|
Vương Đức Lệ(.0.1937 - 20.1.2008) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
CHÍ TÌNH VỚI HUẾ, đó là đặc trưng của Chuyện Khảo Về Huế. (Hình như) tác giả đã viết về Huế với nước mắt của mình, mãi mê với Huế bằng một tấm lòng trân trọng. Nghiêm túc, cẩn mật, tôn kính gần như là sùng bái – nhưng rồi chợt pha một nụ cười “trần thế” vì…”quá thương” – một cử chỉ đặc thù của người Huế – tác giả đã cho thấy rõ tính cách Huế trong mỗi điều nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày ở Huế...
Một trong những ca khúc rất thành công của ông là Người Yêu Cô Đơn – “đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…”, một sáng tác bolero năm 1973 từng bùng phát vào thập niên 1990. Hang cùng ngõ hẻm nào, đâu đâu người yêu nhạc cũng biết, ai cũng có thể nghêu ngao. Có thể nói đây là một trong những ca khúc đánh dấu sự trở lại của bolero, chiếm lĩnh đời sống âm nhạc Việt Nam sau 1975 ...
Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ sớm có dân chủ. Vì hệ thống cai trị của Công An đang dùng tiền bạc mua chuộc và biện pháp trấn áp để đe dọa những người chống đối. Công An có thể để cho một người lên tiếng, nhưng tới một giới hạn nào mà không nguy hiểm cho chế độ. Nếu người đó đi quá giới hạn thì Công An sẵn sàng trấn áp. Hơn 30 năm qua, Việt Nam chưa có một tổ chức nào đủ mạnh để đối đầu với Đảng Cộng Sản...
Cuốn sách nguyên bản dày 306 trang với tựa đề “Duc, der Deutsche – Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten“, đã từng được các dịch giả Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền dịch lại với tựa đề “Vinh Quang của sự Phi Lý – Tình yêu của một phóng viên cho dân tộc Việt Nam bị bỏ rơi“, do chính tác giả Uwe Siemon-Netto trong dịp đến Berlin nói chuyện với Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam ký tặng đề ngày 23.03.2014...
Sau Tháng Ba gãy súng xuất bản lần đầu năm 1985 và đã được tái bản nhiều lần, Cao Xuân Huy chỉ in thêm một tập sách nữa mới phát hành trong năm nay trước khi ông giã từ cõi trần hôm 12.11.2010. Đó là tuyển tập Vài mẩu chuyện. Cũng với lối viết giản dị nhưng rất thực về chiến tranh, mơ ước hoà bình, về đời sống tù cải tạo mà Cao Xuân Huy đã trải qua 4 năm rưỡi trong đó...
Qua thầy J.L. Gérome, Lê Văn Miến đã tiếp thu được khá vững chắc quan niệm và kỹ pháp hàn lâm của những họa gia thời Phục Hưng như Jan Van Eyck, Rogier Van Der Weyden, Domenico Ghirlandaio, Leonardo Da Vinci, Rembrandt, và Raphael. Lê Văn Miến là họa sĩ người Việt đầu tiên vẽ tranh sơn dầu với những thủ pháp ấy. Trở về nuớc, mặc dù không vẽ nhiều, Lê Văn Miến cũng đã biểu lộ được tài năng đặc biệt của mình qua một số chân dung bạn hữu và người thân trong gia đình...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn... Năm 1964, Vòng Tay Học Trò (Nxb Kim Anh) Xuất bản lần thứ nhất 5.000 cuốn. Sách bán chạy, đã tái bản bốn lần. Bẵng đi một thời gian, năm 2021 được Nhã Nam tái bản và vẫn được công chúng đón nhận với tất cả niềm yêu thích dành cho tác phẩm này...
Từ ngày anh ra khỏi trại tập trung đến nay, loay hoay với cuộc kiếm ăn khó khăn giữa một thành phố xô bồ nhộn nhịp, xa hoa phù phiếm này. Mới đầu, vì không vốn liếng, không chỗ ở, lại bị công an theo dõi hàng đêm, Hoạt phải đi lang thang trong các khu nhà có những thùng rác, nơi bỏ rác của cư dân... Chàng nghĩ đến những ngày dài trong trại tập trung, ăn uống đói khổ, chỉ nuốt bo bo và khoai sắn khô, thế mà cũng qua đi sáu năm trong lao tù cưỡng bách. Bây giờ ra ngoài đời, mọi cơ khổ dù thế nào đi nữa chàng cũng vượt qua được...
Họa sĩ Trương Vũ là người tự nguyện thực hiện những chân dung bạn bè nhiều nhất, với một danh sách rất dài: Đặng Đình Khiết, Lê Xuân Khoa, Nguyễn Ngọc Bích, Đinh Cường... Ngoài công việc chính ở NASA, anh có đóng góp vào một số sinh hoạt văn học ở hải ngoại. Đồng Chủ biên Tuyển tập Văn chương Chiến tranh The Other Side of Heaven... Nguyên Đồng Chủ biên Tập san Việt Học The Vietnam Review của Đại học Yale (1996-1998)... Hợp tác, đóng góp bài vở cho một số tạp chí văn chương (giấy và mạng) như Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Talawas, Tiền Vệ, Da Màu...
Tôi cho rằng đây là bài học nhân nghĩa lớn (“Đem đạo nghĩa để thắng hung tàn”) của người chiến sĩ VNCH. Họ không giảng giải khô khan, không lên giọng kẻ cả tuyên truyền, nhưng họ hành động vì đại nghĩa, vì lòng nhân, và vì họ chưa đánh mất nhân tính. Tôi hãnh diện với tác giả và tôi nghĩ rằng, ai đã từng cầm súng chiến đấu một mất một còn với CS đều hãnh diện mình đã làm đúng lương tâm mà không cần tuyên truyền...
Tác giả là một người làm thơ còn nặng phần cổ điển, nhưng nhờ tác giả đã tích lũy nhiều chất liệu qua dòng sông đời mấy mươi năm nhiều sóng gió nên thơ ông gần gũi với những thế hệ già và lưu lạc. Chính vì vậy, thơ Đoàn Xuân Thu trầm lắng và buồn, tứ thơ không lạ mà làm người đọc dễ rung động, hồn thơ mang mang nỗi nhớ về một thời xa lắm, trải dài hơn năm mươi năm !!! Và Đoàn Xuân Thu đã “biết gọi dậy những tiếng vang trong đáy lòng ta vậy!”...
Sang Mỹ, anh đeo cặp vào viện Đại Học Hawaii học về ngành báo chí. Anh muốn tìm lời giải thích lập luận xuyên tạc của đa số phóng viên Mỹ viết về Việt Nam... Anh là chủ bút 2 tờ báo chính thức của QLVNCH, tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa dành cho binh sĩ, và tờ Tiền Phong, dành cho sĩ quan. Để những tờ báo anh chịu trách nhiệm biên tập đáp ứng được nhu cầu tin tức của độc giả quân nhân, anh thường có mặt ngoài tiền tuyến với các đơn vị tác chiến nhiều hơn là ngồi trong tòa soạn tại Saigon...
'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc... Nguyên nhân gốc rễ là từ ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young...
Họ thua vào năm 1968 về mặt chính trị chủ yếu vì truyền thông Hoa Kỳ đã cho người Mỹ thấy một ấn tượng sai rằng cuộc tổng tấn công tết Mậu thân là chiến thắng của miền Bắc, tôi đã nhìn thấy điều ngược lại. Tôi quay lại Huế vào năm 1972 và lúc này đang có một cuộc tấn công lớn từ miền Bắc với xe tăng tiến vào Huế. Và cuộc tấn công của miền Bắc cũng bị đẩy lùi bởi quân đội miền Nam...
Tôi gặp ông lần đầu nhìn ông cười, bao căng thẳng trong óc cũng dãn ra. Cao Xuân Huy cười với tất cả khuôn mặt. Ông ít nói nhưng khi nói thì rất cởi mở và thẳng thắn. Phải nói là ông trực tính. Phong cách một người quân nhân ngày nào còn đâu đó trong máu nên trong cử chỉ ông vẫn còn phảng phất sự ngang tàng của người lính mũ Xanh. Tôi quen ông tình cờ khi đến thăm một người bạn viết văn...
Nhạc sĩ Ngọc Sơn tên thật là Thái Ngọc Sơn, sinh năm 1934 ở Sài Gòn... Ngoài vai trò là nhạc sĩ, ca sĩ, vũ công, Ngọc Sơn còn là một nhiếp ảnh gia từ năm 19 tuổi. Cho đến nay, dù đã ở tuổi gần 90, ông vẫn miệt mài cầm máy đi khắp các vùng để chụp lại những khoảnh khắc đẹp. Ông còn là một hoạ sĩ vẽ minh hoạ cho các tạp chí, và đó cũng là nghề ông đã mưu sinh trong thời gian khó khăn sau năm 1975: vẽ tranh thuỷ mặc, sơn mài, sơn dầu, vẽ áo dài… ...
Vào cuối thế kỷ thứ 19, gần 30 mươi năm trước trường Cao-đẳng Mỹ-Thuật Đông-Dương, nước Việt-Nam đã có một họa sĩ dùng kỹ thuật sơn dầu để hình thành những họa phẩm mà đến nay vẫn còn tồn tại, đó là họa sĩ Lê Huy-Miến... Cuộc đời của Lê Huy-Miến là cuộc đời một nhà giáo yêu nước khẳng khái, quan trọng hơn là đời một họa sĩ. Các tác phẩm của ông chỉ có giá trị thời gian, không hẳn là những viên ngọc quý trong nền Mỹ thuật Việt-Nam, nếu xét theo giá trị nghệ thuật tinh túy. Tác phẩm của ông, phần lớn là chân dung sơn dầu, có tính cách hàn lâm...
Nhà thơ Lê Hân, tên thật cũng là bút hiệu, sinh ngày 02-02-1947 tại Hội An, Quảng Nam. Du học tại Hoa Kỳ năm 1967, từng sống và làm việc tại Montréal, Toronto, Mississauga (Canada), San Jose (Hoa Kỳ). Hiện định cư và hưu trí tại Quận Cam, CA. Khởi viết trên báo Tuổi Xanh (Sài Gòn) thập niên 1960. Ngưng một thời gian dài và trở lại sinh hoạt văn học, xã hội từ năm 1997. Hiện chủ biên trang mạng www.saigonocean.com và điều hành nhà xuất bản Nhân Ảnh (Hoa Kỳ)...
Bài viết này, chỉ có mục đích giới thiệu đơn giản dòng thơ của Lê Hân có từ nguồn nhạc. Chúng tôi không nhận định tỉ mỉ tính chất nghệ thuật của thơ. Đơn thuần là vài lời giới thiệu trước hoặc sau khi trích dẫn. Lê Hân, là một nhà thơ khá quen thuộc với bạn đọc trên net. Ông là tác giả của thi phẩm Tình Thơm Mấy Nhánh, xuất bản năm 2003, được nhiều trang điện toán trích giới thiệu... Trong Saigonocean, ngoài phần thơ mới chưa xuất bản (khá nhiều), dòng thơ từ nhạc của Lê Hân rất phong phú...
Cái đặc sắc nhất của cuốn sách nầy lại không phải là một ký sự chiến trường tầm thường mà là một tác phẩm văn chương rất độc đáo: với một văn phong ngôn ngữ chơn chất của người miền Nam, Nguyễn Bửu Thoại mô tả trực tiếp sự việc qua điệu nghệ gói ghém đúc kết một cách vô cùng sống động rất nhiều dự kiện diễn biến trên thực tế... Tác giả quả là một người có văn tài nên viết văn cũng giống như một nhiếp ảnh gia kinh nghiệm tài ba cộng thêm một khối óc tư duy điệu nghệ...
Cô chỉ mong mùa xuân trở lại sớm với thời tiết ấm áp và trên hết dĩ nhiên là gặp lại Ivan. Hơn bao giờ hết, cô nhớ đến anh, ước ao sự hiện diện của anh trong căn nhà này, thèm sự săn sóc của anh, căn nhà cần hình ảnh người đàn ông, vườn tược hiện nay hầu như hoang phế và cô cũng chẳng biết phải khởi đầu xây dựng lại như thế nào nữa...
Để kết, tôi muốn nói lại rằng, Quyên Di, trong cái nhìn của tôi, trên và trước, vẫn là một nhà văn của lòng nhân ái. Ông yêu thương con người và yêu thương cuộc sống. Cái nhìn của ông vào cuộc đời, vào con người, là một cái nhìn trân trọng và tha thiết. Câu văn của ông đẹp và trong sáng trong khuôn khổ ngữ pháp cũng như trong ý tưởng mà nó chuyên chở. Hai cuốn sách của ông là một lời mời gọi yêu thương và chia sẻ, những yếu tố rất cần thiết—nhất là trong cuộc sống náo loạn và đầy tiếng động này...
Nhà thơ Phan Xuân Sinh qua đời ngày 28/2/2024. Ông sinh ngày 02/01/1948 tại Nại Hiên Tây – Đà Nẵng. Ông là người lính VNCH, cựu trung đội trưởng trinh sát của trung đoàn 51 Quảng Nam, bị thương mất bàn chân phải năm 1972 tại xã Cẩm Hải, quận Ðiện Bàn, Quảng Nam. Định cư Hoa Kỳ từ ngày 1/6/1990 và cuối cùng sinh sống tại Texas. Làm thơ từ trước 1975, qua Hoa Kỳ thì viết thêm truyện ngắn, tùy bút, chân dung văn học...
Ông chuẩn bị sẵn quần áo đợi ngày bị bắt. Thế rồi họ giam ông ở khám Chí hòa gần 2 năm. Khi gia đình được tin ông đau, nhờ người xin cho về, nhưng không được. Đến khi được báo rằng ông qua đời, xin xác về làm ma, cũng không cho. Lại xin cho mang đến chùa Vĩnh Nghiêm để tụng niệm trước khi an táng, cũng bị từ chối. Mang vải đến khám đường để xin liệm, họ trả lời: - Lo cho tù nhân là bổn phận nhà nước. Nhà nước đã liệm xác rồi, gia đình khỏi lo ...
Như thế là qua đến Mỹ, Giang Đông đã vùng vẫy đưa thơ của mình vào thế giới thơ Hoa Kỳ, thế giới thơ tiếng Anh, và đã thành công. Tôi không hình dung được là Giang Đông đã làm thế nào để vừa đi làm ở hãng xưởng, vừa làm báo, viết hồi ký, làm thơ, tổ chức sinh hoạt văn nghệ, giới thiệu những tác phẩm mới như đã tổ chức giới thiệu nhà thơ Du Tử Lê từ Nam California lên Seattle để ra mắt tác phẩm ...
Tác giả Phạm Huấn thật sự đã viết sử, cuốn sách là một sử liệu, và với sử liệu này, được viết với tấm lòng như lửa, với các sự kiện có thật, có ngày giờ khi sự việc xảy ra, cuốn sách là một “bạch thư” về “quân sử và chính sử Việt Nam thời thập niên ’70.” Tại sao gọi là bạch thư? Tôi không tìm được chữ nào hơn... Tôi đành dùng chữ này, vì “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Phạm Huấn đóng bìa trắng ...
Every year since 2013, the United Nations has organized the International Day of Happiness. International Tea Day is from 2019; International Co ffee Day since 2014; International Beer Day 2008. How long will there be International Pho Day? Which day? This article is only to suggest that competent officials and organizations should find ways to advocate for an International Pho Day...
Trước khi hốt bạc, Dan Brown chỉ là một giáo sư Anh ngữ. Vào một kỳ nghỉ hè, sau khi ông đọc xong một quyển tiểu thuyết của Sidney Sheldon, ông cảm thấy mình có thể viết hay hơn tác giả này! Và Dan Brown đã viết hay hơn thiệt... Chỉ cần quyển The Da Vinci Code, tác giả Dan Brown trở nên vừa nổi danh vừa nổi tiếng! Tuy nhiên ông lại bị hai tai tiếng. Một là ông bị truy tố ra tòa về tội đạo văn nhưng được tha bổng. Hai là ông bị xếp vào loại… buôn thần bán thánh vì chọn Thiên Chúa làm đề tài kiếm ăn ...
Ban nhạc AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958, gồm ba nghệ sĩ còn rất trẻ đều là tân binh của Tiểu đoàn 1 CTCT, tên là Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng, chuyên trình bày những bản nhạc vui tươi, lối trình diễn rộn ràng và khuấy động sân khấu. Họ lấy 3 chữ đầu của tên 3 thành viên trong ban nhạc để ghép lại thành tên ban nhạc AVT. Người đứng ra thành lập ban AVT là nhạc sĩ Anh Linh...
Cầu mong năm mới yên vui. / Vừa lòng tất cả mọi người lạ quen. / Đủ đầy gạo, muối, thuốc men. / Xài tiền làm phước, càng thêm nhiều tiền! / Cầu cho thiên hạ nơi nơi. / Vừa giàu, vừa khỏe, lại vừa tâm an. / Đủ đầy hạnh phước thế gian. / Thơm danh người thiện đa mang việc đời. / Cầu tình yêu ấy mãi tươi mầu. / Sung sướng bên nhau thật dài lâu. / Vừa nhiều tiền bạc, vừa nhiều phước. / Đủ cả cháu con, đủ rể dâu. / Xài hoài vẫn giầu...
Cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện. Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy...
Nguyễn Tư Nghiêm rất chăm nghiên cứu nghệ thuật cổ và rất sành. Anh tìm cái vắng mặt ở nơi có thể đụng sờ, anh nhắc cái mất đi trên những gì còn lại. Khoa hình học sáng sủa của nền văn hóa Đông Sơn, cũng như ngữ pháp bất ngờ của điêu khắc cổ đang chuyển động và nẩy nở trên tranh anh theo hướng đáp ứng ngày càng sít sao những yêu cầu thẩm mỹ mới của thời đại...
Gọi Yêu Dấu. em xưa. mái tóc. / Như vết son. còn đọng. hồn tôi / Như lời yêu. cho anh. dạo nọ / Còn nguyên si. một vệt. môi hôn / Gọi Yêu Dấu. đời anh. chạm mặt / Những phù vân. và những. ơ hờ / Mưa có lạnh. em tôi. có ấm / Yêu Dấu xưa. Em vẫn. là thơ / Em đâu đó. mà tôi. xa lắc / Không tìm nhau. không thấy. không quen. / Như kẻ lạ. tôi. nhìn. hướng khác. / Cõi mù khơi. ừ. nhớ. ừ. quên / Ôi. nói quên. mà sao. vẫn nhớ / Trong giấc mơ. Yêu Dấu. em về ...
Về văn nghệ, anh ưa môn kịch và chủ trương khác thông thường: thông thường đặt đề tài rồi mới dựng nhân vật, thì anh tìm nhân vật trước đã, để rồi nội tâm và cá tính của nhân vật tự thúc đẩy theo diễn biến tự nhiên. Anh đã thành công trong quan điểm này khi dựng vở “Anh Ký Cóp” và “Thành Cát Tư Hãn”. Sau này anh để công phu vào vở “Uyên ương” (truyện Dương quý phi) mà rồi anh chuyển sang tiếng Pháp dưới nhan đề “1’Eternel Regret” được giải thưởng của ban Jeux Floraux tỉnh Nice ...
Từ Mai Trần Huy Bích là nhà giáo, nhà văn hóa qua nhiều thập kỷ, ông viết về các bậc tiền nhân văn hóa nước nhà, sưu tầm nhiều áng văn bất hủ, trong đó nhiều bài chữ Nho của các cụ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Đức Siêu…, dịch ra Quốc Ngữ, thơ, gọn và trong sáng để lưu lại hậu thế. Ông là người nặng tình với nước non, bảo tồn văn hóa dân tộc...
Viên Linh của một thời, đẹp, tài hoa, đầy nhiệt huyết đây. Viên Linh nhà báo, nhà thơ, văn sĩ, hoạ sĩ, chủ tịch hội văn bút, v.v… Viên Linh, giữa chập chùng văn chương chữ nghĩa. Viên Linh, giữa muôn trùng gai kẽm nhân gian. Giang hồ văn chương âu cũng gió tanh mưa máu. Có khi ông cũng là gió, là mưa. Nhưng Viên Linh chiều nay trước mặt tôi, hiền lành và buồn vời vợi. Mắt ông long lanh khi được dìu ra xe, đi bát phố một vòng...
Trong ban nhạc AVT, Tuấn Đăng từng sử dụng các nhạc cụ contre-bass, đàn đáy, đàn đoản, trống..., lúc già ông lại đi hát và kéo violon ở nhà hàng Tiếng Dương Cầm trong cư xá Chí Hòa và một vài nhà hàng khác… Vài năm sau này, do tuổi tác không thể hát được nữa, ông kéo đàn cho nhà thờ giáo xứ Vĩnh Hòa (nhà thờ Đá), nơi ông sinh sống... Ông Phaolô Trần Minh Tuyên (tên thật của nghệ sĩ Tuấn Đăng) đã xuôi tay nhắm mắt lúc 4 giờ sáng ngày 6.4.2016 vừa qua, tại căn nhà nhỏ hẹp của mình, thọ 79 tuổi...
Bây giờ em gặp chị, nhưng chị đã có chủ, em đã có chủ, chúng mình không nên bước sâu thêm vào. Món ăn nào ngon cũng nên để trong tiềm thức, rồi nhớ nhung, chút thôi. Tình yêu cũng vậy, cầm tay chị đi trong Mall, như đôi tình nhân, là em đã nhấm nháp hương vị tình yêu của một thời mới lớn... Đó là em mản nguyện lắm rồi.
Cảm ơn chị, mình đừng dấn thêm bước nào nữa.
Ngạc lẩm nhẩm một mình trong lúc lái xe về nhà....
Nhạc sĩ Anh Linh tên thật là Trần Đình Kế. Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1935, sinh quán tại Phủ Từ Sơn Bắc Ninh, quê hương quan họ... Cũng từ năm 1958, ban Tam ca Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng được thành lập thuộc Đại Đội Văn Nghệ, Tiểu Đoàn Văn Nghệ - Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Sau đổi tên thành “Ban Kích động Nhạc AVT”...
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |