|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Hoài Nam
Nhạc sĩ Hoài Nam tên thật là Trần Hoài Nam, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Ông là tác giả của nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng là Ba Tháng Quân Trường, Chín Tháng Quân Trường, Tình Bạn Quang Trung, Những Dòng Lưu Niệm, Sau Lần Hẹn Cuối, Thương Tình Nhân, Hoa Sứ Nhà Em (tức Hoa Sứ Nhà Nàng, viết chung với nhạc sĩ Hoàng Phương).
Ông là một nhạc sĩ tạo được danh tiếng trong làng nhạc vàng phổ thông đại chúng trước năm 1975, nhưng số phận hẩm hiu của Hoài Nam từ sau 1975 đã làm cho tên tuổi của ông không được nhiều người biết tới nữa. Đặc biệt là sau này ở hải ngoại có một ca sĩ lấy nghệ danh là Hoài Nam, hát 1 số bài nhạc của nhạc sĩ Hoài Nam trước năm 1975 nên làm cho công chúng nhầm lẫn. Sau này ở trong nước lại có thêm một nhạc sĩ lấy tên là Hoài Nam, càng làm cho tên tuổi của Hoài Nam đầu tiên bị khuất lấp dưới làn bụi dày của thời gian.
Theo nhạc sĩ Vinh Sử cho biết, từ năm 1965, nhạc sĩ Hoài Nam cùng một số nhạc sĩ như Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Nguyễn Văn Đông, Dzũng Chinh… tham gia sinh hoạt văn nghệ trong quân đội, chuyên sáng tác các ca khúc về người lính.
Ngoài ra Hoài Nam cũng viết một số ca khúc về tình yêu đôi lứa, như Vì Trong Nghịch Cảnh, Ru Con Thuyền Mộng, Sau Lần Hẹn Cuối.
Nhạc sĩ Hoài Nam còn là người phụ trách chương trình Văn Nghệ Bốn Phương trên Đài Phát Thanh Quân Đội, từ 9 giờ 30 đến 10 giờ mỗi sáng Thứ Sáu hàng tuần. Ngoài ra ông cũng mở lớp ca nhạc mang tên Hoài Nam ở số 95/1 đường Trương Minh Ký. Bạn có thể xem tờ thông báo chương trình của nhạc sĩ Hoài Nam in ở mặt 4 tờ nhạc:
Sau sự kiện năm 1975, Hoài Nam sinh hoạt văn nghệ với một số nhạc sĩ còn lại ở trong nước. Cho đến năm 1995, sau khi nhạc sĩ Trúc Phương qua đời thì nhạc sĩ Hoài Nam cũng mất liên lạc với các đồng nghiệp, và có tin là ông cũng qua đời vào thời gian này. Sau đó không lâu thì người con của ông cũng ra đi, từ đó thông tin về thân thế của nhạc sĩ Hoài Nam cũng không còn ai biết nhiều.
Trong số các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Nam, người ta chú ý đến 2 ca khúc viết về quân trường, đó là Ba Tháng Quân Trường và Chín Tháng Quân Trường. Riêng bài hát mang tên Sáu Tháng Quân Trường là của nhạc sĩ Khánh Băng.
Nhắc đến 3 tháng quân trường, người ta thường nghĩ ngay đến Trung tâm huấn luyện Quang Trung, là quân trường có vai trò quan trọng trong quân lực miền Nam thời đó, vì nơi đây đào tạo và huấn luyện tới 80% các binh sĩ tình nguyện và tân binh quân dịch, cung cấp cho các quân, binh chủng. Thông thường các khóa sinh được huấn luyện trong thời gian là 3 tháng. Vì vậy trong bài hát Ba Tháng Quân Trường có câu:
Rời Quang Trung đôi ta cùng nhau
Nguyện dù đường đời mỗi đứa cách một nơi…
Sau đó Hoài Nam cũng có thêm một bài hát mang tên Tình Bạn Quang Trung để nhắc đến quân trường có “vườn tao ngộ” này.
Nếu như nhắc đến Ba Tháng Quân Trường, người ta nghĩ đến quân trường Quang Trung, huấn luyện lính tân binh, nhắc đến Sáu Tháng Quân Trường là nhắc đến trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang đào tạo ra trung sĩ, thì khi nói đến Chín Tháng Quân Trường, thường là nói đến quân trường Thủ Đức, với tên chính thức là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức đào tạo ra sĩ quan cấp bậc Chuẩn úy trong vòng 9 tháng.
Trong số những binh sĩ được huấn luyện trong quân trường Thủ Đức, đa số là những người bên ngạch dân sự được biệt phái, có người là giáo sư, công chức hoặc bác sĩ… ở tứ chiếng được tập trung về.
Bài hát Chín Tháng Quân Trường của nhạc sĩ Hoài Nam có bối cảnh là buổi liên hoan chia tay nhau sau 9 tháng quân trường Thủ Đức:
Cuộc liên hoan nửa khuya sắp tàn mà sao tình mình thêm chứa chan
Xiết tay nhau mến trao lần cuối
Viết cho nhau những dòng lưu niệm của những ngày
Trong Quân trường mình sống yêu thương
Qua chín tháng phong sương.
Tuổi thư sinh đã qua mất rồi
giờ chỉ còn lại anh với tôi.
Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy
sáng mai đây giã biệt kinh kỳ
Giây phút này hai đứa mình còn có đêm nay để thương nhớ tràn đầy.
Những người bạn đồng môn gắn trên vai nhau “chiếc lon chuẩn úy” để đánh dấu ngày kết thúc khóa huấn luyện. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ rời xa nhau, giã biệt kinh kỳ, nhiều người trong đó có thể sẽ không theo đường binh nghiệp nữa mà sẽ trở về với công việc dân sự trước đó của mình, nên cuộc chia ly sẽ càng lưu luyến hơn, đến nửa khuya vẫn chưa tàn…
Đôi ta chiến sĩ xa nhà
mang theo kỷ niệm làm quà mai sau.
Mình còn gì cho nhau nữa không bạn đời nhé
Đêm vui đã khuya rồi ta tạm biệt nhau thôi.
Dù hai ta có xa cũng gần
nếu mỗi lần mình nhắc đến nhau
Nhớ biên thư đổi trao nhiều nhé
Kể nhau nghe những chuyện vui buồn ở chĭến trường
Chuyện ân tình mình đã yêu thương
Người em gái hậu phương…
Rồi mai sau, dù một người ngược về miền biên cương, còn một người sẽ xuôi về quê xa ngàn dặm, nhưng dù xa mấy cũng sẽ gần vì biên thư đổi trao, kể nhau nghe những chuyện vui buồn, những chuyện đao binh, chuyện nhân tình thế thái và chuyện yêu đương cùng người con gái hậu phương.
- Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… Đông Kha Nhận định
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) Đông Kha Nhận định
- Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy Đông Kha Nhận định
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Minh Kỳ – Một đời tài hoa và vắn số Đông Kha Nhận định
- Đôi nét về nhạc sĩ Quốc Dũng và những ca khúc nổi tiếng Đông Kha Nhận định
- Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ... Đông Kha Nhận định
- Cuộc Đời và Sự Nghiệp Nhạc Sĩ Lê Mộng Bảo Đông Kha Nhận định
- Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975 Đông Kha Nhận định
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
- Mùa xuân trong bài hát “Cúc và Mai” của Hoài Nam (thegreendream.vn)
- 70 Năm Tình-Ca Trong Tân-Nhạc Việt Nam (Hoài Nam): #1 (dangkhanhmusics.com)
- Thông tin về nhạc sĩ Hoài Nam (hopampro.com)
- Về Ca Khúc “Ba Tháng Quân Trường” Của Nhạc Sĩ Hoài Nam (dongnhacvang.com)
- Tiểu sử (hopamviet.vn)
- Tiểu sử (wiki)
- Ba Tháng Quân Trường (ca sĩ Trúc Ly)
- Chín Tháng Quân Trường (ca sĩ Tuấn Vũ)
- Tình Bạn Quang Trung (ca sĩ Phương Đại)
- Những Dòng Lưu Niệm (ca sĩ Thúy Huyền, Thúy Hằng & Thanh Hồng)
- Hoa Sứ Nhà Em (ca sĩ Chế Linh)
- Sau Lần Hẹn Cuối (ca sĩ Mộc Thanh)
Tác phẩm trên mạng:
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |