|
Vương Đức Lệ(.0.1937 - 20.1.2008) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Người Việt hải ngoại, đặc biệt là người Việt ở Mỹ, nên lấy những đặc điểm nào của truyền thống văn hóa Việt Nam để mà gìn giữ, để người Việt vẫn có sắc thái riêng trong quốc gia hợp chủng này. Theo GS Lê Thái Ất, hai yếu tố quan trọng hàng đầu đó là gìn giữ GIÁ TRỊ NHÂN BẢN và TINH THẦN GIA ĐÌNH của người Việt...
Nếu bạn đọc lại bài thơ cho nhiều người khác nghe và họ bị kích thích giống như bạn, đó là bài thơ xuất sắc. Đã làm thơ, đâu ai muốn làm thơ dở. Đã đọc thơ, đâu ai không muốn đọc thơ hay. Điều phức tạp và dễ ngộ nhận là chữ “hay”. Hay có nhiều cấp bậc hay, vì vậy, những gì tôi chọn để viết hôm nay trực chỉ vào chữ “hay” vừa phải của một bài thơ hội đủ kỹ thuật và nghệ thuật thi ca…
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn…
Theo nhà báo lão thành, kiến thức là trí, đạo đức là tâm. Nếu có trí giỏi mà không có tâm lành, nghề viết cũng chẳng thành tựu được bao nhiêu. Khi đã viết, không phải chỉ viết bằng tay mà viết bằng cả con tim. Bí quyết của trau dồi kiến thức là khiêm tốn và học từ sách vở tra cứu, học từ bạn và đồng nghiệp; quan trọng nhất là học từ độc giả...
Có giai đoạn, khi nhắc lại văn nghệ thời trước 1975, nhà văn Trần Phong Giao có trích đăng một bài thơ hay của Lưu Vân để minh chứng cho tuần báo Văn Nghệ Thành phố. Tâm ý của anh Giao là muốn liên lạc với Lưu Vân để trao nhuận bút bài báo. Anh nhờ Trần Hữu Dũng xin tôi địa chỉ của Lưu Vân ở Hà Nội...
Tôi viết những giòng này, gửi một số thân hữu-như là một sự giới thiệu người bạn dễ thương, viết những bài khảo cứu hay phê bình về âm nhạc khá công phu. Một điều tuyệt vời ở Lê Hữu là anh có khả năng bắt ra một điểm rất hay nào đó của nhạc sĩ hay nhạc phẩm... Lê Hữu có cái tài tìm ra ngọc ẩn trong đá chăng? Thế còn tôi-tài gì đây? Chắc là tài -tìm ra người moi ngọc từ đá!...
Một trong những họa sĩ có tranh được chọn làm bìa sách nhiều ở hải ngoại, phải kể đến họa sĩ Đinh Trường Chinh.
Nhiều người nói tranh của Chinh đẹp nhưng buồn. Cũng có người thích tranh Chinh vì nỗi đơn độc, hoài xứ, trong trẻo mà đau đời vương vất trong đó như những câu thơ của Chinh ...
Anh em trong giới thường ngạo Ngọc Linh với cả tá truyện mà nhan đề toàn phải có 4 chữ, đọc lên ngân nga đối xứng (Buổi Chiều Lá Rụng, Hoa Nở Về Ðêm, Nắng Sớm Mưa Chiều, Như Hạt Mưa Sa… còn nhiều nữa); đối chọi với nhà văn Chu Tử, cuốn tiểu thuyết nào nhan đề cũng chỉ có một chữ cộc lốc: Yêu, Ghen, Loạn, Sống!...
Đời Thủy Thủ 2 có lối văn trong sáng, dễ đọc dễ hiểu, tuy có bàn về chuyên nghiệp, kể lể chuyện sao trời nhưng bằng những từ bình dị đơn giản. Vũ Thất đã đề cập đến tình yêu quê hương, đến bổn phận và trách nhiêm người lính biển một cách rất hấp dẫn, thú vị. Và có lẽ là người duy nhất viết về đời thủy thủ một cách rất thực tế, rành rẽ, lôi cuốn...
Vào những năm gần tôi đã rất vui mừng được đọc những nhà văn, nhà thơ từ trong nước mà trong đó có những người nữ như: Phạm Hiền Mây, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Kim Hài, Huỳnh Thị Quỳnh Nga, Trần Thị Cổ Tích v.v... và v.v... là những người mà theo tôi đã làm cho văn chương mỗi lúc một trong sáng hơn, óng ả hơn...
“Tài tình” không có nghĩa đối nghịch với “tài trí.” Chữ ‘tình’ này là cảm xúc, cảm giác, siêu nhận thức, vô thức, thông diễn, hoặc là ngộ. Nó là một thứ gì tinh hoa một cách kỳ diệu, lạ lùng, mãnh liệt, biến hóa. Nó đến và đi vượt ra ngoài vòng kiểm soát của lý trí và hiểu biết…
Bình Nguyên Lộc là một trong các nhà văn nổi tiếng trong giới văn học Miền Nam trước 1975 chuyên khai thác các đề tài Nam bộ, trong đó có vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, còn gọi là Châu thổ (vùng đất bồi, song cũng có thể suy ra là đất châu báu, đất quí)...
Mẹ chị lành như đất, cả đời chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, ít khi ra khỏi làng. Ấy vậy không hiểu mấy ngày nay bà lại bất thường giở chứng, sáng sáng cứ nhìn lên bàn thờ, nơi có cái bằng Tổ Quốc ghi công, lẩm bẩm: - Không hiểu, cái thằng Mỹ nó ở tận đâu tận đâu, đến đây làm gì. Nghe các bố hô hào, bao xương máu đổ ra đánh cho nó phải cút. Đến bây giờ, lại mang kiệu rước nó vào. Giời đất ơi! Vậy thì chồng con tôi chết oan chết uổng cả rồi…
Tác giả của quyển tiểu thuyết Memoirs of a Geisha là Arthur Golden. Ông tốt nghiệp đại học Harvard về lịch sử nghệ thuật, chuyên ngành nghệ thuật Nhật Bản. Năm 1980, ông lấy thêm bằng cử nhân về lịch sử nước này. Sau đó ông còn qua Tokyo làm việc một thời gian. Với kiến thức phong phú về nước Nhật như vậy, thế mà khi viết truyện này, ông còn dành suốt mười lăm năm truy cứu và phỏng vấn...
Thi Vũ không dùng thơ để chuyển tải tư tưởng Phật học. Tự lời thơ đã đánh thức diệu hữu nơi chân không. Như ngày nắng bừng lên. Như dáng hoa bung rộ. Rung động với bên ngoài không qua trung gian giác quan. Nghe thế giới bằng lời vô ngôn. Khởi từ Tuệ. Hương không về qua khứu giác. Lời không vang trong âm thanh ...
Cảnh Cửu là ai? Không hề có một thông tin nhỏ nào. Ngay cả khi còn là thư ký tòa soạn Văn, chính ông Trần Phong Giao, lúc cho đăng truyện Thư từ Tuy Hòa mà “không cần qua Ban tuyển đọc tác phẩm, chỉ vì truyện khá hay, lại là truyện ngắn đầu tay” – lời TPG. Ông viết thư khuyến khích Cảnh Cửu, gửi nhuận bút cho tác giả...
Đinh Linh là một hiện tượng khá đặc biệt trong văn học Việt Nam. Ông viết truyện ngắn, làm thơ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khởi đầu gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, phải tự học tập luyện cả về ngôn ngữ và văn học, bắt đầu từ việc chuyển dịch các tác phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi đi đến việc sáng tác....
Khi đứng dậy ra về, tôi nhận ra trên chiếc ghế sơn mài mình vừa ngồi là khuôn mặt cách điệu của một trong những kẻ gieo tai ách lên đất nước này. Sơn mài là một nghề kiếm cơm của anh sau 75, khi được cụ Nguyễn Gia Trí chỉ vẽ cho một vài thủ thuật. Anh đã tỉ mẫn đem những khuôn mặt của quỷ bày lên đó cho mọi người đặt đít ngồi xuống. Hóa ra anh lại còn thâm hơn các cụ thâm nho ngày xưa....
Cho tới nay, chính trị với nhiều người vẫn bị coi là một thứ độc địa, tồi bại, không nên dính vào. “Tôi chỉ làm nghệ thuật, tôi không làm chính trị”... Nhiều “nhà” văn, “nhà” báo, “nhà” nghệ thuật, “nhà” phê bình… của miền Nam cho tới nay vẫn tự hào về cái mác phi-chính trị, cố tình không hiểu thái độ dửng dưng ấy đã là cái đinh đóng chặt quan tài chôn chết miền Nam của họ...
Nhắc đến Nguyễn Tất Nhiên, tôi liên tưởng đến Hemingway. Tuy Hemingway không gặp khó khăn nhiều với cuộc sống như Nguyễn Tất Nhiên nhưng ông cũng tự tử vì bất mãn với chính bản thân. Hai con người là hai cuộc sống, hai cách sáng tác khác biệt. Nhưng cả hai đều phải trải những giai đoạn trầm cảm (depression) và cả hai đều đã viết nhiều về cái chết...
Toàn thể tác phẩm của Lâm Tuyền quả là ít, nhưng rất nghệ thuật và độc đáo. Vào thập niên 50, tân nhạc Việt Nam mới tiến qua ngưỡng cửa “phôi thai”, mà với nhạc thuật vững vàng, câu cú có hệ thống rành mạch như Lâm Tuyền thì thật ra rất hiếm. Nghe nhạc mình nhận ra trình độ của người sáng tác. Có học nhạc pháp, hòa âm mới viết được như thế...
Ngay trong vòng năm đầu tiên ở hải ngoại, nhà giáo Bảo Vân đã có sách Việt ngữ in ra rồi, trong khi viết báo truyền bá công việc của mình, và gửi đăng hai câu thơ cảnh giác đồng hương đồng cảnh học ngôn ngữ mới là đương nhiên, nhưng hãy lo một chuyện không kém phần quan trọng: Chỉ sợ cháu con quên Việt ngữ / Ðừng lo lũ trẻ kém Anh văn....
Năm 1975 định cư ở Mỹ, tôi làm việc tại nhà máy lọc nước thải của thành phố Seattle với tư cách một chuyên viên phòng thử nghiệm hóa chất cho đến ngày về hưu, tháng 4 năm 2006. Cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu và các báo mạng Talawas, Da Mầu, Diễn Đàn Thế kỷ... Đã có hai tác phẩm xuất bản, hồi ký Nhất Linh, cha tôi (Văn Mới 2006) và tập truyện Mùa hạ năm ấy (Văn Mới 2008)...
Khi chúng tôi ngồi ghi lại vài cảm tưởng về Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất, chúng tôi chỉ muốn vừa để giới thiệu vừa để bày tỏ cùng tác giả niềm ngưỡng mộ một nhà văn dù ở tuổi ngoài tám mươi nhưng ở ông vẫn tỏa sáng một văn tài qua tác phẩm mới còn nóng hổi này vậy! Quả thật, truyện dài Đời Thủy Thủ 2, về nhiều phương diện, là một tác phẩm rất thú vị!...
Hoàng Dung tên thật là Hoàng Xuân Trường. Ông từng là một đại úy Quân Y trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi đến Hoa Kỳ, ông học lại và sau đó hành nghề Y khoa. Hoàng Xuân Trường được nhiều người nói tới như một bác sĩ tận tâm, một người hiền lành và ít nói....
Tự trong sâu thẳm tâm hồn nàng là sự mâu thuẫn - Quên và Nhớ! Nàng muốn quên đi tất cả và cũng muốn nhớ tất cả! Nhớ quên, quên nhớ đã từng hành hạ trái tim non nớt của nàng; cho nên, “Tình Yêu” đối với nàng là một sự thiêng liêng, nhiệm mầu của dòng nhân duyên đã định sẵn, có thể là duyên lành, cũng có thể là duyên nghịch.....
Mặc dầu ít vẽ sơn dầu, nhưng vô số minh họa của Văn Cao cũng đủ góp một bút pháp vào bầu khí mỹ thuật Hà Nội. Rất hiển nhiên, Văn Cao đã in đậm những dấu vết của ông, bên cạnh các khuôn mặt khác như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng. Có thể nhắc đến vài tên tuổi khác nữa, nhưng theo cách nhìn của tôi, chính bốn người họa sĩ trên đã tạo nên nét viền đậm nhất cho một phong cách Hà Nội, khác với phong cách Sài Gòn có vẻ như muốn vươn về một chân trời khác...
Trong cái nhìn đối sánh với lý luận văn học dân tộc hiện nay, những quan điểm lý luận của Thạch Lam còn nguyên giá trị bởi “có sức thuyết phục mạnh mẽ, bởi sự minh triết trong tư duy lý luận - phê bình được nghiền ngẫm tâm huyết từ những trải nghiệm của một tấm lòng hết mình cho nghề văn, của một đời văn đã đạt những thành tựu sáng giá”...
Anh là cả một quyển bách khoa về hội họa, có thể nói hàng giờ về các kỹ thuật phong cảnh, kỹ thuật ấn tượng, kỹ thuật điểm họa, về các trường phái khác nhau như dã thú, biểu tượng, lập thể và những họa sĩ đại diện cho các kỹ thuật và các trường phái này. Những lúc đó tôi thấy anh nói một cách say sưa phát hiện rõ điểm mê say của mình... Trong số họa sĩ mà anh tôn sùng, có lẽ Van Gogh là người có nhiều ảnh hưởng nhất đến anh...
Ngôn ngữ là vũ khí của nhà văn. Trách nhiệm khi cầm một món vũ khí trên tay rất nặng nề. Tự do mang vũ khí không có nghĩa là tự do bắn xả. Tự do sáng tác cũng có trách nhiệm như thế: ngòi bút phải dừng lại ở nhân phẩm của người khác, và sự an nguy của họ. Khi nào và bằng cách nào, đó là nghệ thuật của người viết, là tài năng của tác giả...
Tôi đọc Phạm Hiền Mây rất chậm, trước hết do tôi không tin những gì mà các cây bút phê bình nổi tiếng như Đặng Tiến, Nguyễn Thị Dư Khánh, Nguyễn Vy Khanh, Khánh Trường, Nguyễn Văn Hòa... và nhiều tên tuổi khác viết ra. Với một tên tuổi mới mà được quá nhiều người xưng tụng đôi khi chỉ gây nguy hiểm cho thơ...
Cuối cùng cô cũng phải chịu nhượng bộ Felix cùng những người thân của anh ta và đặt một vé đi Odessa. Suốt cuộc đời, cô chưa bao giờ nhìn thấy biển. Bên cạnh đó, Felix sinh ra ở Odessa và muốn cô đến thăm vì anh ấy không còn hy vọng đến đó (Chú Thích: Odessa là thành phố đông dân thứ ba ở Ukraine, là một cảng và trung tâm giao thông lớn nằm ở phía tây nam của đất nước, phía tây bắc Hắc Hải)...
Bài này dịch từ chương sách "To Be and Not To Be" trong cuốn "The Quantum And The Lotus" của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận và Lạt Ma Matthieu Ricard.
Giáo sư Thuận là Trưởng Khoa Vật Lý Thiên Thể trường Đại Học Virginia. Ông là tác giả nhiều cuốn sách khoa học tiếng Pháp và tiếng Anh...
Đọc văn anh, ta như được nghe một bản nhạc cổ điển với âm lượng nhỏ. Và thổn thức, dìu dặt, bồi hồi, say đắm, day dứt cùng anh. Anh không làm dáng chữ nghĩa, không dùng bút thuật, ngay cả khi chêm chen thơ nhạc vào, cũng là vì tình cảm dẫn dắt. Nhưng anh có cái lôi cuốn của hồn câu chữ. Nó tạo nên trong người đọc một cảm xúc nao nao khó tả...
Trong hình phụ bản và bìa chụp một bức tranh lớn rớt nằm ngược trên nền nhà. Mục đích bài này là giải thích hiện tượng lạ trên. Cách đây năm năm, vào đầu tháng năm này, chị Y. rời nhà để vào làm cư dân nursing home... Chị Y. ở một nơi hiu hắt, anh ở một nơi hắt hiu. Không cách ly mà như thể cách ly ngàn trùng...
“Chúng ta được sinh ra bởi từ tình yêu của bố mẹ, vì bố mẹ thương nhau nên mới có chúng ta. Nhưng dù sao tình yếu đó cũng có giới hạn. Nhưng có một tình yêu hơn cả con người chúng ta đã yêu nhau, và không bị giới hạn, đó là tình yêu tuyệt đối dành cho đấng tạo hóa. Vì đấng tạo hóa tạo ra vũ trụ bằng tình yêu,”...
Phát kiến về DNA đã giúp con người hiểu rõ hơn về những nguyên lý điều hành sự sống và sự tiến hóa của những sinh vật trên trái đất. Nó cũng đưa đến những ứng dụng để cải thiện cuộc sống con người, thí dụ như việc ghép các genes cần thiết vào gia súc để những thú vật to lớn hơn, nhiều thịt hơn, ghép gene vào cây cối để chống lại sâu rầy, ghép gene vào vi trùng để chúng chế tạo dược phẩm...
Tôi gặp Thế Lữ ở Hà Nội. Ba khuôn mặt như ba giọt nước mắt sầu não muôn đời, đó là Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát và Thế Lữ. Ai vui trông thấy ba ông cũng buồn lây. Mười năm liền tôi không thấy một nụ cười trên khuôn mặt này. Văn Cao thì chua chát. Nguyễn Xuân Khoát thì lạnh ngắt. Còn Thế Lữ thì âm thầm như cái bóng. Ba ông là ba ngôi sao trên vòm trời kháng chiến Việt Bắc ...
Hoàng Dung định tính cho Cõi Trời Cõi Ta là một tập sưu khảo khoa học và nhân văn. Tuy nhiên, sẽ không sai khi khẳng định tác phẩm là những trang tâm bút ghi lại nỗi lòng một lớp người phải nhận chịu thân phận chìm ngập giữa đau thương và cũng rạng ngời không ít nét tự hào, đặc biệt là với một tình cảm thiết tha luôn thao thức trong tim...
Truyện thứ hai là Lịch sử nhìn từ âm bản, trong đó Thơ viết về những người lính, những vị tướng đã tuẫn tiết trong thời điểm 30/4. Thơ rất kính phục họ và đây cũng như là một sự vinh danh giành cho họ. Khi viết truyện này thì Thơ tìm hiểu rất nhiều, và khi viết cũng có rất nhiều nước mắt. Mình cảm thấy mình nợ rất nhiều những cái chết đó, và khi Thơ viết là Thơ muốn những cái chết đó không trở thành uổng phí. Đối với Thơ thì cái hành động tự tử đó rất là đẹp...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |