|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tôi muốn nói, người lính trong văn xuôi họ Vũ, dù cấp bậc nào, cũng là một người bình thường, với những bi phẫn của đời lính chiến. Bút lực hay ý thức vai trò nhà văn của họ Vũ, đã soi rọi vào những góc khuất buồn, vui, nhục nhằn của đời lính – – Tựa đó là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng dẫn đường hoặc, trách nhiệm, tâm thái văn trước nhiễu nhương, tang tóc của tổ quốc...
Kính gởi: Giáo-sư Đàm Lily (Bà Đàm Trung Pháp), Giáo-sư Đàm Trung Phán,
Hội-Đồng Điều-Hành Viện Việt-Học kính chuyển bản Phân-Ưu đến nhị vị Giáo-sư và xin thành kính chia buồn cùng quí Giáo-sư và toàn thể tang quyến. Sự ra đi của Giáo sư Đàm Trung Pháp là niềm đau buồn và mất mát lớn lao cho Viện Việt-Học…
Viết về các nhạc sư, nhạc sĩ cổ nhạc (cải lương) các thập niên 1940 đến 1970, tôi không biết nên trân trọng mời nhạc sĩ đàn tranh Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu) ngồi ở hàng ghế danh dự nào. Vì một lẽ giản dị là anh Bảy Bá là một người nghệ sĩ «đa tài», với ngón đàn tranh tươi mướt, với sự hiểu biết sâu sắc về cổ nhạc và tân nhạc, anh Bảy Bá xứng đáng được tôn vinh là một nhạc sư.…
Ở Mỹ, Trần Văn Sơn đã gặp lại những bạn văn cùng thời như Viên Linh, Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế, Hà Thúc Sinh, Vũ Uyên Giang, Trần Kiêu Bạt, Lê Phi Ô… Các bạn văn hay bạn lính, đều được Trần Văn Sơn ghi lại trong những hồi ức, kỷ niệm, rất trân trọng, trong phần cuối sách.…
Nằm lẫn trong các mái ngói cũ kỹ mà ẩn nấp bên trong là những con người đang âm thầm, miệt mài đôi tay, dồn cả tâm trí và tâm hồn để thổi vào đất sét, làm nên những sản phẩm - tác phẩm gốm với nét độc đáo về một vùng miền mà địa lý, văn hóa và con người như đã được tạo hóa lập trình sẵn...
Không cần phải cứu vãn những giấc mơ, mà phải cứu vãn niềm tin. Niềm tin còn, thì giấc mơ tự nó sẽ phục hồi.
Bốn mươi sáu năm rồi đấy! Cuộc đời có khi tràn ngập những tuyệt vọng, nhưng đúng là niềm tin cần được cứu vãn. Tôi cần niềm tin. Đất nước này cần niềm tin. Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền...
Bài viết đang dở dang thì hung tin Trần Hoài Thư phải cấp cứu vào bệnh viện vì chứng ói ra máu. Và đây bài thơ được viết ra sau năm ngày nằm trong bệnh viện JFK (New York Hospital Center of Queens). Đây Trần Hoài Thư “lì” của con người luôn bị “khổ nạn” dằn vặt...
Mặc dù chưa từng ra chiến trận nhưng phải nói là tinh thần chiến đấu của các SVSQ rất là hào hùng anh dũng. Nhưng với súng trường không thể nào hạ được chiến xa, cho nên tôi gọi Đại úy Lê Văn Ngữ, Đại đội trưởng ĐĐ663/ĐPQ là đơn vị bảo vệ trường dùng súng M72 để hạ chiếc chiến xa này...
Hồi đó, dù mỗi người ở một nơi, mỗi người một nghề, mỗi người một quan điểm và nhiều người chưa hề gặp, nhưng tôi có cảm giác tất cả đều là bạn bè. Dùng lại một chữ của Nguyễn Mộng Giác: bạn văn. Chúng tôi đọc nhau, thở hơi văn của nhau, chia sẻ cảm nghĩ của nhau trên từng trang văn, trên từng câu thơ, có khi, trên từng dòng chữ, đến nỗi khi tình cờ gặp nhau, là đấu láo say sưa y như thể đã quen nhau tự bao giờ ...
Để quí bạn có cái nhìn rõ hơn về khuynh hướng sáng tác của một số nhà văn nữ quen thuộc trong thời chiến, đặc biệt là ảnh hưởng của thời cuộc (biến cố Mậu Thân, những ngày niền Nam hấp hối...), chúng tôi đăng lại hai bài phỏng vấn. Một là của Lê Phương Chi. Hai là của tạp chí Thời Tập. Những nhà văn: TRÙNG DƯƠNG, NGUYỄN THỊ THỤY VŨ, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MINH QUÂN, TÚY HỒNG, NHÃ CA đã trả lời câu hỏi về thời cuộc...
Ôi, những mùa Giáng sinh trong khổ nạn ngục tù của các Anh mà không một ai muốn nhớ tới hoặc trải nghiệm thêm một lần nào nữa. Và cũng mong sao trên quê hương sẽ không còn những trại tù giam giữ những người yêu nước, thương dân.
Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Nguyện xin Hồng Ân Thiên Chúa
Cho Người biết Thương Yêu nhau...
Tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ hiểu hết tâm tư của những người đi trước, nhưng từ đây, mỗi khi hướng về Lá Cờ Vàng, tôi thấy ở đó những cố gắng không ngừng của những người con đất Việt: Suốt 40 năm, họ đã chung tay giữ vững một Ngọn Cờ, giữ vững một tinh thần Tự Do, giữ vững một nền đạo đức truyền thống, và hơn hết, giữ vững một Tâm Hồn Việt Nam....
Mỗi ngày trên đường về khi nắng chiều xuyên qua những ngọn cây Palm hai bên đường chạnh nhớ đến câu cuối cùng trong nhạc phẩm Nắng Chiều: “Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...” Chính Anh là ánh nắng chiều đã ngừng trôi trên Thành Phố Los Angeles... Tiếng đàn Tri Âm, Tri Kỷ Bá Nha Tử Kỳ cũng chỉ là dư âm chìm sâu trong hố thẩm tiềm thức.…
Tôi nhớ, có lần nói với tác giả nửa đùa nửa thật, “Văn Hoàng Quân như ‘liều thuốc bổ’ giúp tăng cường sinh lực, mang đến sự trẻ trung, vui tươi cho người đọc.” Nói thế là có lý do, vì có câu “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Đặc biệt, truyện Hoàng Quân còn là món ăn tinh thần hợp khẩu vị giúp người đọc tạm quên đi phần nào những âu lo và làm dịu bớt bầu không khí nặng nề, ngột ngạt trong mùa dịch giã này...
Cuốn hồi ký này đã cống hiến cho chúng ta hình ảnh một nhà trí thức luôn luôn tích cực với đất nước. Giáo sư Vũ Quốc Thúc là người học rộng, khoa bảng cao, điều đó ai cũng biết, nhưng ông xứng đáng với danh xưng là Trí Thức vì lúc nào ông cũng vận dụng hiểu biết của ông để làm những điều ích lợi cho quốc gia...
Vậy mà tôi được đọc một nhà văn trong nước, Vũ Thế Thành, hiện ẩn cư tại Đà Lạt, viết một cuốn truyện mà như một làn gió thoảng giữa cơn bão táp thời cuộc. Ông viết nhẹ nhàng như chuyện đời thường, đọc như uống một ly chanh đường giữa cái nắng Sài Gòn...
Nguyên Sa không còn gần với tôi nữa. Con chim đã vùn vụt cất cánh bay tới những phần đất khác. Đời sống trăm dòng và nhà thơ kiêm giáo sư triết, người giám đốc trường, người chủ nhiệm mới đã ở trên cái trăm giòng nhiều mặt ấy. Khiến chẳng những tôi đã thấy xa còn như thấy mất hẳn Nguyên Sa trước tầm mắt nhiều khoảng thời gian…
Sau khi chiếm được Sài Gòn, VC liên tịch thu ngay Quân Y Viện Cộng Hòa, hung hăng tàn bạo xua đuổi tất cả những thương bệnh binh ra khỏi bệnh viện, mà trên người vẫn còn đây thương tích máu mủ chưa lành. Bốn mươi tám giờ sau họ đem xe ủi đất san bằng Nghĩa trang Quân đội ở Hạnh Thông Tây và phá sập Nghĩa trang Quân đội ở Biên Hòa...
Thêm một dự án di sản văn chương miền Nam vừa được hoàn tất. Giai phẩm Tân Phong. Sở dĩ gọi giai phẩm vì nó không có giấy phép ra nguyệt san. Làm tập nào kiểm duyệt và xin giấy phép tập ấy. Có tất cả 23 tập trong vòng hai năm (1959 – 1960)…
Những bộ phim tiêu biểu nhất của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc như Xin nhận nơi này làm quê hương, Người tình không chân dung, Người về từ đỉnh núi… gây nhiều tiếng vang. Phim Con búp bê nhồi bông đoạt giải Điện ảnh Đông Nam Á. Có một hình ảnh để lại ấn tượng đậm nét trong thời chiến: muôn ngàn tinh tú lấp lánh trên vòm trời cao phản chiếu vào vũng nước mưa trong chiếc nón sắt của người tử sĩ, cái nón sắt chơ vơ bị bỏ lại bên lau sậy...
Với tôi, Cung Trầm Tưởng không chỉ đi tiếp con đường lục bát Huy Cận mà, họ Cung còn đẩy vận hành của một chu kỳ lục bát tới chỗ rốt ráo của nó. Hai chữ “rốt ráo” tôi dùng ở đây, xin hiểu theo nghĩa Cung Trầm Tưởng, bằng vào tài hoa và trí tuệ của mình, đã hoàn tất một thời kỳ lục bát. Ðem lục bát ra khỏi bóng rợp của giai đoạn lục-bát-kể-chuyện, kéo dài mấy trăm năm...
Hầu hết truyện của ông thuộc loại truyện không truyện, đôi khi mông lung đến huyễn hoặc. Chữ nghĩa cứ tự do tuôn trào trên đầu ngọn bút và bay và nhảy, thỏa thuê, mặc sức tỏa chiếu trên từng trang giấy cho đến lúc chiều tà, tắt nắng, vẫn mải miết loanh quanh. Vậy là người đọc phải chịu khó xâu chuỗi, chắp nối, sắp xếp lại để có thể cảm được những điều ông viết ra ...
Được sống với niềm đam mê viết của mình, trải qua nhiều thập niên cầm bút, với bao nhiêu là hào hứng nhưng cũng là những chặng đường bầm dập và lận đận của Nguyễn Văn Trung cho tới cuối đời. Nay tới tuổi 91, trong sự quên lãng, anh đang rũ bỏ ký ức không còn nhớ, không còn ham muốn tích luỹ thêm bất cứ một điều gì. Anh luôn luôn cười và như một “lão ngoan đồng”, anh đang hồn nhiên trở lại sống như một đứa trẻ.…
Thời gian như ngựa chạy tên bay. Thoáng chốc, TQBT đã hai mươi tuổi. Chẳng thể ngờ! Những người chủ trương dù lúc ban đầu đang ngấp nghé ở tuổi hưu xứ Mỹ nhưng vẫn còn mạnh tay khỏe chân, đầu óc, trái tim còn nồng nàn chữ nghĩa. Nay cộng thêm hai mươi năm, nghĩa là hai mươi lần sức lực đã giảm, đi đứng đã phải cần đến cái chân thứ ba, cộng thêm bệnh tật thời “máy móc rệu rạo” hoành hành. Họ chỉ còn lại trái tim mạnh mẽ với tình yêu văn chương và một tình bạn keo sơn, gắn bó. Văn chương thật diệu kỳ và thật đẹp biết bao!…
Từ lâu, chất trắng trong não bộ chỉ được coi là những mô thụ động, nhưng những khám phá mới trong vài năm gần đây đã chứng minh được là chính những mô này giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc học hỏi cũng như là nguyên nhân của nhiều bệnh tật của bộ não.… Chất trắng tạo nên các bộ phận của não và tủy sống, dẫn truyền các mệnh lệnh giữa chất xám và phần còn lại của cơ thể...
Nhạc sĩ Hoàng Quý có rất nhiều sáng tác nhưng có một bài hát luôn gắn liền tên tuổi với ông, ca khúc “Cô láng giềng”. Được sáng tác trong khoảng thời gian 1942 -1943 khi ông rời Hải Phòng lên Sơn Tây làm thư kí cho một trại chăn nuôi bò. Nhạc sĩ Hoàng Quý có dáng người cao, điển trai nên có rất nhiều người đẹp theo đuổi, nhưng ông chỉ một mực chung tìnɦ với ca sĩ Hoàng Oanh..…
Điều chúng tôi thích nhất ở ông là sự thành thật. Ở vào hoàn cảnh của ông, thành thật cũng có nghĩa là can đảm. Hơn ba chục năm bị đày đoạ, luôn luôn sống trong tâm trạng phập phồng chờ đón những thảm kịch thảm khốc nhất, ông không khiếp sợ đến nỗi phải tự biến mình thành một con vẹt chỉ biết lải nhải lập lại những câu nói đã thành khẩu hiệu của chế độ hoặc co rút lại trong câm lặng, từ khước đối thoại để tránh khỏi nguy cơ bị hớ hênh, bị chụp mũ.…
Bác Sĩ Imad lấy chiếc ống nhòm trong bao ra rồi hướng về phía khối đen ở phía thật xa. Tại nơi đơn độc giữa bãi sa mạc mênh mông với chiếc xe hơi hỏng máy mà nước uống lại gần hết thì đây là tia hy vọng cuối cùng để bám víu vào.
- Có lẽ là người Bedouin sống ở đằng kia. - Ông bực tức nói với người vợ. (Chú thích: Bedouin là giống dân Ả Rập du mục sống trong các túp lều rải rác trong sa mạc). Đây là lần đầu tiên Sumayya theo ông đi xa kể từ lúc hai người cưới nhau...
Tôi đã gặp được những con người xa lạ không có tình thân thuộc, nhưng đã hết lòng giúp đỡ tôi vượt qua nghịch cảnh. Và, nhớ lại thời hoạn nạn vượt biển, vượt rừng của mấy triệu người Việt tỵ nạn, có tôi trong đó, cũng nhờ có Tình Người của hàng tỉ người dân nhiều nước trên thế giới, thể hiện Lòng Bác Ái thông qua Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, đã cứu giúp tất cả chúng ta có được cơm no, áo ấm ở trại tỵ nạn, và nhận hưởng ánh sáng tự do, dân chủ ở các nước thứ ba, để từ đó được thăng hoa đời sống ...
Với những hoạt động kinh tế-xã hội trong Nam kỳ kỹ nghệ công ty (phong trào Minh Tân) và những hoạt động báo chí, văn học trên Nông Cổ Mín Đàm, Lục tỉnh tân văn và các di sản để lại, đủ để khẳng định ông là một người yêu nước nhiệt thành, đã tham gia nhiệt tình vào phong trào yêu nước Minh Tân ở Nam Bộ, thực hiện “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, có nhiều tư tưởng tiến bộ trên nhiều lĩnh vực…
Người viết những dòng này chỉ là thế hệ rất xa thời “Văn Chương Tùy Hứng”, thế mà đọc lại những lời bình trách nhẹ nhàng của Mai Thảo gửi người cầm bút thời ấy mà rùng mình! Ông nói nhẹ đó nhưng lại rát mặt. Ông nhắc các nhà thơ nhà văn thập niên 1960 là không được tùy hứng khi sáng tác, cần khẳng định cứng rắn và đi thẳng đến mục đích, bằng không chúng ta không đạt được gì, như mùa màng thì thất bát, văn chương thi phú thì chết yểu!...
Sau hết, thay mặt Ban Giám Khảo, chúng tôi thành thật chúc mừng hai tác giả đoạt giải khuyến khích. Tác giả Nguyễn Văn Hưởng có mặt, nhưng tác giả Vũ Phan, tiếc thay, vì lý do an ninh bản thân đã không đến dự được. Đó là một điều thật đáng buồn. Chúng tôi mong mỏi quý vị sẽ tiếp tục viết những tác phẩm khác mỗi ngày mỗi hay hơn, mỗi ngày mỗi có giá trị hơn để làm phong phú thêm sinh hoạt văn học nghệ thuật...
Tập “Thơ Viêm Tịnh” gồm gần 80 bài với nhiều thể loại khác nhau: thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ ngũ ngôn, thơ tự do, thơ xuôi. Dù làm theo thể loại nào, Viêm Tịnh có một cách dùng chữ và ý rất riêng, thường ít thấy ở phần nhiều nhà thơ khác. Tựa đề một số bài thơ nghe cũng khác lạ: Buổi hoan đao, Kệ rượu, Yêu hề, Phương mê, Lục, Lục đục, Như ri, Khúc âm phổ minh, Góc mòn, Đông tà bóng, Đen là thủy ...
Chính Văn là một tạp chí chính trị, văn chương. Hiện diện từ tháng 6-1971 đến tháng 8-1972. Chủ nhiệm: nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Tiêu đề in ngoài trang bìa cho biết Chính Văn là “Tờ báo của những suy tư và xúc động trẻ”... Trải gần hai năm thăng trầm, với ba thư ký tòa soạn thay đổi, dù về mặt chính trị, con én chính trị gia, lý thuyết gia Nguyễn Mạnh Côn đã không thực hiện được tâm nguyện, nhưng về lãnh vực văn học, Chính Văn đã tạo nhiều tiếng vang, quy tụ nhiều người viết thời danh, làm những chủ đề đặc biệt văn chương…
Trần Vũ nắm vững thủ pháp cùng bút pháp truyện ngắn. Đọc truyện ngắn Trần Vũ là để nghe “cái hồn” của chữ nghĩa, chữ nghĩa như được thổi bùa phép làm sống dậy vẫy vùng, quẫy đạp. Trần Vũ dẫn người đọc vào truyện như một cơn lốc dữ phá toang cửa ập vào nhà. Người đọc cảm nhận ra ngay tức khắc điều gì sắp tới, nhưng vẫn hồi hộp chờ đợi một biến cố bất ngờ đang mở ra phía trước...
Những cây đại thụ mang lại cho chúng ta cả một trời quá khứ đầy hình ảnh sống động với cái nhìn sắc bén, những ảnh đời thường mà thật lạ. Một trong những đại thụ đó là nhiếp ảnh gia Lê Anh Tài. Ông được nhà thơ Bàng Bá Lân nhìn như một thi sĩ: “Thi sĩ với chiếc máy ảnh”.
“Thi sĩ với chiếc máy ảnh” cũng là tựa đề cuốn sách ảnh ông in năm 2004 . Hôm nay tôi muốn giới thiệu với độc giả về nhiếp gia Lê Anh Tài và khuynh hướng sáng tác của ông....
Tôi không sinh ra ở Tây Ninh, nhưng tôi đã có thể chết ở Tây Ninh, chết vì Tây Ninh, nhiều lần. Chữ chết hiểu theo nghĩa đen, chính xác, bởi vì tôi đến Tây Ninh với tư cách một người lính tác chiến trong những năm sống mái mất còn cuối cùng của cuộc chiến, mà tính chất ác liệt, kể cả về quân số tham chiến cũng như kỷ thuật chiến tranh đã lên đến mức cao nhất ở khắp các mặt trận...
Các tiểu thuyết của Phú Đức ngay từ khi ra đời đã nhận được sự yêu thích của độc giả đại chúng nhờ chứa đựng nhiều yếu tố ly kỳ hấp dẫn nơi cốt truyện, các pha gay cấn trong những cuộc phiêu lưu võ hiệp của các nhân vật trai tài gái sắc, những cuộc tình thơ mộng. Ngôn từ nghệ thuật giản dị, gần với tầng lớp bình dân đông đảo ở thành thị bấy giờ...
Duy Lam động viên khóa 3 Thủ Đức, cấp bậc cuối cùng, Trung tá Quân đoàn I, tù cải tạo gần 13 năm. Những năm tháng mới sang Hoa Kỳ theo diện HO vợ chồng anh sống tại Orange County, Nam California, sinh hoạt văn nghệ với nhiều thân hữu địa phương. Sau đó 3 người con gái của anh đã đón vợ chồng anh về sống tại Virginia, miền Đông Hoa Kỳ. Tại đây, anh chuyên về hội họa. Căn phòng riêng của anh trưng bày la liệt các họa phẩm của anh. Dần dần trí nhớ của anh có giảm sút...
Ngày 18 tháng 9 năm 2021, lúc 10:00 giờ sáng, qua hai anh Phạm Văn Nhàn và Tô Thẩm Huy, các anh chị đã hẹn nhau vừa nhận và chúc mừng thi phẩm “THƠ TUYỂN TOÀN TẬP” của Trần Hoài Thư tại cà phê La Madeleine (Houston, Texas). Anh Nguyễn Lệ Uyên ở Việt Nam có tham dự qua Face Time: Đông, vui và cảm động. Anh Lương Thư Trung ghi lại (hình ảnh) buổi ra mắt sách. Sau đây, xin gởi vài hình ảnh kỷ niệm với phần chú thích, để các anh chị tường lãm:...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |