thời kỳ câú taọ thành cảm thức tiếp nhận thơ du học trở về cuả Cung Trầm Tưởng. Ta thử nhớ laị đó là thời kỳ gì? Ta nhớ laị đó là thời kỳ đất nước Việt Nam mới bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, tiếp theo là cuộc di cư lớn của người miền Bắc đi vào miền Nam, xây dựng Miền Nam Việt Nam thành tiền đồn phòng giữ Đông Nam Á và trong vòng ảnh hưởng Tây phương. Vâỵ thì có liên hệ gì đến thơ du học với môí tình đẹp ở nước Pháp cuả Cung Trầm Tưởng? Có liên hệ vì luồng gió đi du học bao trùm thời kỳ này. Pháp có Hội Việt Pháp, Hoa Kỳ có Hội Việt Mỹ, Tây Đức có Hội Việt Đức, Anh mở ra các kỳ thi cấp phát bằng Tài năng Anh ngữ. Thanh niên vừa tốt nghiệp trung học có một số vào ra những nơi này để nghe ngóng các kỳ thi huấn luyện sinh ngữ và cấp học bổng du học.


Sách báo tài liệu do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, Tạp chí “Thế Giới Tự Do” cuả Mỹ phổ biến trong quần chúng, ấn tượng đậm nét đôí vơí giới thanh niên đang muốn tìm hiểu là những trường đaị học đồ sộ danh tiếng, chất chứa bao nhiêu là tưởng tượng. Trong khi đó, những gia đĩnh khá giả còn đâỳ thiện cảm với nền văn minh lâu đời của Pháp vẫn tìm cách gởi con du học Pháp quốc mà bấy giờ điều kiện du học có phần khó hơn, do Miền Nam đang chuẩn bị đối phó vơí chiến tranh, thanh niên ràng buộc vớí vấn đề quân dịch. Tuy vậy không khí đi du học vẫn là điều mơ ước, vẫn âm ỉ. Người có điều kiện thì hy vọng một ngày naò đó lên đường, người chắc chắn không bao giờ có điều kiện thì ước mơ.


Nhà bên cạnh có anh bạn cùng lớp, được cha mẹ giàu có tìm cách gởi qua Paris, ít tháng sau đã thâý anh gơỉ hình về, ăn mặc chỉnh tề kiểu học trò xứ lạnh, cho biết anh được thu nhận vào trung học, vào lớp cùng trình độ như khi đang học taị Saìgòn, chuẩn bị sang năm thi Tú Tài. Không rõ anh nói thật hay đùa. Người anh lớn tuổi cuối phố nhờ có người đi trước mách lối, lo học Anh văn, nay đã thi đậu cuộc thi do cơ quan USOM mở ra để cấp học bổng du học Mỹ quốc, chuẩn bị lên đường vào một đại học lừng lâỹ ở San Francisco...


Vài ví dụ đó để thâý không khí đi du học cuả thời kỳ cuối thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Những người không mảy may hy vọng thì chỉ còn ước mơ. Mà ước mơ được lưu giữ lâu dài, được dự trữ thường xuyên, là nhờ những bài thơ đẹp. Ươc mơ tái xuất mỗi lần đọc laị bài thơ, không thoáng qua và mất đi như giấc mộng. Chỉ ba bài thơ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã khắc sâu vaò tâm thức một thế hệ thanh niên vốn ham học hỏi, yêu chuộng văn minh; laị thêm một thời thế gây xúc tác hướng ra thế giới bên ngoài. Ông không khắc vào gỗ đá như một điêu khắc gia, mà khắc vào tâm tư của thế hệ đang ước mơ có dịp đi xa.


Thơ ông đã khắc vào tâm hồn ta Tượng đá và thu vàng nơi công trường lá đổ, tóc óng ả mượt mà và màu mắt Tây phương, nhà ga đèn vàng và đoàn tàu tuyết phủ, khoác kín aó và la cà quán rượu; hoà lẫn trong đó tính lãng mạn, lòng hiếu học, tâm hồn nghệ sĩ trước thiên nhiên. Cùng với con sông Seine mặc aó sương mù và bến taù nhà ga cũng sương mù mênh mông trong thơ Nguyên Sa, cả hai thi sĩ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng như có cái hẹn cùng thời ,cùng một nơi du học, cùng một nơi thi thố tài năng trên Tạp chí Sáng Tạo, cùng một cảm hứng làm đẹp Paris và Pháp quốc.


Nhà thơ Cung TrầmTưởng không chỉ gây ấn tượng vòm trời nước Pháp vào tâm hồn thanh niên thời ấy, mà điều đáng kể thứ hai thì ông là ngươì đầu tiên khởi xướng đưa ngôn ngữ tân kỳ vào thơ lục bát. Không hẹn mà Tạp chí Sáng Tạo ra đời vaò cuối thập niên 50 đã hân hạnh thành nơi sản xuất bốn nhà thơ tài danh: Thanh Tâm Tuyền với Thơ Tự Do; Nguyên Sa vơí Thơ Tình Hiện Đại; Tô Thuỳ Yên vơí thơ bảy chữ tân kỳ; Cung Trầm Tưởng vơí lục bát tân kỳ. Bây giờ đọc lại bài thơ lục bát đầu tiên được kể là tân kỳ đăng trong tạp chí âý, bài “ Khoác Kín”: ta thấy chỉ có vài từ ngữ tân kỳ như “buổi chiều tiếp thu trời buồn” hoặc “tâm tư khoác kín”, nhưng hơn 45 năm về trước đã có vẻ khác với ngôn ngữ quy ước trong những bài thơ lục bát chuốt lọc của Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Trần Huyền Trân...


Song song vơí tâm thức đón nhận luồng gió du học là tâm thức đón nhận những đổi mới văn chương, khác với thời Thơ Mới. Cái tâm thức do Tạp chí Sáng Tạo góp công tạo nên nhờ tương phản với những Tạp chí văn chương chừng mực ít gây sôi nổi cùng thời. Do đó thơ Lục bát chỉ mới tân kỳ thấp thóang của thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã được đón nhận tốt. Tiếp theo, ông sáng tác nhiều bài thơ lục bát càng ngày càng thâý rõ chủ tâm sáng tạo từ ngữ tân kỳ. Ta thử đọc lại một số câu thơ lục bát của ông trước năm 1975 để thâý mức độ tân kỳ càng ngày càng gia tăng, nhưng không đến nổi khó hiểu và còn rất thơ mộng:

... Đêm nay trời khóc trời mưa

Gió lùa ẩm mục trời đưa thu về

Trời hay thu khóc ủ ê

Cổ cao aó kín đi về buồn tôi


... Ngày đi, chiều tới không nghiêm

Khoan thai gió cởi phong niêm rũ buồn

Bờ nghiêng nắng giốc đường thuôn

Thiết tha tiếng cũ nghe luồn không trung.


... Ngủ rêu bồn thềm nghìn thu

Hồn, đôi cánh vạc bay tù không gian...

Ta cần nhắc lại một lần nữa là những câu thơ trên của nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã xuất hiện hơn 45 năm về trước, lùi lại thời gian xa như vậy để thấy tính chất mấp mé rời xa quy ước so với lục bát đẹp trau chuốt nhưng khuôn khổ về từ nghiã cuả các nhà thơ thời lãng mạn tiền chiến. Tuy nhiên, vì chú trọng về thi ảnh thơ mộng, mà thơ mộng nếu muốn độc giả cảm nhận ra thì tác giả như bị lôi kéo vaò từ nghiã quy ước sao cho dễ hiểu, do đó thơ tân kỳ của ông chưa đến mức độ qúa tân kỳ. Âý là ta nói cái tân kỳ thấp thoáng của ông hơn 45 năm về trước, còn thơ lục bát đậm đặc mật độ tân kỳ mới sáng tác gần đây cuả thi sĩ thì ta cũng cần tìm hiểu chủ trương triệt để hơn nữa của ông. Xin chỉ nói lướt qua vì nằm ngoài đôi lời phát biểu hôm nay, bài nói này chỉ giơí hạn thơ Cung Trầm Tưởng trước năm 1975, nhấn mạnh ở chủ điểm “Tìm lại tâm thức đón nhận thơ du học trở về và thơ lục bát đôỉ mơí” cuả ông. Lúc đó, tuy bài thơ đầu tiên chỉ mới tân kỳ thấp thoáng, nhưng thơ lục bát của ông đã hé cánh cửa mở đường thoát ra khỏi cái bóng bao trùm đầy hấp lực cuả lục bát Huy Cận.


Tiện đây, xin kể lướt qua vài chủ trương triệt để tân kỳ cho lục bát mơí sáng tác nơi hải ngoaị của Cung Trầm Tưởng, đó là: Tận dụng khai thác mật ngôn ẩn ngữ, ngôn ngữ đôi, ngôn ngữ cầu hồn gọi vía, ngôn ngữ kinh sấm, thậm chí còn mô phỏng tiếng kêu của thú rừng chim muông, những vang vọng từ tiền kiếp xa xăm... Taị sao ngaỳ xưa thấp thoáng tân kỳ mà ngày nay dầy đặc tân kỳ, thiết nghĩ chắc có chủ đích. Thì tác giả bảo rằng làm thơ là luyện ngôn như luyện kim, ngày xưa luyện ít còn bây giờ luyện nhiêù, vậy dầy đặc ngôn ngữ tân kỳ là đương nhiên theo hướng đi tới hoài cuả lịch sử, càng ngày phải càng hơn xưa. Ta thử đọc một đoạn thơ lục bát sau đây để thấy mật độ đậm đặc ngôn ngữ tân kỳ:

... Ngủ xù bách gáy hi hu

Ngỗng tao loạn đấm lồng tù không gian

Ngủ trườn cầu quá biên san

Bóng hươu loãng bạt phiêu ngàn tuyết sa

Ngủ lung liêng đốm lửa phà

Hớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng...

Ta thử so sánh đoạn thơ trên với bài thơ lục bát đầu tiên gọi là tân kỳ của ông đăng trong tạp chí Sáng Tạo cách nay hơn 45 năm, bài “Khoác kín”. Như một bàn cân nghiêng lệch, xưa nặng về phía thi ảnh đẹp quy ước, chỉ điểm xuyết một hai thi ảnh tân kỳ; nay thì cán cân lệch về phía tân kỳ; chỉ có hai câu cuối còn vướng chút quy ước. Cũng nhờ hai câu đó mà ta bắt gặp lại cái lúc tiên phong khởi xướng tân kỳ của nhà thơ Cung Trầm Tưởng. “Hớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng” có một chút tân kỳ như “bâng khuâng chiều tơí tiếp thu trời buồn”, và “Ngủ lung liêng đốm lửa phà” có một chút tân kỳ như “Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm”, nghĩa là pha trộn tân kỳ và bình thường để tạo nên câu thơ có vẻ mới mà vẫn phảng phất cái đẹp quy ước, dễ được tiếp nhận ngay tức khắc. Cái tân kỳ chừng mực và dễ tiếp nhận ngay tức khắc đó cũng là tâm thức thời ấy đang ước mong một nền văn chương mới, nhưng chưa mường tượng ra được những gì quá cách tân.


Tạp chí Sáng Tạo dẫn đường một nền văn chương mới, nhưng cũng là nhờ tâm thức thanh niên yêu văn chương lúc đó đang chờ đợi đón nhận, vì sau 9 năm chiến tranh (1945-1954), họ chưa thấy xuất hiện điều gì mới về văn chương ngoài những bài thơ kháng chiến chống Pháp. Cũng như tâm thức hiếu học, ham đi du học của thanh niên giữa thập niên 50 đến giữa thập niên 60 đã mở ra sẵn sàng do thời thế gây xúc tác, nhờ vậy những “Mùa thu Paris công trường lá đổ - Dòng sông Seine mặc áo sương mù - Ga Lyon đèn vàng - Người em Tây phương tóc vàng sợi nhỏ - Những đường tàu mênh mông nối kết các thủ đô văn minh...” trong thơ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng đã được tiếp nhận nồng hậu. Lúc đó còn quá sớm đối với thế hệ du học Hoa Kỳ nên trên tờ Sáng Tạo chưa có những bài thơ đẹp gởi về từ Cựu Kim Sơn hay Hoa Thịnh Đốn. Bài nói về tâm thức người thanh niên hơn 45 năm về trước khi đón nhận thơ tình du học từ nước Pháp và thơ lục bát hé mở tân kỳ cuả thi sĩ Cung Trầm Tưởng, đến đây xin dứt lời.


Kính chào quý vị


(Trích trong sách “TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM – PHÂN ĐỊNH THI-CA HẢI NGOẠI”, xb. năm 2006)


Trần Văn Nam

Tác giả gởi bài và ảnh

(*) tập thơ "NHỮNG DẤU CHÂN NGANG TRÊN MỘT TRIỀN PHIẾM-ĐỊNH"