1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học Xá (Trang 69) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

       

      :: Lạc Mất Mùa Xuân

          Huỳnh Liễu Ngạn - (Feb 18, 2025)


      Đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chớm lại gần nở hoa / anh đi mang nặng tình nhà / gởi theo màu áo phồn hoa giữa trời / mùa xuân lên tiếng gọi mời / cho em gặp lại mộng đời đã xa / có con bướm trắng chan hòa / đậu trên vai hỏi vườn cà nơi đâu vườn cà ở tận nương dâu / nên anh lỗi hẹn trời sâu chưa về / mùa xuân vừa mới cặp kề / sao em nỡ bỏ trăng thề rơi mau...


       

      Vết Sẹo

          Trần Hồng Văn - (Feb 15, 2024)


      Vào ngày 15 tháng Ba năm 1939, một ngày buồn thảm khi công dân thành phố Prague ngơ ngác nhìn đoàn quân chiến thắng Đức Quốc diễn hành trên đường phố. Sở mật vụ Gestapo nhanh chóng thiết lập bản doanh và các chi nhánh khắp nơi. Thế rồi một ngày tai ương đổ xuống cho gia đình hắn khi nhân viên sở này tới gõ cửa nhà. Họ cười gằn khi hỏi tên một người mà hắn không hề nghe tới, họ không chấp nhận câu trả lời và sự vô tội của hắn...


       

      Phạm Việt Châu - 'Trăm Việt trên vùng định mệnh' bốn mươi năm sau"

         Phùng Nguyễn - (Feb 13, 2025)


      Tính đến khi Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh được ấn hành ở Hải ngoại, tác giả Phạm Việt Châu đã qua đời hơn hai mươi năm, vào ngày 5 tháng 5 năm 1975, chỉ ít hôm sau khi miền Nam rơi vào tay Bắc quân. Tuẫn tiết. Bằng độc dược. Tên thật của nhà nghiên cứu Phạm Việt Châu là Phạm Đức Lợi, sinh năm 1932 tại làng Hiếu Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam...


       

      Dịch giả Trần C. Trí: "Đối diện với những biến hóa muôn màu" - Phỏng vấn và giới thiệu tác phẩm dịch thuật Trong Vườn Mắt Em

         Đinh Từ Bích Thúy - (Feb 10, 2025)


      Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California...


       

      Những năm cuối đời thầm lặng của nhạc sĩ Tâm Anh – Tác giả ca khúc “Phố Đêm”

         Đông Kha - (Feb 7, 2025)


      Nhắc đến nhạc sĩ Tâm Anh, người ta sẽ nhớ đến ngay bài hát ca khúc Phố Đêm. Ngoài ra ông còn là tác giả của nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng khác mà người yêu nhạc vẫn còn nhớ đến và yêu mến, đặc biệt là cụm bài hát Chuyện Tình: Chuyện Tình Không Dĩ Vãng, Chuyện Tình Không Đam Mê, Chuyện Tình Không Đoạn Kết, Chuyện Tình Không Hối Tiếc, Chuyện Tình Không Suy Tư...


       

      Trạch Gầm, “Đời Ghét… Đời Thương”

         Vương Trùng Dương - (Feb 4, 2025)


      Người lính Quân Báo đã từng xông pha trong lửa đạn chứng kiến đồng đội “Thằng bị chôn bị hất lên bởi pháo. Thằng bị thương chưa bó… lại bị thương” anh may mắn được sống sót, sau ngày mất nước bị lưu đày trong chốn lao tù ở núi rừng miền Bắc với hậu quả mang nhiều chứng bệnh! Với những căn bệnh ngặt nghèo, bác sĩ gia đình, bệnh viện UCI khó chẩn đoán và ngay cả bản thân của anh cũng chịu thua! Tưởng anh bỏ bạn bè ra đi lúc nào không biết nhưng rồi Diêm Vương “chê” nên ở lại trần gian...


       

      Noam Chomsky, Sự Vô Liêm Sỉ Trí Thức của Tinh Hoa Tả Phái

          Hoàng Dung - (Jan 30, 2024)


      Trước những chối bỏ sự thật của giới tinh hoa, Ponchaud chỉ có thể ngậm ngùi "Những bậc tinh hoa đã tranh cãi theo suy nghĩ của họ là nếu một điều gì không thể chấp nhận được trong logic của họ, thì điều đó sẽ không xảy ra". Hôm nay , một ngày đầu năm, ngồi nhớ tới Ponchaud, người đã giúp tôi có sự cảm hứng bắt đầu cầm bút, mở đầu cho sự nghiệp viết sách ngắn ngủi và tầm thường của mình, tôi viết bài này, như một hình thức tưởng nhớ tới ông...


       

      Tết Xưa

          Trần Thị Nguyệt Mai - (Jan 28, 2024)


      Những ngày Tết đầm ấm ngày xưa ấy còn ở hoài trong tâm trí chẳng thể nào quên. Ước gì mỗi ngày trong cuộc sống của mỗi người chúng ta đều là ngày tết an lành no đủ trong tình thương yêu gia đình. Ước gì những người lãnh đạo ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có tâm lành, chấm dứt mọi cuộc chiến tranh, dành thời gian xây dựng đất nước, lo lắng cho dân chúng luôn được ấm no, hạnh phúc và được quyền sống với đủ phẩm cách con người thật sự thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao!...


       

      Trò Chuyện Với Nhà Văn Đặng Mai Lan: Người Lạ Người Quen

         Triều Hoa Đại - (Jan 26, 2025)


      Chúng tôi đã có cái may mắn được gặp gỡ rất nhiều văn nghệ sĩ, những người mà có lẽ hầu như cả cuộc đời của họ chỉ sống cùng và sống với chữ nghĩa. Cũng qua những lần chuyện trò ấy mà tôi đã học hỏi được từ họ những cái hay, cái đẹp mà trước đây khi còn ngồi ở trên ghế nhà trường tôi cũng đã từng học qua, nhưng chữ thầy tôi lại trả về thầy ...


       

      Ông già Noel vô tích sự

          Lê Hữu - (Dec 24, 2024)


      “Ông tặng cho cháu cỗ xe đẹp nhất của ông,” Alex nói, nhìn thấy môi cậu bé phác một nụ cười. “Chiếc xe này sẽ đưa cháu đi tới đó,” Tim mấp máy môi. “Cháu đi đâu?” Alex hỏi, giọng ngạc nhiên. “Cháu đi xa lắm,” Tim trả lời. “Người ta nói với cháu như vậy. Họ nói cháu không kịp đón Lễ Giáng Sinh này đâu.” Alex giật mình. Ông cố làm ra vẻ thản nhiên. “Thật là ngu ngốc!” ông lẩm bẩm, “ai lại đi nói với một đứa bé như thế!?” “Không dám đâu,” Alex cười cười, lắc lắc đầu. “Làm gì có chuyện đó. Cháu ở đây với ta. Cháu không đi đâu cả.”...


       

      :: Quần-đảo-tráo-tên”, không thể đọc một lần!

          Nguyễn Nguyên - (Feb 22, 2025)


      Câu chuyện của Quần-đảo-tráo-tên thực chất là gắn liền với lịch sử: lịch sử chủ quyền, lịch sử bảo vệ chủ quyền, lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam trước tham vọng độc chiếm biển Đông của quốc gia láng giềng liền núi liền sông liền biển - Trung Quốc. Và vì thế nó không chỉ tựa lên chứng cứ lịch sử, sự kiện thực địa, mà còn nương vào hiện thực văn hóa, ca dao, đồng dao, thành ngữ Việt; và đặt khái niệm “quần đảo trường ca” ...


       

      :: Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên

          Đỗ Quyên - (Feb 20, 2025)


      Nhà thơ Đỗ Quyên (người Việt ở Canada) trở thành hiện tượng trong hành trình trường ca của văn học Việt Nam gần đây, với 18 trường ca. Mới đây nhất là trường ca thứ 18 của Đỗ Quyên có nhan đề “Quần đảo tráo tên” (hoàn thành tháng 10.2024). Tác phẩm viết theo thi pháp hậu hiện đại, đặc biệt với nhiều tìm tòi mới mẻ, như Đỗ Quyên tự sự, đã có “khoảng 310 tác giả của những tác phẩm, lời trích...


       

      Vài Nhận Xét Về Hai Bài Thơ Của Quách Tấn

         NP Phan - (Feb 17, 2025)


      Tôi đã đọc những bài thơ này của Quách Tấn từ rất lâu. Đây là những bài thơ rất hay, rất riêng của ông, so với những bài thơ của Lý Bạch, Vương Kiến là những bài thơ có nội dung, cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Không lẽ các tác giả chỉ căn cứ vào tên của các bài thơ mà kết luận rằng các bài thơ của Quách Tấn chỉ là những bài thơ dịch từ Hán sang Việt của các tác giả Trung Hoa thôi sao?...


       

      Đọc Phạm Việt Châu, hai mươi lăm năm sau…

         Nguyễn Mộng Giác - (Feb 14, 2025)


      Tôi được hân hạnh nhận một tập bản thảo Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh do nữ họa sĩ Mai Ly, ái nữ của Phạm Việt Châu, gửi tặng. Đọc lại những lời từng một thời gây chấn động sâu xa cho mình, tôi hết sức ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được! Lời Phạm Việt Châu phát biểu hơn hai mươi năm trước, nay đọc lại chẳng những không hề lỗi thời mà còn nguyên giá trị cảnh cáo. Còn nguyên vẹn một lời thức tỉnh cho những ai còn thao thức về vận mệnh đất nước...


       

      Nghệ thuật sáng tác trong tác phẩm "Nửa bước đường tình" của nhạc sĩ Tâm Anh

         Nguyen Xuan Bach - (Feb 9, 2025)


      Nhạc phẩm "Nửa bước đường tình" của nhạc sĩ Tâm Anh có thể là 1 sự phá cách trong cách triển khai ý nhạc, triển khai giai điệu. Đó là một điều khá lạ dù không tuân thủ một số những quy tắc thường sử dụng trong việc viết ca khúc. (Ví dụ như viết trên cùng 1 tone nhạc, viết cùng 1 nhịp, sử dụng những quãng lớn gây khó khăn cho người hát). Nhưng điều mà nhạc sĩ Tâm Anh thành công nhất chính là kiến tạo và hoá giải được những căng thẳng trong giai điệu và hoà âm...


       

      Phỏng Vấn Nhà Văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị

         Hữu Nguyên - (Feb 5, 2025)


      Trong số những cây viết nổi tiếng ở hải ngoại, Nhà văn Trường Sơn Sơn Lê Xuân Nhị là người có một vị trí đặc biệt: viết nhanh, viết nhiều, viết rất lôi cuốn. Dù viết truyện ngắn hay truyện dài, truyện về những kỷ niệm trong quân ngũ thời chiến tranh Việt Nam, hay tiểu thuyết “đen” về xã hội mafia tại Mỹ... ông đều tạo được một bản sắc riêng, khiến độc giả, ở góc độ này hay góc độ khác, khi đọc truyện đều phảng phất thấy lại màu sắc, hương vị của quê nhà, cùng cái “riêng” của tác giả qua các nhân vật...


       

      Nguyễn Văn Lục - Một Lần Nhìn Lại

         Uyên Thao - (Feb 1, 2025)


      Nhớ tới những người Mỹ với những cái tên xa lạ Turner, Webb, Luttrell, Felton… khi rời những trang sách của Nguyễn Văn Lục, tôi lại thấy mình đối diện với tấm bia tưởng niệm các nạn nhân bỏ mình trên biển cả bị đục phá tan nát tại Galang. Sách đã gấp lại, nhưng những dòng chữ của Nguyễn Văn Lục gợi nhắc nhiều cảnh sống miền Nam hai mươi năm cũ bỗng biến thành những tiếng gào...


       

      Ngày xuân, dạo chơi Phố Ông Đồ

          Lê Hữu - (Jan 29, 2025)


      Người Việt yêu quý tiếng Việt, yêu quý phong tục tập quán của đất nước mình vẫn chưa mất niềm tin. Vẻ đẹp của thư pháp tiếng Việt là vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết, của Chân, Thiện Mỹ và “gìn vàng giữ ngọc”. Các bức thư pháp gửi đi thông điệp của tình yêu tiếng Việt và lòng yêu mến, tự hào về bản sắc văn hóa của người Việt. Nói như ông đồ trẻ Nguyễn Quý, “Thư pháp là tình yêu.”...


       

      Từ khi nào báo Xuân miền Bắc vào được Sài Gòn?

         Phạm Công Luận - (Jan 27, 2025)


      Các tờ báo miền Bắc thời ấy vào Nam kỳ bằng nhiều cách khác nhau. Đến gần cuối thập niên 1930, các tờ nổi tiếng nhất ngoài ấy như Phong Hóa, Ngày Nay, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tri Tân… theo con đường phát hành xuyên Việt vào tới Sài Gòn, trong đó có vai trò nổi bật của nhà sách Nguyễn Khánh Đàm gần chợ Bến Thành, là đại lý phân phối sách báo của Nhà xuất bản Tân Dân ở Hà Nội. ...


       

      Văn Học Hải Ngoại: Giữ Gìn Bản Sắc Và Sức Sống Trong Thời Đại Mới

          Uyên Nguyên Trần Triết - (Jan 25, 2024)


      Trong thời đại toàn cầu hóa, văn chương hải ngoại chính là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, là khúc tráng ca của cả một cộng đồng luôn khát khao giữ gìn bản sắc và lan tỏa giá trị của mình. Đây vừa là tiếng nói của cá nhân, vừa là tiếng vọng của cả một dân tộc, của những người Việt ở bất cứ đâu đều mang trong mình hình bóng quê hương, mang trong tim dòng máu Lạc Hồng....



      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

       

      Bông Hồng Đen

          Trần Hồng Văn - (Jan 22, 2024)


      Những cô gái người Anh này, đặc biệt là những người có tiền lại rất thích kinh doanh. Và bạn có để ý không? Cô ấy rất đẹp. Cô ấy sống với một người Ba Tư. Ngày nay họ đều muốn sống với người Ba Tư. - Rồi cười lớn - Dù gọi họ là người Ba Tư nhưng trông vẫn có vẻ nhàm chán. Phải thêm vào câu nói của sếp Horton khi giới thiệu nàng với tôi: - “Đây là bông hồng đen (*) nước Anh” mới đúng...


       

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện

         T. Vấn - (Dec 20, 2024)


      Nguyên Lạc, như những người miền Nam cùng thời với mình, thuộc về một thế hệ rất không may trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đi lính, đi tù, rồi đi làm kiếp lưu vong vì không thể sống được trên quê hương mình. Mỗi chặng đường đã qua, mỗi một thời đã sống, đều được Nguyên Lạc ghi lại. Trong tim. Trong óc. Ghi sâu, ghi kỹ đến độ không thể nào quên được, dù có lúc rất muốn. Lâu dần, những “một thời” ấy đã trở thành phần không thể thiếu trong quãng đời còn lại ...


       

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn

         Nguyễn Văn Tuấn - (Dec 15, 2024)


      đó chính là chủ đề mà tác giả Vương Trí Nhàn khai thác trong cuốn tạp ghi này. “Cái Vội của Người Mình” là một tập hợp những đoản văn mà tác giả gọi là “phiếm luận” về những thói hư tật xấu của người Việt Nam thời hậu chiến. Xin nhấn mạnh là thời hậu chiến, tức sau 1975. Đó là những thói hư tật xấu mà tác giả quan sát từ đời sống thường nhựt. Từ những thói gian dối trong làm ăn buôn bán, hành vi ngang ngược trong giao thông...


       

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ

         Hoàng Nhân - (Dec 11, 2024)


      Cuối năm 2017 Nhà xuất bản Trẻ ấn hành cùng lúc 3 cuốn sách 50 chuyện kỳ thú phương Nam, 60 bóng hồng trong thơ nhạc, 35 chuyện tình nghệ sĩ của nhà báo Hà Đình Nguyên. 3 cuốn sách này ra mắt nhân dịp Hà Đình Nguyên tròn 60 tuổi và được xem như tạm tổng kết hơn 20 năm làm báo chuyên nghiệp của ông ...


       

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng

         Ngự Thuyết - (Dec 6, 2024)


      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm không phải là một nhân vật xa lạ trong sinh hoạt văn học, trong đó có ngành Hán Nôm, ở miền Nam trước 1975, và nay ở hải ngoại. Ông đã có nhiều đóng góp lớn lao. Nay dù tuổi đã cao, trước sự kinh ngạc của mọi người, ông vẫn kiên trì tiếp tục công việc viết lách, cho xuất bản nhiều tác phẩm giá trị, cuốn Kim Long-Xích Phượng là một ...


       

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố

         Trần Hữu Thục - (Dec 4, 2024)


      “Hội Họa Trung Quốc”, nguyên bản chữ Hán của Từ Kiến Dung, do Nguyễn Phố dịch, xuất bản tại Huế, Việt Nam, năm 2013. Trong “Lời nói đầu”, dịch giả cho biết, nội dung tác phẩm “trình bày những nét cơ bản về hội họa Trung Quốc một cách hệ thống, mạch lạc theo dòng lịch sử của Trung Hoa, có đầy đủ những kiến giải, những dẫn chứng xác đáng” ...


       

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố

         Trần Hữu Thục - (Dec 2, 2024)


      Nguyễn Phố là bạn học lâu năm của tôi, từ khi còn là học sinh Quốc Học (Huế) vào những năm đầu thập niên 1960. Tuy không học cùng lớp, lại khác nhau nhiều mặt về hoạt động xã hội và quan điểm sống, nhưng chúng tôi rất thân nhau vì đều cùng yêu thích văn chương và triết lý. Sau này, vào những năm giữa thập niên 1980, cả hai chúng tôi lại có cùng một sở thích khác vừa phát sinh: học chữ Hán ...


       

      Bùi Giáng (1926 - 1998)

         Bùi Vĩnh Phúc - (Nov 28, 2024)


      Công phu và đóng góp của Bùi Giáng hiển lộ trên cả ba mặt: thơ ca, triết lý và dịch thuật. Nhưng có lẽ, người đọc thường nhìn thấy “thể tính” của Bùi Giáng, rõ nhất, trong thơ. Nhưng, trước khi nói về thơ, có lẽ ta phải công nhận rằng, Bùi Giáng đã tung hoành ở nhiều lĩnh vực khác nữa, như dịch thuật, triết lý, biên soạn sách giáo khoa, bình luận văn học, v.v. Và ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp tốt đẹp ...


       

      Ôn ra đi để lại nụ cười

         Trần Trung Đạo - (Nov 24, 2024)


      Buổi chiều 15 tháng 9, 2023 Hội Đồng Hoằng Pháp họp để nghe cập nhật các tin tức mới về sức khỏe Ôn. Chúng tôi đồng ý rằng trong lúc theo dõi bệnh tình của Ôn sẽ phát hành một tuyển tập gọi là Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Thượng Tọa Nguyên Tạng là người đặt tựa cho kỷ yếu. Ôn chắc chắn không cần nghe hay đọc những lời ca ngợi, tri ân nhưng đệ tử chúng tôi thì lại rất cần. Tri ân Ôn là một cách căn dặn chính mình để tinh tấn tu học và để nhớ những lời dặn dò của Ôn ...


       

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh

         Viên Linh - (Nov 23, 2024)


      Trong tổ chức của đại học Vạn Hạnh, Tuệ Sỹ là khoa trưởng Phật học. Ông nổi tiếng với sự thấu suốt “Triết Học Về Tánh Không,” được coi là học giả xuất sắc về Long Thọ. Lúc ấy ông mới hơn hai mươi tuổi... Trong mấy tháng gần đây một bộ sách 900 trang khổ lớn nhan đề là “Tuệ Sỹ Văn Tuyển” được Hương Tích xuất bản tại Hoa Kỳ...Người sưu tập lại các bài viết này, anh Hạnh Viên mà tôi đã có gặp, đã trích dẫn một số thơ tuyển của sư phụ anh, rồi viết một “Hậu Từ” ý vị ...


       

      Bóng Người Cùng Thôn

          Vũ Thất - (Jan 23, 2025)


      Hôm nay, 53 năm sau, bóng dáng Diệu Hiền lại hiện về rõ mồn một. Giọng hát ngọt ngào ngày đầu quen biết như vang đâu đây: “Nếu nhớ nhau ta tìm đến. Dăm miếng cau nên tình duyên”. Ông còn nhớ nàng, thì ông phải tìm đến nàng. Một yếu tố khác càng thúc đẩy ông gặp nàng. Phải gặp sau 53 năm, xem dung nhan đó bây giờ ra sao...


       

      Cái tên Khánh Trường

         Trần Yên Hòa - (Jan 21, 2025)


      Khánh Trường làm chủ biên tạp chí Hợp Lưu rất xuất sắc, anh biết chọn bài hay, trình bày sách đẹp và lôi kéo được một số nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo cộng tác có giá trị, có cả những nhà văn, nhà phê bình nỗi tiếng ở trong nước cộng tác. Đó cũng là một thành công. Nhiều khi cái thành công đó, khiến Khánh Trường có vẻ cao ngạo, ngông nghênh...


       

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang

         Đông Kha - (Dec 18, 2024)


      Nhạc sĩ Hoàng Trang là tác giả của những ca khúc nhạc vàng đã được nhiều thế hệ khán giả yêu mến: Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh , Ăn Năn, Kể Chuyện Trong Đêm, Tâm Sự Với Anh, Nếu Đời Không Có Anh… Một điều đặc biệt, và khác biệt của nhạc sĩ Hoàng Trang so với các nhạc sĩ khác, đó là đa số các ca khúc nổi tiếng của ông đều viết về tâm sự của người con gái với tâm hồn yếu đuối, mong manh ...


       

      Bữa Nhậu Chiều

          Trần Yên Hòa - (Dec 12, 2024)


      Nhưng sau này đứt phim, chú chín mới thấy được phía bên kia. Nó hiện diện trên cuộc sống với những tư thù tư oán. Người bên kia tìm giết, sát hại, đưa đi tập trung cải tạo những người thua cuộc. Và chú cũng bị cho ra rìa vì gia đình có ông cha là người Việt gốc Hoa. Chú không được tin dùng. Những người bà con trong dòng họ, người người lục tục kéo nhau ra khỏi nước, dù có chết... Tại sao vậy cà?...


       

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược

          Hà Đình Nguyên - (Dec 9, 2024)


      Ông soạn ra một chồng tranh màu nước, kích thước mỗi bức chỉ bằng bề mặt cái laptop tuy vậy cả ông và tôi rất tâm đắc về đề tài ông vừa vẽ: Đó là những bức minh họa cho ca khúc Tình Ca của Phạm Duy "Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi..." "Bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu," "Những trẻ quê bạn với đàn trâu..." Hát tới đâu vẽ tới đó, có lẽ chưa có họa sĩ nào "phổ nhạc vào tranh" như thế!...


       

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương

         Ngô Nguyên Nghiễm - (Dec 5, 2024)


      Mới đây, cuối năm 2006, NXB Đồng Nai, in tập thơ Trịnh Bửu Hoài dày gần 200 trang, là tập tuyển thơ suốt quá trình một đời sáng tác, dù với gia sản mấy nghìn bài thơ chỉ lựa chọn chưa tới 100 bài, nhưng cũng minh chứng điều mơ ước là thi nhân của anh là chân thật và cảm động. Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương...


       

      Con Thú Tật Nguyền

          Trần Hồng Văn - (Dec 3, 2024)


      Mùa đông sắp tới là thằng con của mụ chết đã tròn một năm, nhưng mụ vẫn chưa quen được sự cô độc. Cả trang trại bị bỏ hoang từ ngày đó mà chỉ có đàn chó là sinh sôi nẩy nở. Sau nhiều năm làm việc thật cực khổ, gia đình cuối cùng chỉ còn lại mụ và đứa con trai 21 tuổi, và rồi mùa đông năm ngoái nó cũng từ giã mụ đi luôn. Bây giờ thì còn một mình với khả năng trồng trọt chỉ thu lại vài luống rau sau nhà để sinh sống mà thôi...


       

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn

         Bùi Vĩnh Phúc - (Nov 30, 2024)


      Người thi sĩ ấy đã ra đi. Cho dù người đã yêu thương thắm thiết trần gian và cuộc tồn sinh này. Nhưng giờ hẹn đã đến, và người phải rời bỏ cuộc lữ hiện tại để lên đường đi về một biên giới khác. Cho dù cuộc lữ người vừa rời bỏ có thể vẫn còn lắm chuyện thiết tha, người đã chọn cuộc lên đường, bỏ con đường kia ở lại. Trước khi đi vào đối diện hư không, giữa lòng những đêm thâu lục nhạt của cuộc đời, người đã nằm suy nghĩ và mơ ước những gì?...


       

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975

         Đông Kha - (Nov 26, 2024)


      Nhạc sĩ Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1947, bất đầu sáng tác từ khoảng năm 1967-1968 với nhiều ca khúc quen thuộc với khán giả yêu nhạc vàng là Thành Phố Sau Lưng, Về Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Lời Trần Tình, Người Tình La Lan... Gia đình ông có 5 anh chị em, chị cả của ông là Bà Lê Thị Hương cũng là vợ nhạc sĩ Thanh Sơn...


       

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc

         Nguyên Siêu - (Nov 24, 2024)


      Từ việc phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển đến biên soạn lịch sử Phật giáo, hai vị Thầy đã thể hiện một sự độc lập và tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Hai Thầy khẳng định rằng, sự tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam không phải là sự sao chép mù quáng từ các nền văn hóa khác, mà là sự sáng tạo và phát triển trên nền tảng trí tuệ tự chủ của người Việt....



      Ad-24-Index Ad-24-Index
      © Học Xá 2002

      1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   


    3. Bài Mới

       



              Bài Mới

       

      Họa sĩ Hồ Thành Đức (Mặc Lâm)

      Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)

      Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)

      Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)

      Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)

      Đoạn Kết (Trần Hồng Văn)

      Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)

      Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Thăng Long thu âm trước 1975 (Chu Văn Lễ)

      Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở (Đỗ Quyên)

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

       

       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

       

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)