|
Thanh Sơn(1.5.1940 - 4.4.2012) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Feb 20, 2013
Hội cử tôi và anh Đức trông coi việc xây cất, nhiều khi thiếu tiền trả công thợ, tôi và anh Đức phải chạy vạy bán tranh để trả. Trụ sở xây gần hai tháng mới xong. Cần phải có điện nước! Anh thợ bảo: "Cần xin giấy phép để bắt điện, nước". Tôi và anh Đức nháy nhau cười: "Có giấy phép mà, cứ bắt đi". Anh thợ yêu cầu chúng tôi đứng dưới cột đèn để anh leo lên cây câu dây. Hai anh em vừa đứng vừa run, nếu cảnh sát đến là chúng tôi "dọt". ...
Feb 16, 2013
Hầu hết nhạc xuân đều vui tươi, rộn ràng, hớn hở, tràn trề hy vọng. Tiết tấu trong sáng, gọn, nhanh, phơi phới. Ca từ khai thác những hình ảnh đẹp nhất, tươi sáng nhất tượng trưng cho mùa xuân: chim hót, hoa cười, nắng mới, cây cỏ xinh tươi, đầy niềm tin và hy vọng. Nghe hát lên lòng thấy ấm lại, bao ưu tư phiền muộn tiêu tán và cảm thấy mình bỗng trở lại tuổi thanh xuân.
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
(Cánh thiệp đầu xuân - Minh Kỳ)...
Feb 12, 2013
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun-xoe,
Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn ngành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Feb 06, 2013
"Tết năm nào trời Dakota cũng lạnh dưới mấy chục độ âm mà ông bà vẫn nấu bánh tét trong ga-ra ..."
Chắc thấy vẻ mặt tò mò của tôi nên cậu Ian giải thích:
"Đó là loại bánh truyền thống ngày Tết của người Việt, làm bằng
gạo nếp và đậu đen, nhân đậu xanh, to bằng bắp tay, bắp chân, nấu
mấy tiếng đồng hố mới chín. Ông biết không, năm nào gần đến nửa
đêm cha tôi cũng đốt đèn trong và ngoài nhà sáng trưng để mừng giao thừa...
Jan 17, 2013
Chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn, những người lính miền Nam vẫn phải chiến đấu - trong tư thế của người tự vệ - và chỉ mơ ước thanh bình, để có thể trở về và sống cái lối sống của họ, cái lối sống mà họ ưa thích. Còn những người lính ở phía bên kia chưa hẳn đã cùng một tâm tư như họ. Hãy nghe Ngô Đình Khoa mô tả đối phương của anh:
“…Người làm giặc từ Bắc phương tràn tới
Giáp trận súng tay cơm vắt muối vừng
Miệng giải phóng lưỡi điêu ngoa trăm tội
Tim óc người chất ngất những hờn căm…”
Jan 15, 2013
Chúng ta có thể kể tên lần lượt:
- Ở Huế có tờ Việt, tờ báo vận động văn học nghệ thuật về nguồn với hình thức in ronéo, do Nguyễn Văn Ban, Tần Hoài Dạ Vũ, Kiều Trung Phương, coi sóc;
- Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có tờ Trước Mặt do Luân Hoán, Thành Tôn, Phan Nhự Thức, ... chủ trương...
- Ở Qui Nhơn có tờ Nhìn Mặt do
Trần Hoài Thư, Đặng Hoà , ... chủ trương...
Jan 10, 2013
Trong Hoàng Việt địa dư chí, Phan Huy Chú có phác họa
bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834 (Minh Mệnh thứ
14). Bản đồ này mới nhìn hơi giống bản đồ trong quyển tự vị
của đức giám mục Jean Louis Tabert mang tên Dictionarium
Latino-Anamiticum, ấn hành năm 1838 ở Serempore, Pondichery,
Ấn Độ, nơi ấn quán J.C. Marshman của giáo hội Tin Lành. Bản
đồ này mang tên An Nam đại quốc họa đồ-Tabula Geographica
Imperii Anamitici, với hình thể sông núi, duyên hải, cù lao rõ
ràng, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa như trong bản đồ của
Phan Huy Chú đã phác họa bốn năm về trước...
Jan 06, 2013
Điều đầu tiên làm tôi thất vọng khi so sánh mộ Cụ
Phan khiêm nhường ở trong một rẻo
đất, chung quanh đầy nhà của dân
chúng, cây cối mọc lan tràn lấn chiếm,
trong khi đó lăng Nguyễn Đình Chiểu
cách không xa bao nhiêu nằm ở một vị
thế trang trọng, có đền thờ, có quá
nhiều bậc thềm lên lăng, có mấy cô
thuyết minh duyên dáng lịch thiệp, có
nhiều người săn sóc, quét tước, tỉa cây
và nhang đèn cung cấp cho khách
viếng với giá tự nguyện.
Dec 29, 2012
- Có một nhà văn của Miền Nam trước kia, khi sống lưu vong, có nói đại khái rằng nếu một nhà văn không bị cấm đoán mà lại không viết được nữa, thì sẽ đau khổ vô cùng. Cô Thanh Bình có ý kiến gì về nhận xét này?
- Vâng, nếu không bị ai cấm đoán mà lại không
viết được nữa, vì lý do không còn người đọc, thì cũng
buồn lắm. Nhưng theo Thanh Bình, nếu chỉ còn vài
người đọc, mà vẫn còn cảm thấy muốn viết, vẫn còn
một tấm lòng, thì Thanh Bình vẫn cứ viết...
Dec 20, 2012
Tôi, Santa Claus, nhìn cháu nhỏ, hỏi một câu theo thông lệ mà tôi đã từng hỏi hàng trăm đứa trẻ con khác trong mùa Giáng Sinh năm nay:
“Cháu có ước gì không?”
“Ông ơi! Con không ước đồ chơi gì hết. Ba con nói: mẹ con
lạc trên biển Đông đã bao năm mà chưa tìm được đường về.
Ông có thể tìm ra mẹ, rồi dắt mẹ về với con được không? Con
muốn mẹ.”...
Dec 09, 2012
Nhưng tác dụng của bài lộ bố còn lâu dài hơn là cuộc chiến tranh. Thật vậy, qua giọng nói ngang tàng của bản văn, ta muốn nói cho họ biết: "Quí vị lịch sự thì ta lịch sự lại. Nhưng nếu hống hách làm tàng, ta chả nể nữa đâu..."
Bài học này vua quan Tống đã học
được, chứng cớ là từ đấy cho đến lúc
nhà Tống mất vào tay quân Nguyên,
vua quan Tầu hết kiếm chuyện với ta...
Dec 07, 2012
Trong các áng hùng thi của dân tộc
từ xưa tới nay, một bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt, chỉ có hai mươi tám chữ, của
Lý Thường Kiệt (1019-1105), lại được
truyền tụng đời đời, ít ra là trên mười
thế kỷ nay, như là "Bản Tuyên Ngôn
Độc Lập đầu tiên của Việt Nam," từng
được đọc trên mặt nước một con sông,
sông Như Nguyệt ở Bắc Ninh, trước
hàng vạn kẻ thù phương Bắc...
Dec 02, 2012
"Sự thành công rực rỡ của trường Y
khoa Đại học Việt Nam ở Sài gòn là
một mối lo ngại cho Đảng Cộng sản và
Mặt Trận Giải phóng Miền Nam. Một
số sinh viên được gọi ra bưng để nhận
kế hoạch phá hoại trường. Họ được
huấn luyện để quên đi hẳn một điều,
một điều đại nghĩa, là Nhà Trường là
Mẹ Nuôi chung của tất cả các người
học ở trường. Giết Mẹ Nuôi là một tội
ác Trời không tha, đất cũng không dung...
Feb 20, 2013
Khi họp để chính thức thành lập hội tại nhà
Bác Sĩ Nguyễn Tấn Hồng trên đường Phan
Thanh Giản, Quận 3, Sài Gòn, ngoài ông
Nguyễn Tấn Hồng chỉ có chúng tôi, gồm các
họa sĩ và điêu khắc gia Ngy Cao Uyên, Hiếu
Đệ, Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề,
Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, Mai Chửng,
Đinh Cường, Hồ Thành Đức và tôi, Trịnh
Cung. Lúc đó là tháng 11 năm 1966. Họa sĩ
Ngy Cao Uyên được bầu làm chủ tịch lâm
thời của hội, Nguyễn Trung và Mai Chửng
giữ vai phó, tôi làm tổng thư ký, các anh còn
lại là ủy viên ban chấp hành. Kể từ đó, tất
cả chúng tôi đều là thành viên sáng lập Hội
Họa Sĩ Trẻ Việt Nam...
Feb 14, 2013
Tháng lụn, năm cùng, sự chẳng cùng
Nửa đêm xuân, lại nửa đêm đông.
Chi lan tiệc cũ hương man mác
Đào lý vườn xưa tuyết lạnh lùng.
Đất có bâng khuâng chờ hội ngộ ?
Trời như thao thức đợi tao phùng.
Gà kêu, pháo nổ, năm canh trót
Mừng cội mai già gặp chúa Đông...
Feb 09, 2013
Tin xuân truyền bá khắp xa gần
Oanh én cỏ hoa mừng đón rước
Oanh rọi đầu cành, hoa cười xuân
Cỏ rợn chân trời én liệng nước.
Vạn vật đắc ý, người thanh tân
Trẻ bé đùa vui, già hưởng phước
Mừng xuân ta có thơ hai vần
Xuân sang năm khác thơ cũng khác.
Jan 22, 2013
Từ một nỗi tha thiết ao ước của người bạn văn cùng thời,
khi ngỏ ý được thấy Thư Quán Bản Thảo sưu tập lại truyện
ngắn Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc cũng
như tập bút ký Địa Ngục Có Thật của Dương Nghiễm
Mậu, tôi lại lên đường. Lần này thay vì Cornell, hướng
Tây Bắc, nay là Yale hướng Đông Bắc. Qua Google, tôi
được biết cả hai thư viện này đều lưu trữ Địa Ngục Có
Thật. Nhưng kỳ này tôi chọn Yale vì Yale cách nhà tôi chỉ
khoảng 3 giờ đồng hồ lái xe. Trong khi Cornell phải mất 5 tiếng...
Jan 17, 2013
Sau đại thắng quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ỏ Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ngày nay), "đặt trăm quan, chế triều nghi, định sắc phục" mở đầu nền tự chủ và độc lập của nước nhà.
Sử gia Ngô Sĩ Liên ca tụng chiến thắng này như sau: "Chiến
thắng Bạch Đằng Giang đặt nền móng cho việc khôi phục quốc
thống. Các đời sau này như Đinh, Lý, Trần, Lê sau này đều dựa
vào chiến công dựng nước này, chứ đâu chỉ rực rỡ một thời mà thôi!"...
Jan 14, 2013
Âm nhạc là một trong những môi trường nuôi dưỡng tiếng Việt. Giới trẻ ở hải ngoại có thể không nói và viết thông thạo tiếng Việt nhưng một số vẫn hát được nhạc Việt, vẫn tìm đến các sinh hoạt giải trí bằng âm nhạc Việt.
Nhiều ca sĩ trẻ còn tìm đến những bài hát của miền Nam ngày trước, thậm chí cả những bài “nhạc tiền chiến” nữa. Yêu thích một bài hát tiếng Việt dẫn đến yêu thích tiếng Việt, hoặc ít ra cũng làm quen được với tiếng Việt.
Jan 06, 2013
Và đây là một niềm kiêu-hãnh nữa trong lịch-sử của
dân tộc Việt-Nam, một mảnh hồn cao-quí của dân tộc mà
quốc dân Việt-Nam phải nuôi dưỡng và tôn thờ. Đó là cái
sự nghiệp văn-chương, học-thuật, khoa-học, kĩ-thuật, nghệ-thuật, võ-thuật mà tiền-nhân đế lại cho ta, với một di ngôn
rằng ta phải gìn giữ, trau dồi, tưới bón và làm cho mỗi ngày
một giàu hơn với những hoa trái nuôi dưỡng bằng tinh-thần
dân-tộc và tinh-hoa của nhân-loại. Trong nhất thời, sự-nghiệp
này chính là sự-nghiệp giữ nước và dựng nước...
Jan 03, 2013
Nguyệt san khởi Hành mở cuộc phỏng vấn kể từ số này, với chỉ một câu hỏi chính: "Cuôn sách nào đã ảnh hưởng (hay có một tác động nào đó) tới Anh / Chị nhiều nhất từ trước tới nay? Vui lòng cho biết trường hợp đọc cuốn sách đó.
Mục đích nhắm tới: lập
nhịp cầu trao đổi và tìm hiểu trong Sinh
hoạt Văn chương, Đọc và Viết, tại Hải
ngoại qua mặt báo này. Khởi Hành rất
mong tạo được nhịp cầu này. Nhịp cầu chỉ
lập được khi cả hai bên bờ cùng nối lại...
Dec 28, 2012
Năm Ất Dậu, tháng 6 (1285) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quét sạch 50 vạn quân Mông Cổ ra khỏi cõi bờ. Trấn Nam Vương Thoát Hoan của giặc phải chui vào ống đồng cho quân khiêng chạy thoát qua Pha Lũy Quan (Ải Nam Quan) mà trốn về Tầu...
Sau 1975, nương tựa thế lực nước
ngoài, cướp quyền quản trị quốc dân,
ngụy quyền bạo ngược vong bản vọng
ngoại, khiếp nhược run sợ trước Cộng
sản Trung-Hoa, đổi tên Trấn Nam Quan
(tên Nôm là Ải Nam Quan), thành Mục
Nam Quan, rồi Hữu Nghị Quan!
Dec 19, 2012
Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã đưa những nơi chốn heo hút, nguy biến kia vào trí nhớ người Miền Nam luôn nhớ nước, cũng đồng thời nhắc nhở cho mỗi chúng ta biết rằng, khi đang sống yên lành ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ là lúc được bảo vệ bởi muôn vạn người lính vô danh – Những Người Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh – Hành vi hiến tế cao cả không hề tuyên công mãi sau 30 tháng Tư, 1975, người Miền Nam (của tất cả Việt Nam) khi bước chân xuống thuyền vượt biên mới nhận ra: Họ đã không còn Người Lính Bảo Vệ – Bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử cùng lần sụp vỡ Miền Nam...
Dec 09, 2012
Ngày nay, việc sùng bái cá nhân,
thần thánh hóa lãnh tụ sau thời gian
thất điên bát đảo vẫn trỗi dậy không
ngưng. Ở Tân An, dân nghèo cùng cực,
vùng tràn ngập lúa gạo mà hằng ngày
phải ăn cơm nửa buổi với trái bần chua
chát. Chiến lược bần cùng hóa dân
chúng vẫn đang tiếp diễn, che đậy bởi
cái hào nhoáng vô lương của văn minh
đô thị mới. Thi ca chính khí ngày càng
phát triển tràn lan trong nước đã nói
ra sự phá sản ý thức hệ Cộng Sản
ngày nay vốn trước đây khi định hình
Duy vật chủ nghĩa đã tự phá sản tinh
thần trước lẽ phải, lẽ Chân Thiện Mỹ
của văn học hiện đại rồi...
Dec 07, 2012
Lê Lợi và Nguyễn Trãi đánh quân xâm lược vào chiếm đóng nước ta, không vì thương tiếc Nhà Trần, không vì quyền-lợi thực hay giả của tộc đảng hay cá-nhân. Vì quyền sống của dân- tộc. Vì đạo sống của dân tộc:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước là khử bạo.
Như nước Việt ta từ trước.
Vốn xưng văn-hiến đã lâu.
Sơn hà cương vực đã chia,
Bài Mới
DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |