1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học Xá (Trang 67) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

       

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư

          Đỗ Anh Hoa - (Sep 10, 2024)


      Xuyên suốt tác phẩm vẫn là sự nhân bản thể hiện qua những đoạn văn dạt dào tình cảm miêu tả cảnh đẹp quê hương, những địa danh, những xóm làng nơi tác giả đi qua dù là hòa bình hay trong chiến tranh, những trò tinh nghịch thuở thiếu thời, tình yêu đầu đời, tình bạn bè, tình thân và cuối cùng nhắm đến vẫn là CHÂN-THIÊN-MỸ cho dù đó chỉ là hy vọng, là đốm lửa yếu ớt trong đêm đen mịt mù...


       

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi

          Trần Hoài Thư - (Sep 7, 2024)


      Trong những điều kiện khắc nghiệt, và trong những hoàn cảnh đầy đe dọa lên số phận, vậy mà Lữ Quỳnh vẫn viết. Viết đối với anh, theo tôi, là một đam mê, chứ không phải là trách nhiệm, hay “một cây bút là một sư đoàn” gì ráo... Tôi bỗng nghĩ đến một nhận định của Mai Thảo khi ông giới thiệu bài Bệnh Xá Cuối Năm của tôi trên Văn. Ông cho là tôi đã: “đặt sống thành suy nghĩ. Tự thành trong cô đơn”. Nhận định này rất đúng cho Lữ Quỳnh....


       

      Bóng Đêm

          Trần Hồng Văn - (Sep 4, 2024)


      Giờ đây nàng ngồi cô độc bên nấm mồ, trong đầu mọi việc cũng bắt đầu bị lẫn lộn. Chỉ có nàng ngồi đây, ngay phía dưới chân chàng, nói chuyện với chàng. Nàng đã ngồi từ lâu cũng như đã ngồi từ bao năm qua. Ngôi sao đầu tiên đang lấp lánh trên bầu trời bát ngát, thình lình mắt nàng tối sầm lại. Hình như có một cánh tay từ đâu đó với tới, với tới nữa ... rồi ôm chầm lấy nàng. Tosia lùi lại, hai tay quờ quạng trong không khí. Rồi nàng gục xuống ngay bên mộ Sytin ...


       

      Nguyễn Minh Nữu

          Nguyễn Vy Khanh - (Aug 30, 2024)


      Trước 1975, ông tham gia Phong trào Du ca và là lính tác chiến, đã cùng Nguyễn Quyết Thắng và Đoàn Văn Khánh chủ trương thành lập Cơ sở văn-nghệ Con Người ở Ban-Mê-Thuột. Thơ ông sau 1975 mới được tuyển in lại trong Lời Ghi Trên Đá (TpHCM: Văn Nghệ, 2006) với 3 phần Thơ tặng con diều giấy, dế than và cá lia thia, Lang bạt và Ký thác – phần đầu gồm những bài trước 1975....


       

      Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng, Cd Nhạc Nguyễn Thiện Lý

          Huỳnh Mai Hoa - (Aug 27, 2024)


      Bằng giọng nói ngọt ngào của cô gái Bắc, Ngô Minh Hằng ngỏ lời cám ơn sự hiện diện của những người ngưởng mộ cô, nhất là những người ở nơi xa, phải lái xe đến hàng trăm cây số. Trong thời gian gần đây, thơ Ngô Minh Hằng xuất hiện đều khắp trên hầu hết các tờ báo xuất bản ở hải ngoại cũng như trên các mạng lưới toàn cầu. Sự cuốn hút quần chúng một cách kỳ lạ trong thơ Ngô Minh Hằng đã trở nên một hiện tượng hiếm thấy so với số đông thi sĩ đương thời...


