|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc..
Hai chữ văn hóa là một từ ngữ quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Cũng vì lý do được dùng một cách thông thường và do mọi từng lớp, mọi thành phần trong xã hội, từ ngữ này đã có một nội dung rất rộng rãi và bao quát, gây nên sự nhận thức khác nhau tùy theo từng trường hợp sử dụng...
Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.
Bất ngờ vì trước khi kết quả được công bố, hầu như phần lớn những người quan tâm đến văn học trên thế giới đều tiên đoán giải Nobel năm nay sẽ lọt vào tay hoặc là Haruki Murakami, nhà văn Nhật, hoặc là Joyce Carol Oates, nhà văn Mỹ...
Cuốn sách mang tựa đề “Yêu - phỏng theo tiểu thuyết Yêu của Chu Tử - Nhóm Phim Nghệ Thuật thực hiện - truyện phim và bản phân cảnh Đỗ Tiến Đức”, do Nhóm Phim Nghệ Thuật xuất bản năm 1972 ở Sàigòn, cách đây vừa đúng 41 năm. Ở trang đầu có dấu triện đỏ, “Thư Viện Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh” -- Thế là thế nào? Chẳng phải sau khi chiến thắng hoàn tất công cuộc “giải phóng” Miền Nam khỏi “gông cùm Mỹ Ngụy” vào tháng 4 năm 1975, “Bên thắng cuộc” đã phát động chiến dịch đốt sách mạnh mẽ quyết tâm xoá bỏ tàn tích của một nền văn học gọi-là-đồi-trụy đấy ư?...
... Ta vẫn còn nhận thức thấy thế giới ảo của điện tử dường như có những bất trắc, sợ e không bền vững như thế giới in ấn chữ nghĩa trong sách báo, vì vậy xin nêu ra thêm trong bài này những ước nguyện. Định kiến có thể là chung cho một số người cùng thế hệ, nhưng cơ duyên giải tỏa định kiến chắc chỉ riêng biệt cho từng người. Và ước nguyện thiển nghĩ cũng là chung ước nguyện, nhưng có thể còn nhiều ước nguyện mà người viết bài này không nêu ra hết cho đầy đủ...
Âm nhạc là tâm hồn con người, chở nặng suy tư, chất chứa tâm tình cho mình, cho đời, cho quê hương, dân tộc. Cho cả những hẹn hò tình yêu, những buồn vui theo mệnh nước nổi trôi, cho náo nức và vui mừng của ngày mùa đơm hoa kết trái. Cho cả những vết thương lòng dù nông hay sâu cần chăm sóc, xoa dịu. Cho cả những ngợi ca anh hùng dân tộc như là khúc ca bi tráng để người dân mãi không quên sự hy sinh của họ...
Những thần tượng giả
Lê Hữu - (Sep 22, 2013)
Một ca sĩ trẻ hàng “sao” được nhạc sĩ NA9 nhận xét “chỉ xứng là ca sĩ loại C” đã lấy làm “bức xúc” và phản ứng bằng cách gửi đến ông “bức tâm thư”, trong đó có nhắc đến những giải thưởng vẻ vang mà mình được trao tặng chất đầy căn phòng lưu niệm, và đặt câu hỏi là “Những giải thưởng nghề nghiệp cao quý con đã nhận được từ các hội đồng nghệ thuật uy tín, phải chăng là có vấn đề về trình độ và lỗ tai thẩm mỹ âm nhạc khi trao giải cho con?”...
Ngày 28/9/2013, tại khu Little Saigon, vùng Nam California, Hoa Kỳ, lễ giỗ năm đầu Nhà thơ Thomas More Nguyễn Chí Thiện sẽ được cử hành trọng thể với sự tham dự và cầu nguyện của đông đảo người Việt hải ngoại. Ngoài buổi Tưởng Niệm chính thức khai diễn Thứ Bảy ngày 28-9 với cuộc Hội Thảo quy mô do một thuyết trình đoàn gồm các diễn giả đến từ nhiều nơi trên thế giới...
Bài Tây Tiến của Quang Dũng được thi sĩ viết vào sổ tay, và được anh em chiến hữu lưu truyền rần rần trong Trung đoàn, bằng cách chép lại. Bài thơ rõ ràng không chỉ là tâm sự một thành viên của Trung đoàn, mà là tâm sự của hầu hết trí thức trẻ đã tham gia cách mạng chống Pháp, phải bỏ thủ đô yêu dấu cua Đất Nước, của mình, mà đi. Tây Tiến trở thành bài thơ bất hủ của những người cầm súng chống Pháp...
Áp lực chính buộc nhà cầm quyền CSVN thả Phương Uyên phát xuất từ cuộc đấu tranh bền bĩ, đa dạng, tích cực và nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thế hệ Việt Nam trong nước và ngoài nước.
Chính những bạn trẻ trong nước thức đêm viết từng tờ biểu ngữ, in từng tờ truyền đơn, vẻ hình Phương Uyên và Nguyên Kha trên từng chiếc áo đã góp phần làm thay đổi “bản án sáu năm tù giam” thành “bản án ba năm tù treo” của Phương Uyên...
Tổ chức cơ cấu Đại Học phải được tự trị một cách rộng rãi. Tự trị về học chính, hành chính và tài chính. Có thế mới phát triển được công tác giảng dạy và nghiên cứu bất vụ lợi vốn là lẽ sống của Đại Học. Những khuôn viên, campus, rộng rãi, cây cỏ, trường ốc nên thơ và đầy đủ tiện nghi sẽ rất cần cho hoạt động trí thức và cũng là một mô hình mà Việt Nam phải tiến tới...
Hồn anh như bông cỏ may
một chiều cả gió bám đầy áo em
Câu lục bát trên là bài thơ ngắn nhất của thi sĩ Nguyễn Bính, “Bông cỏ may”. Bài thơ thật ngắn, chỉ hai câu, nhưng đầy những ý tình. Trong số nhiều người yêu thích bài thơ ấy tôi chắc có nhà văn Nhất Linh. Trong một bài hồi ức khá lý thú viết về thân phụ mình (Người thừa trong làng thơ, “thi sĩ” Nhất Linh – Diễn Đàn Thế Kỷ, 23/1/2012), nhà văn Nguyễn Tường Thiết tiết lộ rằng Nhất Linh rất yêu thơ; hơn thế nữa, từng làm thơ rất sớm và có thơ đăng trên báo Trung Bắc Tân Văn năm mười bảy tuổi...
Nguyên Sa là bút hiệu của nhà giáo Trần Bích
Lan. Ông học ở Pháp, và về nước khoảng giữa thập
niên 1950, khi chính phủ của Tổng thống Ngô Đình
Diệm có chính sách mở cửa đãi ngộ các sinh viên du
học muốn hồi hương phục vụ đất nước. Ông không
phải là người thuần túy sống bằng ngòi bút, tuy có
viết nhiều trên các tạp chí như Sáng Tạo và Hiện Đại.
...
Bài viết này nhằm trình bày lại sự hội nhập văn hóa của bốn dòng chảy bao gồm: Văn hóa bản địa miền Nam. Văn Hóa từ Bắc du nhập vào sau cuộc di cừ từ 1954. Văn hóa du nhập từ phương Tây do các trí thức 99% du học chọn về Miền Nam thay vì về miền Bắc. Và cuối cùng không kém phần quan trọng là dòng văn học vắng mặt...
Có Ai Về Ghé Qua Đồng Tháp
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến - (Oct 22, 2013)
“Số lượng sếu về ở trong khu vực vườn năm nay chỉ khoảng 100 con, bằng 1/8 so với cách đây 10 năm… môi trường và hệ sinh thái ở các nơi này đang thay đổi với tốc độ nhanh là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc trở về của đàn sếu. Với thực tế hiện nay, các nhà khoa học cảnh báo, loài chim quý này có thể sẽ bị tuyệt chủng ở Đồng bằng sông Cửu Long.”
Và mới đây, bản tin của TTXVN – đọc được vào ngày 25 tháng 3 năm 2011 – cho biết...
Ông như một người thứ nam, đứng ra thay thế cho vị trưởng nam là các tướng lãnh đã khuất, để làm giỗ. Mỗi trang sách là một cái giỗ. Mỗi tựa đề là một lư hương. Mỗi câu chuyện là một linh vị, với cái tên của một miền đất Việt, với quân danh của một đồng đội đã ra đi, với tên gọi của một trận chiến. Những linh vị chít khăn tang...
Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa...
11 năm xa cách mẹ cha và mọi người thân trong cảnh tù đày luôn phải hàng ngày trực diện với vô vàn thảm kịch của đủ mọi loại nạn nhân oan khiên trên khắp nước đã dập xóa tận cùng mọi hình ảnh mùa Xuân của Đất Trời để chỉ dấy lên tâm trạng nghẹn uất não nề. Bởi mỗi mùa Xuân đều đã trở thành một điệp khúc bùng vỡ những âm vang ảm đạm thê lương quanh cuộc đời tối tăm vô vọng của bản thân và của hết thẩy đồng bào khiến mỗi câu thơ đều bắt buộc phải là những tiếng kêu phẫn hận...
Trần Phong Vũ, người bạn thân gần cận Nguyễn Chí Thiện trong thập niên cuối đời, được "chỉ định" để viết về nhà thơ, về cuộc đời trầm nổi, đằng sau những tiếng thơ đòi đoạn.
Ông viết: "Trong tập sách này, bạn đọc sẽ tìm thấy khuôn mặt thật không tô điểm của Nguyễn Chí Thiện. Đấy là một con người mà tác phong, nhân cách, tài năng, ý chí, nghị lực toả sáng trong từng cử chỉ, nhân dáng, thái độ, lời nói, ánh mắt... khi hành xử việc đời cũng như khi tiếp xúc với con người"...
... Đó là tất cả sự thực về những cái chết tức tưởi oan khuất của các nhà văn, nhân sĩ mà bọn gieo ác vẫn sống nhởn nhơ trên pháp luật với bộ mặt người lương thiện! Nguyên tắc bất di bất dịch nằm trong ý thức hệ tư tưởng của những kẻ sát nhân lương thiện này là: yêu nước và chính kiến là độc quyền của tao, mày không đi với tao, mày là kẻ thù của tao. Đã là kẻ thù thì mày không có quyền tồn tại!...
- Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay?
Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ...
Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Ở giữa hai người bạn thân là sự đồng cảm. Tận cùng của đồng cảm là thinh lặng.
Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, hiểu biết, cảm thông và tin cậy. Đến một tuổi nào đó người ta thật khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Càng lớn tuổi người ta càng cảm thấy cô đơn là vì vậy, và chẳng còn cách nào hơn là cố mà giữ lấy và yêu lấy những tình bạn cũ kỹ, hiếm hoi còn sót lại...
Quyển Nhân Văn Giai Phẩm của nhà văn nữ
Thụy Khuê không dựa theo cuốn Trăm Hoa
Đua Nở Trên Đất Bắc của Mạc Định Hoàng Văn Chí để
luận định theo cách phát hiện thêm một tài liệu mới, một
nhận định mới, một tia sáng mới vào phong trào Nhân
Văn Giai Phẩm mà hơn nửa thế kỷ qua nhà nước Cộng
Sản cố tình dìm sâu vào hố thẳm lãng quên. Vụ án ấy xảy
ra đầu năm 1955 và dập tắt vào tháng 6 năm 1958...
Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai
Thanh Phương - (Aug 19, 2013)
Trong thời gian qua, báo chí chính thức và một số nhà phê bình trong nước đã kịch liệt đả kích một bài luận văn của cô Đỗ Thị Thoan, giảng viên Đại học Sư phạm. Vụ này khiến người ta nhớ lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ cách đây nửa thế kỷ, bởi vì theo như nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, kiểu đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan là một lối phê bình “chỉ điểm”...
Như chợt nhớ ra điều gì, lão Sướng vội vàng thắc mắc:
- Còn con bò, tôi tưởng phí giao thông đã tính trong thuế đồng rồi cơ mà?
- Thuế đồng thực ra mới chỉ tính trên số diện tích cỏ nó gặm hàng năm. – Trưởng xóm kiên trì giải thích – Nuôi bò, nuôi trâu kể từ năm nay còn phải đóng phí môi trường, bởi nó hay ỉa rơi vãi trên đường. Phí môi trường của bò mười lăm cân thóc một năm...
Qua Núi Cao Vực Thẳm, Hồ Trường An giới thiệu 9 nhà văn Việt Nam, trong số có những người nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước và có những người chỉ được biết đến sau này trong sinh hoạt văn học nghệ thuật cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng gợi nhắc từ Núi Cao Vực Thẳm của Hồ Trường An là một khoảng trống đã kéo dài trong diễn trình văn học nghệ thuật Việt Nam và cũng chính là thời điềm băng hoại thê thảm của đời sống con người Việt Nam nói chung kể từ khi khai quốc...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |