|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Mỗi khi nghe lại một mình, ca khúc “Mẹ tôi”, tôi vẫn không cầm được những giọt lệ ứa ra, ngoài ý muốn. Tôi không biết đó là những giọt lệ muộn dành cho cuộc tử ly (dù đã lâu) giữa tôi và mẹ tôi? Hay đó là những giọt lệ như những nén nhang… “tưởng niệm trước mồ” nhạc sĩ Nhị Hà, người viết “Kinh vinh danh tình mẫu tử” cho những đứa con Việt Nam, dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất?...
Y. HÁT HAY. BẠN BÈ CỦA Y. NÓI VỚI TÔI, anh may mắn lắm đấy. Vâng, Y. chỉ hát cho mình tôi nghe. Ngày chiến tranh. Trong những ngày phép ngắn ngủi từ rừng núi xuống đồng bằng. Và trong những ngày xa xứ, trên những xa lộ đêm, trong những lần xuôi ngược nhằm sưu tập Di sản Văn chương miền Nam ở Cornell...
“Cách ý nghĩa nhất để tưởng nhớ đến người thân yêu đã khuất là hãy sống tiếp, đi tiếp con đường người ấy đang đi và noi theo những tính cách cao đẹp của người ấy để thấy người thân yêu ấy chưa bao giờ rời xa ta.” Roy từng nói thế với Meg nhưng đến nay cô mới hiểu ra...
Buổi thuyết trình của Nguyễn Tà Cúc cũng là buổi ra mắt tác phẩm mới nhất của bà là “Văn Học Miền Nam: Nhóm-Tạp Chí-Tác Giả.” ... Chỉ trong khoảng hơn một tiếng đồng hồ nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc đã lược qua các tác giả tiêu biểu mà bà đã chọn đã viết gì, nghĩ gì về những nhân vật nữ trong các tác phẩm của mình...
Chị Yến của những năm đầu tiên trên xứ người. Chị đã chấp nhận cuộc đời làm công nhân, để lo cho chồng con được trở lại trường. Yêu chồng, thương con như tấm lòng của bất cứ một người vợ, một người mẹ Việt Nam nào... Và với hoài bão sưu tập văn chương miền Nam thời chiến của anh Trần Hoài Thư, chị Yến đã đóng góp một phần không nhỏ, luôn đồng hành cùng anh đến các thư viện...
Đọc thơ Hạ Đình Thao, tôi không thể nào quên bài thơ “Thư Về Đại Lộc” của Hạ Đình Thao. Bài thơ, không chỉ là lời bày tỏ thiết tha của Hạ Đình Thao dành riêng cho Mẹ mình, mà còn là lời bày tỏ thiết tha cho chung chúng ta - một thế hệ tang thương “để Mẹ phải buồn” ngay sau ngày tối tăm ấy...
Theo thẩm định của Ban Giám Khảo Giải Văn Học Phan Thanh Giản: không có tác phẩm nào đoạt được giải nhất và giải nhì, Ban Tổ Chức quyết định sẽ trao giải khuyến khích cho hai tác phẫm được coi là khá nhất trong các tác phẩm dự giải; có hội ý với Ban Giám Khảo. Đó là tác phẩm Đi Về Phía Tây của ông Vũ Phan...
Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại, bằng khả năng chọn lọc nhanh nhạy của mình, đã giới thiệu Trọng Lang thật nồng nhiệt: “Trong số các nhà văn viết phóng sự gần đây, Trọng Lang có óc phê bình hơn cả. Văn ông đanh thép và sắc cạnh, chuyên về tả cảnh nhiều hơn tả tình”...
Vào những năm ’30 của thế kỷ trước, truyện trinh thám của Phạm Cao Củng đương nhiên đã rất tân tiến trong văn chương Việt Nam... Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, khi viết bộ Nhà Văn Hiện Ðại 5 cuốn, có cuốn chỉ có 5 chương, như bản in lần thứ hai vào năm 1951, Phạm Cao Củng một mình chiếm một mục, một thể loại: “Tiểu Thuyết Trinh Thám,”...
Sàigòn trước năm 1975, Sàigòn của thời chiến tranh, có biết bao biến động lịch sử xảy ra trên vùng đất quê hương này. Ấy thế mà mỗi khi chúng ta nhớ lại những kỷ niệm ở Sàigòn chúng ta cứ như nhớ những kỷ niệm trên một vùng đất nước thanh bình, thời vàng son của một đời người trong một xã hội ổn định...
Cộng đồng người Việt Nam tại Nam California hiện nay có cái may mắn được sống gần hai nhà văn lão thành của thời Việt Nam Cộng Hòa, đó là nhà văn Doãn Quốc Sỹ năm nay 98 tuổi và nhà văn Linh Bảo, 95. Đó là những di sản quý báu của đời sống văn học miền Nam tự do từ 1954 đến 1975, từ nhiều năm qua đã có mặt tại Little Saigon...
Năm 1965 ông được cử làm Tổng Thư Ký Việt Tấn Xã, chịu trách nhiệm ba ấn bản Anh, Pháp, Việt, điều hành hàng trăm nhân viên; cơ quan này có tổ chức như một Tổng Nha tự trị, nhưng ông vẫn có cung cách một nhà báo. Việt Tấn Xã sinh hoạt như một toà soạn, coi nhau như anh em một nhà; ai cũng kính trọng quí mến ông, gọi ông bằng Anh. Sau 1975, ông bị đi tù 12 năm...
Chỉ nghe qua đài phát thanh thôi mà cả triệu người, trước tháng 4/75 từ thành thị cho đến thôn quê khắp miền Nam, già trẻ, lớn bé, trai gái, ai ai cũng có dịp say sưa theo dõi cảc trận đá banh quốc tế ở cầu trường Tao Đàn hay Cộng Hòa. Đó là nhờ tài của vua đá nói số một làng báo Saigon...
Tha lỗi cho ba, Moni ... Ba phải làm như vậy. Ba không thể nhìn cô gái này bị hại, nó còn đang mang thai nữa ... Con có biết không, Moni, đứa bé sắp sinh phải được sống, thế hệ sau phải là cây cầu nối cho hai bên hận thù xích gần lại với nhau, thông cảm nhau. Làm sao ba có thể để cho con cướp đi mất những hy vong cuối cùng này, hả con...
Hôm nay bùi ngùi ngồi nhớ lại, viết về Xuân Thao, về những người bạn của tôi thời 18-20 tuổi. Thời ấy, dù phải sống trong một đất nước không bình yên vì chiến tranh. Nhưng miền Nam thân yêu đã cho tuổi trẻ chúng tôi quyền sống và quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận...
Con đường âm nhạc của Trường Hải thật đa dạng; anh vừa là nhạc sĩ chơi đàn guitar, vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc, vừa là ca sĩ, vừa là giám đốc trung tâm băng nhạc Trường Hải ở Sài Gòn trước năm 1975 và đầu thập niên 80 ở hải ngọai. Ít có nghệ sĩ nào kiêm cả 4 khả năng như anh...
Tôi hiểu là bà đang bị dằng co giữa cái đúng và sai, tha thứ và hận thù. Ngay từ đầu tôi đã có nhận xét là bà cố quên những sự đau khổ do chiến tranh gây ra, tôi muốn tránh nói đến chữ hận thù. Bà thấy không, chúng ta đều biết giữa hai người đàn bà nói chuyện với nhau, mình có thể hiểu rõ nhau hơn...
Nhiều truyện trong Cõi Đời Cõi Người mang dấu ấn nghịch cảnh khắc nghiệt, con người biến dạng đầy đọa, thua thiệt… May mà họ còn chút niềm tin, nhẫn nhục, chịu đựng chờ vượt qua bế tắc. Hình ảnh nhân vật hiện lên kết cục truyện xuất phát từ tư tưởng xây dựng vì con người của tác giả...
Tất cả những ai đã từng theo học Đại học Văn khoa và Đại học Sư Phạm Saigon (chuyên ngành Việt Văn) từ đầu thập niên 1960 đến 1975 đều là học trò của thầy và tất cả đều kính ngưỡng thầy như một nhà ngữ học đại tài của nước ta...
Bài “Cô Hàng Cà Phê” mới thực sự làm tên tuổi Canh Thân sáng chói. Với nhịp điệu rất lạ, phảng phất cả nét dân ca, bài “Cô Hàng Cà Phê” được trình bày thường xuyên trên các làn sóng điện, qua chính giọng ca của tác giả hoặc của các nam ca sĩ… tiền chiến như Ngọc Bảo, Vũ Huyến v.v…...
Bà Carol với chiếc bánh sinh nhật trên tay, các cô y tá, trợ tá với những chiếc bong bóng đủ màu thật vui mắt. Bố ngồi trên xe lăn, mọi người vây quanh Bố. Bố tròn mắt nhìn chiếc bánh kem đặt trước mặt, thổi mãi mới tắt được hai ngọn nến thắp trên hai con số 8 trong lúc mọi người vừa vỗ tay vừa hát bài “Happy Birthday!”… Bố cảm động đến ứa nước mắt...
Tôi cảm động hơn khi anh kéo tay bảo hai anh em tôi đến ngồi bên cạnh anh, chung cái ghế sofa để nói chuyện cho vui, vì chẳng còn có nhiều dịp được ngồi bên nhau nữa. Anh cho biết chẳng ăn gì, chỉ uống đúng 3 ly sữa mỗi ngày, cùng với mớ thuốc men do bệnh viện cấp...
So với thi ca thế giới, thơ Việt Nam nổi bật về cả thể lẫn loại, chúng ta có dòng lục bát đặc thù, lại là thể thơ sở trường dùng để kể những câu chuyện dài, mặt khác về loại, chúng ta giàu có về loại thơ trong tù. Niềm vinh dự đó thật ra là niềm đau nỗi nhục...
Nhìn cách nhà nước Cộng Sản đang loay hoay đòi biển đòi đảo, loay hoay trườn ra khỏi ảnh hưởng của chế độ bá quyền xảo quyệt phương Bắc, tôi nhận ra một điều vừa khôi hài lại vừa chua chát: Chính quyền Cộng Sản đã mất công chiến đấu, phỉnh gạt và hy sinh bao nhiêu thế hệ để cũng đi đến cái mục tiêu mà VNCH đã từng theo đuổi...
Khi bạn gấp cuốn sách 190 trang lại, sẽ thấy lơ lửng trước mắt, trên các trang giấy là một thời của Sài Gòn, là tiếng rì rào ven biển quanh các trại tỵ nạn Đông Nam Á, là những chen chúc trong xã hội bận rộn nơi xứ người – và sâu thẳm, là một nỗi buồn của người đã đi thật xa, nhớ nhà, nhớ mẹ và tự băn khoăn về trách nhiệm với quê hương...
Tội ác của nhà cầm quyền là ở chỗ đã bức hại hàng trăm, hàng ngàn văn nghệ sĩ miền Nam sau 1975 khiến họ phải đi học tập cải tạo, phải lăn lộn với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi mòn, thui chột, cho dù khi phải sống thầm lặng trên quê hương hay khi phải lang bạt tha hương trên xứ người...
Hắn bắt đầu lên kế hoạch giết nàng, người đàn bà đã chiếm trọn trái tim hắn. Những chi tiết giả định được đặt ra, sao cho thật hoàn hảo, giống một tay đầu bếp giỏi bày biện các món trên bàn ăn đãi quốc khách...
Tôi là một cán bộ tình báo bí mật nằm trong thành phố này, nhiệm vụ của tôi là thu thập những tin tức về hoạt động tiêu diệt kháng chiến quân của Torres. Giờ đây hắn lại nằm ngay trong tầm tay của tôi, rất khó giải thích tại sao tôi lại để hắn tới đây cạo mặt rồi ra đi một cách bình thản được...
Cuối cùng, các con tôi đã thoát ra khỏi cái ngục tù bao la của nhà cầm quyền Việt Nam. Lần đầu tiên từ sau tháng Tư, 1975, tôi cảm thấy bình an. Anh ơi, em đã lo được cho các con như lời anh dặn dò lần cuối. Cái chết đau đớn của anh và nước mắt, mồ hôi của em đã mở đường cho các con đi đến một tương lai tươi sáng. Anh đang mỉm cười, phải không anh?...
Tranh Lê Triều Điển năm nào cũng có triển lãm, nếu không cá nhân thì anh gom góp tài hoa với mọi người làm một cuộc giới thiệu chung, cho trôi qua nghiệp chướng. Không lúc nào vầng trăng hội họa của Lê Triều Điển thiếu đi ngón tay huyền ảo của Thiền học...
Những sợi chỉ cấm sống, cấm thở, đã khâu chặt những vành môi nô lệ. Những vành tai đã bị chọc thủng. Hát được làm sao, khi không ngửng cao đầu, khi không phình lồng ngực. Nhạc hồi trước bởi vậy, không có chỗ giữa đời sống tối đặc...
Có lẽ do bản chất của dòng máu thám kích nên THT rất liều lĩnh với những bước chân khai phá. Rời nhà lúc 4 giờ sáng trời còn tối Yến lái xe, khi trời sáng là phiên THT. Thường là tới nơi thư viện Cornel lúc 10 giờ sáng. Đằm mình trong khu thư viện Á châu, lục lọi tìm tòi, ghi chép, làm photocopy cho tới sẩm chiều...
Từ năm 1957 đến 1975, họa sĩ Bé Ký có đến 16 cuộc triển lãm ở Sài Gòn. Sau khi đến Hoa Kỳ vào năm 1989, bà cùng chồng là họa sĩ Hồ Thành Đức và gia đình sống ở thành phố Westminster, California. Các tác phẩm của bà cũng được trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm tại nhiều tiểu bang...
Có nhiều khi đọc lại Khu Rừng Lau, tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hoàn tất được bộ tiểu thuyết ngàn trang này. Tôi nhớ là vào thời đó, có khi tôi ngồi viết như người lên đồng, viết giống như có ông bà tổ tiên nhập vào vậy... tôi viết như theo lời nhắn nhủ siêu hình của tổ tiên, viết theo hồn thiêng dân tộc để phục vụ tổ quốc...
Không, bà không thế sống được nếu không có nó. Giờ đây chỉ còn hy vọng độc nhất là đi tìm thằng con trong nhà xác. Nếu may mắn kiếm được bà sẽ ôm lấy nó, bồng nó lên trong tay, sưởi ấm nó như người vợ đằng kia đang làm... Nếu không thấy nó ... bà phải trở về căn nhà nhỏ một mình...
Chỉ có chuyện công nhận hay đánh phá, trấn áp, khước từ chứ không hề có chuyện Văn Học Miền Nam ra đi hay trở lại. Ngay cả những lúc bị đánh phá tơi bời ở miền Nam, sách truyện, báo chí miền Nam vẫn được dân miền Nam thu giấu, giữ gìn đồng thời tràn ra miền Bắc, thâm nhập vào trong hàng ngũ những người Cộng Sản và sau này được dần dà phục hồi (và nối tiếp) ở hải ngoại...
Xin được kết luận: Văn học miền Nam là văn học Việt Nam. Vì nó không những phát triển theo chiều hướng riêng của nó, mà còn bảo lưu văn học cổ điển, văn học tiền chiến, những tác phẩm văn học khác trước 1954 cũng như các tác phẩm của Nhân Văn Giai Phẩm!...
Hương nhớ đến chiếc áo nhà binh ngày xưa cha choàng lên vai mẹ, Hương và em Hùng. Hương chưa bao giờ thấy mẹ giặt chiếc áo ấy, mẹ cất nó kỹ lưỡng trong một hộp giấy để trong tủ áo. Thỉnh thoảng mẹ mang nó ra, mẹ ngồi một mình, mẹ áp nó vào mặt, ôm nó vào lòng...
Họ đã phản bội lại hàng triệu người dân miền Bắc, trong đó có những người ngã xuống vì tin vào "cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ, giải phóng miền Nam", cho một tương lai tốt đẹp hơn! Tất cả những gì họ đã từng hô hào chống lại trước kia giờ đây họ lại làm theo, nhưng tồi tệ hơn!...
Con Rồng thì hầu như thế kỷ thứ IX trở về trước chưa thấy xuất hiện mặc dù đã có truyền thuyết. Trên hai tang trống đồng lớn Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ thuộc văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN) một hình ảnh quái vật ở đầu mũi thuyền, mồm há to, từ trán nhô lên một cái sừng mỏng và dài...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |