1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học Xá (Trang 66) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

       

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão

          Trần Áng Sơn - (July 7, 2024)


      Tôi tự nhủ, phải viết một đôi điều để chia tay anh, để tạ lỗi thời trai tráng đã xúc phạm anh, vì đã có lần anh phân bua: thế mà ngày trước câu ấy đã tặng tôi một cái bạt tai! Khi nhắc chuyện này anh đã ngoài 70 tuổi, nhắc trước bà chị ca sĩ của tôi như méc thằng nhỏ ngày xưa hỗn quá. Nhưng anh có biết ngay cả khi anh từ giã cõi đời, tâm hồn anh còn trẻ hơn tôi rất nhiều, trẻ đến nổi không quên được sự nông nổi của tôi 30 năm về trước...


       

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng

          Nguyên Hòa/Việt Báo - (July 4, 2024)


      Chiều Chủ Nhật cuối tháng Sáu, gần 100 người đã cùng tụ họp tại một tiệm sách Việt Ngữ lâu đời nhất còn lại ở vùng Little Sài Gòn, nơi nhà văn, thi sĩ, họa sĩ Khánh Trường ra mắt hai tác phẩm Thơ Khánh TrườngKhánh Trường’s Oil Painting trong khung cảnh thân tình, ấm cúng. Chưa đến 2 giờ chiều, ban tổ chức đang còn sắp xếp bàn ghế sách vở, đã thấy bạn bè thân hữu và độc giả kéo đến ngồi kín căn phòng nhỏ phía trước nhà sách Tự Lực...


       

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng

          Trần Hồng Văn - (July 1, 2024)


      Ông mong đợi cuộc trèo lên tận đỉnh núi Adam cao 3,000 mét mà từ trên đó có thể thấy quang cảnh toàn hòn đảo vào ngày trời trong. Cách đây mười năm, trong lần thăm hòn đảo này lần đầu, ông đã mất dịp trèo lên đó vì có việc khẩn cấp phải trở về Luân Đôn lập tức sau khoá hội thảo. Nếu may mắn hơn nữa, ông có thể đi câu tại những dòng sông chung quanh Nuwara Eliya, một cấu tạo lạ lùng ở độ cao 2,000 mét mà hiện nay vẫn còn biết bao di tích của các thời đại vua chúa xa xưa...


       

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật

          Nguyễn Viện - (Jun 27, 2024)


      Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử...


       

      Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương, Nghệ thuật & Những điều khác

          Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ - (Jun 25, 2024)


      Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi ra mắt sách, cà phê cuối tuần, triển lãm tranh, và những lần họp mặt khi có bạn văn từ xa đến. Chúng tôi có những trao đổi trong những không gian nghệ thuật về những cuốn sách vừa xuất bản, về những nhà văn yêu thích, về âm nhạc cổ điển, về những người bạn còn mất... Nhiều lần tôi được nghe Trịnh Y Thư chơi độc tấu Tárrega, Albéniz, Villa-Lobos, Barrios, và những bản cầm khúc anh soạn cho Tây Ban Cầm. Phỏng vấn dưới đây có thể được coi như những trích đoạn của những mẩu chuyện đã kéo dài trong nhiều năm tháng....


       

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt

          Lê Hữu- (Jun 22, 2024)


      Con đường trời mưa êm /Chiếc dù che mầu tím /Môi tìm làn môi ngon. Nhạc Việt vẫn có lắm sắc màu. Trên hết, nhiều nhất, vẫn là màu tím. Màu tím ngan ngát, màu tím ngắt, tím lịm hay màu tim tím quyện trong câu hát, lời ca. Màu tím nên thơ, màu tím dịu dàng nữ tính, nhẹ nhàng mà vấn vương, lặng thầm mà quyến rũ, đến nay vẫn là đề tài và nguồn nhạc hứng chưa bao giờ cạn cho người viết nhạc ...


       

      Cuộc phỏng vấn Ông Vũ Đình Long

          Lê Thanh - (Jun 19, 2024)


      Nói đến ông Vũ đình-Long, phần nhiều ngày nay chỉ biết đến ông Vũ đình- Long nhà xuất-bản, đã gieo vào vườn văn-học ta từ tập tiểu thuyết dịch của Tàu: Thủy-Hử, Tam-quốc... cho đến những áng văn có giá trị ngày nay. Ít người nhớ rằng ông là một nhà văn đã từng có công với văn học nước nhà. Trong thời kỳ văn- học còn đang thành lập, ông là người đầu tiên đã dùng tiếng Nam sáng-tác những vở kịch mới theo thể kịch của Pháp...


       

      Vài nhận xét về bút pháp Trà Lũ

          Võ Kỳ Điền - (Jun 15, 2024)


      Đọc sách của nhà văn Trà Lũ vừa vui vừa bổ ích. Vui là vì cây viết có duyên, bất cứ bài nào, đoạn nào, dầu ai khó tánh đến đâu cũng không thể đọc qua mà không buột cười cho được. Bổ ích vì kiến thức được cập nhật hằng ngày, những tin tức đặc biệt trên thế giới đều có đủ, hơn nữa sự hiểu biết của tác giả sâu rộng, những nhận xét ly kỳ, từng chữ từng câu gợi cho ta nhớ lại chuyện xưa, giúp ta biết thêm chuyện mới bây giờ...


       

      Đọc tuyển tập “Thơ Lính Chiến Miền Nam – ARVN Soldiers Poetry”

          Nguyễn Hiền - (Jun 12, 2024)


      Tuyển tập “Thơ Lính Chiến Miền Nam – ARVN Soldiers Poetry” do Nguyễn Hữu Thời sưu tập, chuyển ngữ sang Anh văn và biên tập đã đáp ứng được phần nào nhu cầu này. Tuyển tập do Tiếng Quê Hương xuất bản (2016). Từ những bài thơ trong “Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến”, Nguyễn Hữu Thời đã chắt lọc ra 130 bài thơ của 52 thi sĩ theo tiêu chuẩn riêng của ông, để hình thành tuyển tập “Thơ Lính Chiến Miền Nam” (Thư Quán Bản Thảo, 2012)...


       

      Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản

          Quỳnh Giao- (Jun 7, 2024)


      Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.... Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975 ...


       

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học

          Trường Kỳ - (July 8, 2024)


      Dù Trần Quang Hải rất thích thú với vai trò nhạc sĩ trình diễn nhạc cổ truyền, nhưng thật sự vai trò được coi là giá trị nhất đối với ông là một nhà âm nhạc học. Chính âm nhạc học đã bổ sung rất nhiều cho vai trò nhạc sĩ trình diễn của ông. Những tìm tòi, những khám phá sâu xa trong lãnh vực nhạc cổ truyền đã khiến nghệ thuật trình diễn của Trần Quang Hải thêm phong phú và rất linh động qua tài nghệ sử dụng rất nhiều nhạc khí của ông…


       

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo

          Trương Vũ - (July 5, 2024)


      Bên cạnh hội họa, Nguyễn Trọng Khôi là một nghệ sĩ có nhiều tài năng và đam mê khác. Hát hay, đờn hay, cả sáng tác nhạc. Anh giao tiếp rộng và là bạn tốt của rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Tôi tham dự khá nhiều gặp gỡ bạn bè chung với Nguyễn Trọng Khôi. Lần gặp gỡ nào cũng để lại trong tôi ấn tượng tốt, khó quên. Tôi có cảm giác như cái đời sống ngoài hội họa nhưng khá năng động này của Nguyễn Trọng Khôi đã ảnh hưởng nhiều đến những sáng tác hội họa của anh...


       

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển

          Bùi Vĩnh Phúc - (July 2, 2024)


      Cuốn tiểu thuyết này, với lịch sử được dùng làm một phông nền qua những gam mầu rất mờ nhạt, và ước muốn của nó, theo tôi thấy, là hướng về phía ánh sáng, về sự yên bình, về sự xoa dịu, qua lòng hiểu biết và niềm tin vào cái thiện, cái tốt. Chia sẻ mong ước ấy của tác giả, nhà văn Trịnh Y Thư, tôi hy vọng người đọc tìm được cái ánh sáng và niềm tin ấy nơi tiểu thuyết nói chung. Và nơi quyển sách này, nói riêng...


       

      Đọc tác phẩm “Người Mẹ Tìm Con” của Nhà Văn Lê Đức Luận

          Vương Trùng Dương - (Jun 29, 2024)


      Tác giả chọn mẩu chuyện Người Mẹ Tìm Con làm tựa đề cho tác phẩm rất ý nghĩa. Đó là thời điểm đen tối, nghiệt ngã trong giai đoạn lịch sử tang thương trong tháng Tư năm 1975. Những người vợ, người mẹ trong có chồng, con trong thời điểm di tản hỗn loạn đã bặt tin người thân để rồi năm tháng sau ngày mất nước, nhà tan, sống trong nỗi đau tột cùng, mòn mỏi đợi chờ trong cơn tuyệt vọng!...


       

      Trăm nghìn nhánh khổ

          Vũ Thế Thành - (Jun 26, 2024)


      Đời trăm nghìn nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho mình? Năm 75 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù ở phương trời nào, Tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn đời người. Tháng Tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu...


       

      Giới thiệu Tiểu thuyết "Đường Về Thủy Phủ" và Tập truyện "Người Đàn Bà Khác" của Trịnh Y Thư

          Văn Học Press - (Jun 24, 2024)


      Cuốn sách "Đường Về Thủy Phủ" vẽ ra được một toàn cảnh với các chi tiết, tạo được một ấn tượng về cuộc chiến, về không gian và cuộc sống xã hội, lịch sử của các giai đoạn gối tiếp nhau. Và về cuộc bể dâu mà con người phải đối mặt, với những quyết định sai lầm của chính nó. Hay với cái “quyết định”, cái hướng đi mù loà, xiên xẹo và xộc xệch của lịch sử […]

      Trích Tựa của Bùi Vĩnh Phúc, nhà phê bình văn học....


       

      Cuộc phỏng vấn Ông Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu

          Lê Thanh - (Jun 21, 2024)


      Sang năm thứ tư (1917), bắt đầu mê thơ Tản-Đà. Hai quyền "Khối tình con" ra đời, không một bài nào tôi bỏ qua. Thích nhất là thơ Tú-Xương. Những bài thơ do tạp-chí Nam-Phong sao lục, tôi đọc gần thuộc cả. Có thể gọi Tú-Xương là thầy học của Tú-Mỡ.

      – Vì nhớ ơn ông thày học ấy nên ông mới lấy cái biệt hiêu ngộ nghĩnh là Tú-Mỡ? Ông giả lời tôi bằng một cái mỉm cười, nhận lấy cái hành động đầy sự biết ơn đối với ông thầy thơ của giòng sông Vị....


       

      Đọc Sách Nguyễn Lý-tưởng: ‘Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu’

          Lê Đình Cai - (Jun 16, 2024)


      Đây là một tác phẩm sử, chuyển tải nhiều biến cố trọng đại đã xảy ra trên dọc dài diễn trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Nó được hình thành từ sự đúc kết tài liệu qua phương pháp sử học, nhưng thay vì xuất hiện dưới dạng thức một cuốn sách biên khảo sử học thuần túy, khô khan và đầy tính hàn lâm thì "Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu" đã mang hơi thở của một dạng thức "tiểu thuyết lịch sử" để dễ đi vào tâm tư người đọc và dễ được đại chúng đón nhận hơn...


       

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời

          Lê Chiều Giang - (Jun 13, 2024)


      Lần cuối cùng tôi trở lại Việt Nam năm 2018. Trần Quang Lộc nhiệt tình ra đón tại ngã ba Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngôi nhà anh chị ở bên một khu vườn nhiều cây xanh, đẹp và êm đềm. Chút điều không vui vì anh đang đau yếu. Đây là lần duy nhất sau bốn mươi năm bè bạn, tôi và Trần Quang Lộc không ngồi bên một cây guitar. Lần đầu tiên anh đã không hát khi ngồi với tôi, và cũng sẽ chẳng còn bao giờ nữa…


       

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao

          Phan Anh Dũng - (Jun 8, 2024)


      Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa ngành dương cầm và nhạc pháp năm 1963... Nghệ danh Quỳnh Giao là do Nhạc sĩ Hoàng Trọng đặt cho khi chị bắt đầu hát trong ban Tây Hồ khi mới 15 tuổi. Ca sĩ Quỳnh Giao có giọng hát soprano, thanh, mỏng, có kỹ thuật cao về đơn ca và hát bè. Danh ca Châu Hà đã từng nhận định: "tiếng hát Quỳnh Giao vẫn trong, chưa hề vẩn đục, tôi đặt tên cho giọng hát này là Giọng Hát Thủy Tinh"...



      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

       

      Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời

          Như Thương - (Jun 5, 2024)


      Tôi nhớ màu tóc mây trắng của Ông. Nhớ mỗi lần gặp Ông thì thế nào cũng có một valy sách tặng đem về. Nhớ ánh mắt Ông rưng rưng tiễn biệt. Nhớ câu dặn dò: Mai mốt gặp nhau… Nhớ bàn tay của người Anh Cả choàng qua vai vỗ về và giọng nói trầm ấm, chậm rãi của Ông: “Ráng đi Út Như Thương” (Tôi đã gọi Ông là Anh Cả Hoài Thư kể từ khi biết Ông và Ông gọi tôi là Út Như Thương)...


       

      Nhà văn Đỗ Phương Khanh

          Hồ Trường An - (Jun 1, 2024)


      Vào năm 1968, nhà xuất bản Huyền Trân do Nhật Tiến chủ trương, cho xuất bản tập truyện Hương Thu của Đỗ Phương Khanh. Tôi đã viết bài điểm cuốn ấy trên tạp chí An Lạc do Đại Đức Thích Thông Bửu làm chủ nhiệm... Trong lúc bàn về sách vở, báo chí miền Nam, tên cán bộ văn hoá Mai Quốc Liên đã khinh miệt chê bai văn chương miền Nam là văn chương chợ trời, văn chương bán “sôn”. Chị Phương Khanh dằn không nổi, thét lớn: ”Sao anh dám nói thế? Anh đã xem hết sách vở miền Nam chưa? Anh nói thế là do ý anh hay anh nhân danh Bác và Đảng của anh?”...


       

      Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương

          Bùi Vĩnh Phúc - (May 30, 2024)


      Truyện của Vũ Quỳnh Hương là truyện của những nỗ lực muốn vực dậy những giấc mộng đời, những giấc mộng nằm ở mãi tận những vùng tối khuất âm u trong trái tim của mỗi một con người mà ít ai muốn ngắm nhìn mặt mũi chúng giữa cuộc sống hối hả và mệt mỏi này. Và ai sẽ là người nuôi nấng những giấc mộng của chúng ta nếu không phải đó là những nhà văn, những nhà thơ và những nghệ sĩ chân thực của cuộc đời?...


       

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu : Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam

          Du Tử Lê - (May 27, 2024)


      Tôi nghĩ, khó ai có đủ kiên nhẫn mầy mò, đánh máy, lay out, in, đóng, khâu, cắt...(hoàn toàn bằng tay) 3,600 trang sách, tính riêng cho 5 bộ “Thơ Miền Nam” các thể loại. Chưa kể, 17 tác phẩm, sáng tác trước tháng 4-1975, của các tác giả như Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn, Hoài Khanh, Kiệt Tấn, Hoàng Hương Trang, Linh Phương, Hạc Thành Hoa, Đặng Tiến, Y Uyên, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Phan Nhự Thức... Và, 130 đầu sách khác (trong số đó, có 37 tuyển tập thơ, văn thuộc tủ sách Thư Quán Bản Thảo.)...


       

      Thấy gì qua tập “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng”

          Trịnh Bình An - (May 25, 2024)


      Trần Phong Vũ vừa cho ra đời tác phẩm mới, “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng“. Với tôi, người thua Trần Phong Vũ ba thập niên, đây là một tác phẩm đặc sắc... Quan điểm chính trị của tác giả — một nhà giáo, một nhà báo Miền Nam Việt Nam trước 1975 — có thể hợp hay không hợp với người đọc, có thể đúng hay không đúng với thực tế diễn ra, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng ở đây là tấm lòng của người viết, là nhiệt tình, là niềm tin, và trên hết, là tính khiêm nhường...


       

      Chiều Trên Phá Tam Giang

          Tô Thùy Yên - (May 22, 2024)


      Chiều trên phá Tam Giang /Anh sực nhớ em /Nhớ bất tận /Giờ này thương xá sắp đóng cửa /Người lao công quét dọn hành lang /Những tủ kính tối om /Giờ này thành phố chợt bùng lên /Để rồi tắt nghỉ sớm (Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm /Sài Gòn không còn buổi tối nữa) /Giờ này có thể trời đang nắng /Em rời thư viện đi rong chơi /Dưới đôi vòm cây ủ yên tĩnh /Viền dòng trời ngọc thạch len trôi...


       

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

          Hiếu Chân- (May 20, 2024)


      Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ ...


       

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật

          Thái Tú Hạp- (May 18, 2024)


      Trời cuối đông lành lạnh, lòng tôi bỗng dạt dào với thiên nhiên như một tri âm tri kỷ. Chỉ có ta với trời đất và mây đã chia xẻ với ta những nỗi niềm buồn vui thế sự. Lòng ta chợt yêu cùng hoa lá từ cái thủy chung trầm mặc của đá, đến cái thay đổi vô thường của hạt sương trên cánh hoa. Và cũng từ những dạt dào chữ nghĩa xưa, nay tôi đã khám phá ba giòng suối ngọt ngào của ba giòng thơ tiêu biểu Đông Phương qua Thơ Thiền, Đường Thi và Haiku....


       

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo

          Nguyễn Thanh Huy- (May 14, 2024)


      Sư đã khiến nhiều người đang mê lạc tà đạo thức tỉnh trở về với ánh sáng của chánh pháp. Sư đã giúp nhiều người thấy được hình ảnh của Phật giáo nguyên thuỷ và bóng dáng tu hành - cuộc đời Đức Phật. Sư như một tấm gương chiếu yêu có thể làm lộ ra chân tướng của một số “xàm tăng”, “chuyển khoản tăng”, “hiến kế tăng” Sư đã khiến nhiều người đang mê lạc tà đạo thức tỉnh trở về với ánh sáng của chánh pháp. ...


       

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con

          Lê Hữu - (May 12, 2024)


      Người bạn nói chậm rãi. “Ngày sinh nhật không phải là ngày ông bày vẽ ra cho có chuyện để mà vui chơi hay ăn mừng, mà đấy là ngày để ông tưởng nhớ tới đấng sinh thành; nói rõ hơn, tưởng nhớ đến bà mẹ của ông, người đã phải mang nặng đẻ đau để cho ông được mở mắt chào đời, người đã phải nhọc nhằn cưu mang ông, nuôi dạy ông nên người. Ngày sinh nhật cũng không phải là ngày để ông ăn mừng hay ‘vinh danh’ ông mà là ngày để ông vinh danh… bà mẹ của ông...


       

      Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt

          Lê Hữu - (Jun 6, 2024)


      Thơ tình Như Thương vẽ lên những khuôn mặt khác nhau của tình yêu. Dẫu là khuôn mặt nào, người ta vẫn nhận ra thơ Như Thương, vẫn nghe ra lời mời gọi thật quyến rũ của tình yêu. Có khi là thầm lặng, là khép kín như tình riêng... Có khi là bâng khuâng, là vấn vương như tình đầu... Có khi là đằm thắm, là dịu dàng như tình cuối...


       

      Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn Quân Đội Phạm Phong Dinh

          Việt Hải - (Jun 4, 2024)


      Cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH đã được tác giả sắp xếp theo một cấu trúc tuần tự về nội dung khá hợp lý, để dẫn dắt độc giả, nhất là những độc giả còn chưa biết nhiều về lịch sứ Việt Nam cận đại và nguyên ủy cuộc chiến tranh Việt Nam. Những độc giả muốn có một cuốn sách có thể tham khảo ngay về nhiều vấn đề tổng quát của miền Nam và Quân Ðội VNCH, có thể chọn đọc cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH...


       

      Một Đêm

          Trần Yên Hòa - (May 31, 2024)


      Xe đến nơi anh ở, nơi đây hằng ngày anh vẫn đi về thui thủi một mình, nay anh ngang nhiên cầm tay một người đàn bà đẹp dắt về phòng mình, thật là của tự trên trời rơi xuống, anh nghĩ, rồi mai đây, khi gạo đã thành cơm, anh sẽ dung dăng dung dẻ đi bên nàng, đến mọi nơi chốn, có bạn bè và những người thân quen, anh sẽ hãnh diện giới thiệu với mọi người, ''Đây là bà xã tôi'', và trong một dịp vui nào đó, Hoa sẽ ôm đàn và hát những tình khúc của nàng, còn anh sẽ đọc thơ anh để phụ hoạ...


       

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ

          Trần Yên Hòa - (May 28, 2024)


      Tôi đọc hết những tập do Thư Ấn Quán in và xuất bản, gởi tặng tôi, tôi mới thấy công trình của nhà văn Trần Hoài Thư thật đáng cảm phục và cả tấm lòng đối với văn học miền Nam trước bảy lăm. Những bạn văn thuở ấy, bây giờ sống ở trong nước vất vưởng như những chiếc bóng. Không người nào ngất đầu lên nổi nếu không chấp nhận phục tùng chế độ... Hôm đó là thứ bảy, tôi đến sớm cùng Thành Tôn, Nguyễn Nam An, Đạm Thạch, sau đó có Nguyễn Lương Vỵ, Nguyễn Mạnh Trinh, Huỳnh Hữu Ủy, Hồ Thành Đức… Thì Trần Hoài Thư đến cùng vợ. Bốn mươi mốt năm, thầy vẫn cao lênh khênh, tóc có bạc đi, mắt kiếng cận có dầy thêm, nhưng nhìn thầy tôi vẫn nghĩ đến người của bốn mươi mốt năm trước...


       

      Cây Thập Tự Giá

          Trần Hồng Văn - (May 27, 2024)


      Có thể người ta đi qua cây thập tự giá mà không cần ghi nhớ, vì có nhiều cây tương tự được dựng rải rác bên những con đường tại xứ Lithuania này. Nhưng hình bóng của Chúa Giê-Su trên cây thập tự giá này lại thu hút sự chú ý của mọi người: người ta khó có thể vượt qua nó mà không dừng lại hoặc ít nhất là liếc nhìn lại vài lần. Tượng Chúa bằng gỗ rất khác thường, thậm chí ngày nay tôi không hiểu tại sao nó không bao giờ trở nên nổi tiếng trên thế giới...


       

      Phỏng vấn nhạc sĩ Châu Đình An và ca khúc sáng tác trong mùa đại dịch, tri ân sự hy sinh cống hiến của những người phục vụ ở tuyến đầu

          Hạ Vân - (May 23, 2024)


      Hơn ai hết cho người y sĩ với lời thề thì họ cũng phải dâng hiến cuộc sống của họ khi có sự hiểm nguy. Đó là nói về phần nghề nghiệp, nhưng trên hết là trái tim đồng loại, và trong hoàn cảnh như thế đã gây cho tôi một sự xúc động mãnh liệt, và tôi cũng cầm bút ghi lại những cảm xúc của mình và chỉ biết thốt lên những điều cảm ơn và tri ân vì đây là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm của chúng ta... Đó là lý do tôi viết lên ca khúc “Triệu Lời Tri Ân”...


       

      Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh

          Trần Doãn Nho - (May 21, 2024)


      Khi còn ở Boston, anh là một trong những thành viên tích cực trong các sinh hoạt cộng đồng và là “mạnh thường quân” cho các sinh hoạt văn nghệ. Mỗi lần có bạn văn từ xa tới để thăm viếng hay ra mắt sách, thì ngoài nhà thơ Trần Trung Đạo lo điều hành tổng quát, Phan Xuân Sinh gần như bao sân những chuyện còn lại, từ đưa đón, ăn ở cho đến tiệc tùng, thăm viếng... Giữa thập niên 2000, anh chuyển công việc làm ăn về Texas; thiếu anh, Boston dường như lắng xuống. Ngược lại, có anh, Houston khởi sắc lên...


       

      Trần Dzạ Lữ, Người lữ khách cô đơn trên sa mạc tình

          Lương Thiếu Văn - (May 19, 2024)


      Tôi biết nhà thơ Trần Dzạ Lữ trước những năm 1975 khi đọc các bài thơ anh trên tạp chí Văn Học, Văn, Tuổi Ngọc... vì lúc đó tôi cũng có bài đăng trên tạp chí tuần báo này nhưng chưa có dịp gặp mặt anh ở ngoài đời bao giờ. Tôi còn nhớ đọc bài thơ “Bữa Cơm Ngoài Chiến Trường” của anh trên tạp chí có mấy câu mà tôi rất thích...


       

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội?

          Bùi Anh Trinh - (May 16, 2024)


      Sau 1975 thì người Mỹ muốn lái sự oán hận mất nước của nhân dân Miền Nam vào ông TT Nguyễn Văn Thiệu và quân đội VNCH để quên đi hành động “bán đứng đồng minh” của Mỹ (lời của TT Nguyễn Văn Thiệu nói thẳng vào mặt Kissinger năm 1972). Họ vận động các phương tiện truyền thông tiếng Việt tại hải ngoại kết án ông Thiệu làm cho mất nước. Họ kết án quân đội VNCH hèn nhát, tham nhũng… ...


       

      Ông Giao Tiên đưa cô Thắm về làng

          Tuấn Khanh - (May 13, 2024)


      Trong những lần kể chuyện của mình, nhạc sĩ Giao Tiên thú thật rằng cô Thắm, một hình ảnh duyên dáng làng quê và gần gũi, là cách mà ông luôn diễn đạt sự thương yêu của ông với vợ và các chị, những người phụ nữ đã nâng đỡ và chia sẻ với ông để có một Giao Tiên hôm nay... Thật cũng độc đáo, khi sự nghiệp âm nhạc của một người lại có rất nhiều tác phẩm ca ngợi vợ mình như vậy. Nếu xét về kỷ lục VN, nhạc sĩ Giao Tiên có thể là người đứng đầu chủ đề sáng tác về hiền thê...



      Ad-24-Index Ad-24-Index
      © Học Xá 2002

      1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   


    3. Bài Mới

       



              Bài Mới

       

      Họa sĩ Hồ Thành Đức (Mặc Lâm)

      Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)

      Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)

      Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)

      Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)

      Đoạn Kết (Trần Hồng Văn)

      Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)

      Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Thăng Long thu âm trước 1975 (Chu Văn Lễ)

      Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở (Đỗ Quyên)

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

       

       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

       

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)