       

      Giáo Sư Nguyễn Văn Bông - Tài năng, đức độ và bi kịch

          Trần Văn Chi - (Aug 23, 2024)


      Nguyễn Văn Bông, ông sanh ra nơi đất địa linh, ở đó có Trương Công Ðịnh hy sinh vì đại nghĩa; ông sống trên đường Phan Thanh Giản, tên của người Kinh Lược Sứ lấy cái chết cho ba quân được sống, ông nằm xuống trên đường Cao Thắng, tên của người chiến sĩ trí thức yêu nước... Nguyễn Văn Bông nằm xuống như một người chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, xứng đáng được vinh danh. Nguyễn Văn Bông với những gì ở ông đã làm ông trở nên con người tựu nghĩa...


       

      Tưởng Nhớ Một Trí Thức Miền Nam Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục Kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ

          Triệu Huỳnh Võ - (Aug 20, 2024)


      Việc chôn cất GS Xuân được trại giao cho đội tù hình sự phụ trách, và các tù chính trị miền Nam không được phép tiễn đưa. Họ chỉ có thể đứng tại cổng khu buồng giam, nhìn cảnh hai tù hình sự khiêng quan tài GS. Xuân đem chôn trên đồi hoang mà lòng ngậm ngùi thương xót cho sự ra đi thầm lặng và chua xót của GS. Xuân, một Trí Thức ưu tú và mẫu mực đã bỏ mạng vì sự trấn áp triệt để và chế độ giam cầm khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản Hà Nội...


       

      Phỏng Vấn Tiến sĩ Phan văn Song Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng

          Việt Luận - (Aug 18, 2024)


      Ông Phan văn Song du học và tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp, lập gia đình với phụ nữ Pháp và giảng dạy tại Viện Khoa học Quốc tế (Pháp), giống như nhiều trí thức thời đó, ông bỏ hết tất cả những hạnh phúc cá nhân và quyết định trở về Việt Nam để đóng góp cho đất nước. Nhưng cũng bắt đầu từ đó cuộc đời của ông trải qua không biết bao nhiêu là những thăng trầm theo vận nước...


       

      Tiểu Luận và Thơ của cựu luật sư Trần Thanh Hiệp

          Đặng Mai Lan - (Aug 16, 2024)


      Điều tôi muốn nhắn nhủ với các thế hệ nam nữ thanh-niên trẻ là chúng ta phải sống làm sao cho đáng sống kiếp người. Nói theo ngôn ngữ của Lý Đông A, con người phải sống đủ 3 mặt là: Sống − Còn − Nối tiến hóa. Gói gọn là sống Nhân Chủ, dựa vào Nhân Bản, rồi Nhân Chính và Dân Chủ. Khởi đầu, chúng ta phải cố gắng lưu giữ và trao truyền văn hóa của dân tộc....


       

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy…

          Đông Kha - (Aug 12, 2024)


      Nhạc sĩ Hoài Nam tên thật là Trần Hoài Nam, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Ông là tác giả của nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng là Ba Tháng Quân Trường, Chín Tháng Quân Trường, Tình Bạn Quang Trung, Những Dòng Lưu Niệm, Sau Lần Hẹn Cuối, Thương Tình Nhân, Hoa Sứ Nhà Em (tức Hoa Sứ Nhà Nàng, viết chung với nhạc sĩ Hoàng Phương)... Ông cùng một số nhạc sĩ như Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Nguyễn Văn Đông, Dzũng Chinh… tham gia sinh hoạt văn nghệ trong quân đội, chuyên sáng tác các ca khúc về người lính...


       

      Họa sĩ Victor Tardieu

          Huỳnh Hữu Ủy - (SEp 14, 2024)


      Họa sĩ Victor Tardieu (1870-1937), là người đặc biệt rất có công với nền nghệ thuật hiện đại của chúng ta... Ông đã vận động, nhiều lúc cả với tinh thần tranh đấu để trường Mỹ Thuật Hà Nội được ra đời, bổ túc cho các trường Mỹ Nghệ đã được thành lập trước đây. Trường Mỹ Thuật Hà Nội được hình thành, bao gồm 4 ban: kiến trúc, hội họa, điêu khắc và mỹ thuật thực hành. Thành phần giảng huấn toàn là người Pháp, có một phụ giáo người Việt là Nguyễn Nam Sơn, tức Nguyễn Văn Thọ...


       

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời

          Diễn Đàn Thế Kỷ - (SEp 9, 2024)


      Được tin họa sĩ Hồ Hữu Thủ (1940-2024), một danh họa nổi tiếng của Sài Gòn, người được gọi là “thuật sĩ của sơn mài”, vừa qua đời chiều ngày 9/9/2024 tại Sài Gòn, DĐTK xin chân thành chia buồn cùng gia đình ông và xin nguyện cầu cho hương hồn ông được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng... Hồ Hữu Thủ sinh năm 1940 tại Thủ Dầu Một, tốt nghiệp trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1964. Hội viên Hội Họa sĩ trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975...


       

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ

          Cao Vị Khanh - (SEp 5, 2024)


      Khi sáng tác "Đường xưa lối cũ", ông còn đâu đó trên quê hương, với chút niềm hy vọng. Biết đâu rồi có lúc im tiếng súng, đất nước yên bình, về xây lại mộ người đã khuất, tìm lại người thân dẫu có thất lạc vẫn là thất lạc trên cùng một quê hương. Còn chúng ta, đám lưu lạc tứ phương đã gần nửa thế kỷ vì trốn chạy một chế độ, có còn đâu những đường xưa lối cũ để tìm về. Người mất đã mất, kẻ tự đày biệt xứ đã là một lựa chọn tự thân thì Đường Xưa Lối Cũ, ới ông Hoàng Thi Thơ ơi, coi như đã bít lối...


       

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật

          Nguyễn Minh Nữu - (Aug 31, 2024)


      Đan sinh ra trên một đất nước khác, không phải Việt Nam. Sống trong một môi trường khác, an bình và phát triển, và được dậy dỗ từ một nền giáo dục tiên tiến. Nhưng chính từ đó, khi chúng ta biết Đan thì chúng ta lại gặp một Nguyễn Thụy Đan khác. Một đam mê với văn chương Việt Nam, một hướng vọng về thời đại xa xưa cũ và hơn vậy nghiên cứu về học thuật. Cùng với đức tin tôn giáo, Đan sống trong cảm thức đời sống rất sâu của thân phận con người....


       

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động

          Chu Tất Tíến - (Aug 28, 2024)


      Các diễn giả: Nhà Văn Bích Huyền (người tổ chức chương trình), Giáo sư Đỗ Dung, Nha Sĩ Liên Hương, Nhà Văn Hà Nguyên Lãng, Nhà Văn Chu Tất Tiến, và MC Thúy Anh đã làm cho độc giả chỉ muốn chạy đến gần Thanh Dương và tặng cho Nhà Văn, Nhà Thơ dịu hiền này những tình cảm tha thiết như người đi xa lâu ngày bây giờ mới gặp lại... Đến lúc chia tay, tất cả các giọng ca đã hát trong chiều ấy đều sát vai nhau và hát bài Hãy Yêu Nhau Đi, thay cho Thanh Dương, người luôn muốn cho xã hội tươi đẹp, và muốn cho mọi người yêu nhau mãi mãi...


       

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero

          Hoàng-Dung - (Aug 25, 2024)


      Tên tuổi nhạc sĩ gắn liền dòng nhạc trữ tình, quê hương. Chủ đề sáng tác của ông thường là những số phận không may, cuộc tình dang dở. Công chúng thích nghe nhạc của Vinh Sử vì họ thấy ở đó hình ảnh và tâm sự của chính mình... Trong suốt 60 năm viết nhạc, ông còn nhiều ca khúc lấy cảm hứng từ những câu chuyện tình như: Chuyến xe lam chiều, Vòng nhẫn cưới, Đoạn buồn đêm mưa, Qua ngõ nhà em... Các bài hát được phát khắp các ngõ, hẻm, quán cà phê Sài Gòn những năm 1980-1990...


       

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản

          Nguyễn Gia Kiểng - (Aug 22, 2024)


      Chiến thắng của cộng sản có vinh quang không? Phải trả lời dứt khoát là không. Cuộc nội chiến này là một cuộc chiến ủy nhiệm trong khuôn khổ Chiến Tranh Lạnh như Lê Duẩn đã từng nhìn nhận khi nói “ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô”. Thắng hay bại tùy thuộc ở những tính toán chiến lược của các siêu cường. Miền Nam đã thua vì bị Mỹ bỏ rơi, Miền Bắc đã thắng vì được Liên Xô tận tình hỗ trợ tới cùng. Nếu ngược lại Liên Xô bỏ rơi Miền Bắc trong khi Mỹ tiếp tục tận tình ủng hộ Miền Nam thì kết cục đã khác hẳn....


       

      TẠP CHÍ NGÔN NGỮ -Ấn bản đặc biệt- TRỊNH Y THƯ: Văn Chương Nghệ Thuật & Những Điều Khác

          Văn Học Press - (Aug 19, 2024)


      Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018...


       

      Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học?

          Nguyễn Thị Ngọc Dung - (Aug 17, 2024)


      Tiến sĩ Mai Thanh Truyết... Một nhà chính trị không lập thuyết, một nhà khoa học không ngồi trong tháp ngà tư tưởng để chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, nói cách khác một nhà hoá học thực nghiệm, Ông không chỉ mãn nguyện và an vị trong phòng thí nghiệm là đủ. “Con người” ông quả có nhiều “nghịch lý”. Là một chuyên viên phụ trách vấn đề phát thải tại Mỹ lại thường xuyên nghiên cứu về môi trường mãi tận Việt Nam...


       

      Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên

          Việt Dương - (Aug 14, 2024)


      Chúng tôi, trên nửa thế kỷ, may mắn kết được tình huynh đệ với ông Lý Đại Nguyên. Nhìn lại đời sống và hoạt động một đời của ông, tôi có thể nói rằng ông là tấm gương của một kẻ sĩ trước vận nước, một chiến sĩ có lập trường quốc gia, dân tộc vững chắc và một nhà văn hóa có tâm bình, lòng nhân và trí sáng. Ông sống bình dị, an nhiên, khi ra đi cũng nhẹ nhàng an nhiên. Vĩnh biệt anh Lý Đại Nguyên. Cầu mong anh sớm về miền tịnh thổ...



      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

       

      Đọc “Lối Cũ Chẳng Sao Quên” của Bích Huyền

          Vũ Ánh - (Aug 10, 2024)


      Lối Cũ Chẳng Sao Quên của Bích Huyền, là một tập hợp của nhiều đoản khúc góp lại thành một bi hùng ca của giới phụ nữ trong những năm tháng đen tối và vỡ vụn sau 30/4. Trường ca ấy, Bích Huyền không phải chỉ viết cho riêng bà, viết cho người con gái duy nhất của bà, Nguyễn Quang Diễm Uyển, mà cho biết bao nhiêu người phụ nữ đồng cảnh với bà trong những năm tháng khốn đốn, thay chồng nuôi con, gánh bớt cho chồng bao nhiêu nhọc nhằn...


       

      Trường Ca Việt Nam

          Thiếu Khanh - (Aug 8, 2024)


      Từ thuở sơ sinh trên bờ sông Dương Tử / Theo cánh chim Lạc / Bay về với nắng phương Nam / Ta cất tiếng hùng ca Khai rừng đuổi thú / Bốn ngàn năm khôn lớn đứng dậy /làm người. / Bây giờ một nửa thân ta thương tích / Nằm nhìn con sông Bến Hải Nằm nhìn hai phần thân thể buông nhau / Bởi chính một dòng huyết mạch!....


       

      Một Người Tên Là Lovac

          Trần Hồng Văn - (Aug 6, 2024)


      Sau đó, anh ấy tiếp tục kể lại ra cho chúng tôi nghe một loạt những hành trình dường như bao gồm nhiều lần gặp gỡ những hành tinh nhỏ hay dừng lại nơi nào đó trên suốt quãng đường đi. “Chúng tôi có một mạng lưới trạm vũ trụ và các hành tinh nhân tạo rộng lớn” - Anh giải thích với giọng điệu niềm nở hơn. - "Khi nào đó các bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều giống người rất thú vị" - Anh ấy miêu tả như toàn bộ sự việc giống như một chuyến du lịch nào đó...


       

      Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê

          Phan Tấn Hải - (Aug 4, 2024)


      Đây là một tuyển tập đặc biệt của Tạp chí Ngôn Ngữ, chủ đề về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, ấn hành tháng 5 năm 2024. Nhan đề sách còn là “Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc: Bằng Hữu & Văn Chương.” Sách dày 716 trang, bao gồm tiểu sử, thơ và văn xuôi của vị bác sĩ nổi tiếng, khi làm thơ ký tên là Đỗ Nghê và khi viết văn xuôi ký tên thật là Đỗ Hồng Ngọc....


       

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá

          Nguyễn Trọng Chức - (Aug 1, 2024)


      “Cao Nguyên Đá” là loạt tranh gần đây nhất của Nguyễn Trọng Khôi, được ông hình thành từ chuyến đi – lần đầu tiên – đến với một vùng sơn khê còn tạm gọi là hoang dã. Cảnh sắc và con người được họa sĩ thể hiện trong tranh phần lớn ở Hà Giang, với những bản làng Nặm Đăm, Thiên Hương…, những địa danh Quản Bạ, Mã Pì Lèng, Đồng Văn...


       

      Trần Thanh Hiệp: Người thi sĩ không làm thi sĩ

          Đặng Mai Lan - (July 30, 2024)


      Phải chăng hồn thơ bát ngát, nhưng người thơ Trần Thanh Hiệp đã chối từ là thi sĩ? Tôi xin mượn bảy chữ được tô đậm này làm tựa cho bài viết. Một tập thơ duy nhất, và tiếng thơ- văn chương Trần Thanh Hiệp của ngày ấy… bây giờ được thay bằng những tiếng nói mạnh mẽ, miệt mài tìm một lối thoát cho dân tộc. Nhưng… Như tất cả những gía trị tốt đẹp của Văn Học Miền Nam Việt Nam hiện đang dần được khôi phục lại. Tập tiểu luận Tiếp Nối và tập thơ Vào Đời được tái bản không ngoài những ước vọng ấy....


       

      Phương Tấn: Thơ quá một đời người

          Nguyễn Ước - (July 28, 2024)


      Có phải tâm thức của họ, cái mà nhà Phật gọi là a-lại-da-thức đã pha trộn, cưu mang và hòa quyện với chúng sinh từ muôn kiếp để ẩn tàng, luân hồi và hiển lộ trong cuộc làm người này? Nếu quả thật như thế, Phương Tấn tự nhiên là người mang thơ trong mình đi suốt đời mình. Và cứ thế, tinh anh của anh trong thơ anh sẽ còn mãi cho đến những đời sau, vì “thác (chỉ) là thể phách”. Bởi vậy tôi mới dám nói “Phương Tấn, thơ quá một đời người”...


       

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”

          Phan Tấn Hải - (July 26, 2024)


      Tôi hân hạnh có cơ duyên đứng nơi đây để nói về một tuyển tập gần 400 trang, có tên là “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” của hai nhà văn Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai... Tôi đã học rất nhiều từ sách này của Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai. Tuyển tập sách này đã đưa tôi đi từ kinh ngạc này tới kinh ngạc khác... Trong tuyển tập này, trang nào cũng hay, cũng chứa đựng nhiều thông tin về các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lớn...


       

      Chiếc Bóng

          Trần Hồng Văn - (July 24, 2024)


      Từ trên trực thăng nhìn xuống, mình thấy các vật thể đều có bóng. Bóng tối tràn ngập khắp nơi; nó giống như một tấm thảm đen và không biến mất. Bóng tối bám chặt vào khoảng không giữa bạn và nguồn sáng, chúng không bao giờ buông ra. Chặn ánh sáng lại, cuối cùng bạn chỉ còn là một cái bóng. Và bạn luôn đứng giữa hai cái đó. Từ một đứa trẻ nhút nhát, sợ hãi cái bóng của chính mình, lớn lên trở thành một nhà văn, tôi viết để kiếm sống ...


       

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng

          Du Tử Lê - (July 9, 2024)


      “Bài Thánh Ca Buồn” hiển nhiên là một câu chuyện được kể bằng âm nhạc với đầy đủ nhập đề, thân bài và kết luận - Nhưng tính tha thiết, chân thành của ca khúc từ giai điệu tới ca từ; vì thế, với thời gian, nó đã trở thành một chiếc bóng thứ hai, u uẩn, đeo dính tâm hồn nhiều người nghe, trải qua nhiều thế hệ. Tôi muốn gọi đó là chiếc-bóng-tâm-cảm hay, một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh…


       

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến?

          Lê Hữu - (Aug 11, 2024)


      Dù yêu hay ghét, dù thích hay không thích, cũng phải nhìn nhận rằng “nhạc vàng boléro” vẫn gắn bó, quen thuộc trong những sinh hoạt đời thường của người Việt mình hơn bất kỳ dòng nhạc nào khác... Những bài boléro phổ biến trong nước hiện nay hầu hết là nhạc cũ trước năm 1975 ở miền Nam, ít có bài bản mới. Nói cho cùng, người Việt trong nước yêu chuộng những bài nhạc boléro của miền Nam tự do thì cũng tốt thôi, như một sở thích, thú vui lành mạnh và cũng là cách chọn lựa như chọn người mình thực sự thương yêu...


       

      Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên

          Trần Trung Thuần - (Aug 8, 2024)


      Tôi thật vui khi nói về nhà thơ Thiếu Khanh. Đây là một nhà thơ…hỏi nhiều người “biết không?” đều nghe đáp “không!”. Quả thật vậy…vì Thiếu Khanh “tự mai một” mình kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975, Thiếu Khanh chuyển qua sống âm thầm, dịch sách chữ Anh sang chữ Việt và sách chữ Việt sang chữ Anh. Hơn ba mươi năm nay, Thiếu Khanh làm công việc phiên dịch / chuyển ngữ... Thiếu Khanh có làm thơ. Theo tôi, thơ Thiếu Khanh thuộc “nhóm” thơ Hay....


       

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành

          Việt Dương - (Aug 7, 2024)


      Tôi viết bài này để nhớ người bạn vong niên một đời... Trong khi viết những dòng này, tôi hình dung Vị Ý những lúc sôi nổi, thiết tha nói về bức tranh Đi Tìm Tự Do trong quán Tống Biệt hay trên con đường độc đạo của Galang. Bức tranh đó đã đi theo Vị Ý nên dân Việt đã thiếu mất một tác phẩm lớn, tác phẩm ghi lại một thời kỳ đen tối nhất của dân tộc...


       

      Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi

          Trần Thị Nguyệt Mai - (Aug 5, 2024)


      Từ tình thân văn nghệ, anh đề nghị tôi viết về những chân dung mà tôi quen biết ghép vào phần của anh để thành đồng tác giả “Chân dung Ngày Đó Bây Giờ”. Đó là duyên khởi của cuốn sách bạn đang cầm trong tay. Nơi đây xin chân thành cảm ơn anh Việt Dương đã cho Nguyệt Mai được góp mặt, cũng là lần đầu tiên trở thành đồng tác giả một cuốn sách. Niềm vui ấy thật to lớn...


       

      Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ hai vị Thiền Sư

          Phạm Công Thiện - (Aug 2, 2024)


      Cả ba anh em đều lớn lên, trưởng thành và làm việc với Viện Đại Học Vạn Hạnh mà chúng tôi coi như mái nhà gia đình trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa trắng; chúng tôi đều là thành phần chính yếu nhất của Ban Biên Tập Tạp chí Tư Tưởng do tôi chủ trương thành lập, cùng với Ngô Trọng Anh, Tuệ Sỹ, Trí Hải (Phùng Khánh), Chân Hạnh, Lê Mạnh Thát....


       

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa

          Hà Đình Nguyên - (July 31, 2024)


      Nói đến nhạc sĩ Tô Vũ, hẳn người ta nhớ đến những ca khúc Tiếng Chuông Chiều Thu, Tạ Từ và nhất là Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa -những ca khúc đến nay đã… 65 tuổi của ông (thời điểm viết bài này)… Người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là ông thầy dạy môn văn chương Pháp: thầy Ngô Đình Hộ (sau này trở thành nhạc sĩ Lê Thương, tác giả 3 bài Hòn Vọng Phu bất hủ), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường, thầy cũng hướng dẫn cho các học trò tập tành sáng tác...


       

      Tưởng niệm Victor Tardieu

          Ngô Kim Khôi - (July 29, 2024)


      Ông là người đầu tiên và hơn ai hết hiểu rằng tâm hồn An Nam là một trong những tâm hồn có tính nghệ sĩ nhất trên thế giới, nhưng chưa tìm thấy công thức phát triển, vẫn còn đang lần tìm con đường nghệ thuật riêng, phải được giúp đỡ trong quá trình vươn lên đầy khó khăn. Và đó là mơ ước đẹp đẽ, cũng là sự thành tựu tuyệt vời của ông.…


       

      Tình già nhà thơ xứ Quảng

          Nguyễn Văn Nhân - (July 27, 2024)


      Để coi tình già của anh ra sao. Đằm thắm hơn, nồng nàn hơn. Thăng hoa hơn. Hay tinh nghịch hơn. Nhà thơ, trái tim như cỏ lá. Một cánh hoa rơi, một dòng sông vắng, một buổi chiều mưa, một bờ vai nhỏ... Trái tim đã rung lên bần bật. Nhà thơ, không cảm xúc trước cái đẹp mới là kỳ. Mà phụ nữ, ai chẳng đẹp. Tuyệt phẩm của thượng đế. Biết sao giờ. Trái tim cỏ lá, đâu có già đi. Tình già là nói vậy thôi. Gừng càng già càng cay...


       

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”

          NP Phan - (July 25, 2024)


      Trước năm 1975, ở miền Nam, thật sự không có nhiều người biết đến Huyền Kiêu. Khi còn tại thế, nhà thơ Đinh Hùng (bạn thân của Huyền Kiêu) có giới thiệu hai bài thơ của Huyền Kiêu là “Tình sầu”“Tương biệt dạ” nhưng cũng không mấy người yêu thơ biết, không hẳn là vì ông là người của “phía bên kia”, mà thời gian ấy, nhiều tác giả tác phẩm ngoài Bắc, nhất là các nhà văn, nhà thơ tiền chiến vẫn được đưa vào chương trình học...


       

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ

          Ngô Nhân Dụng - (July 11, 2024)


      Hoàng Ngọc Tuệ tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy phong trào Du Ca. Du Ca do các nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, Hoàng Thái Lĩnh, Trần Trọng Thảo, Hoàng Kim Châu, Đinh Gia Lập, vân vân, bắt đầu nhưng chỉ hoạt động mạnh khi Hoàng Ngọc Tuệ kéo họ về cộng tác với Bộ Thanh Niên. Chính nhờ Tuệ dùng các phương tiện của bộ nên các đoàn du ca đã lan rộng khắp các tỉnh, sau năm 1965 vẫn phát triển...



      Ad-24-Index Ad-24-Index
      © Học Xá 2002

      1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   


    3. Bài Mới

       



              Bài Mới

       

      Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

       

       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

       

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)