|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Những năm gần đây vì hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, và chăm lo cho Thư Quán Bản Thảo, dường như ông đến gần với thi ca hơn. Tập thơ Vịn vào lục bát xuất bản gần đây như điểm tựa sống cho Trần Hoài Thư trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống vậy...
Tôi nhìn cánh tay ông ta, cánh tay phải kia quá yếu với những đường gân xanh nổi lên cùng chỗ khớp xương sưng phồng. Không thể tưởng tượng ra cũng cánh tay đó đã từng cầm cương ngựa rong ruổi khắp các mặt trận, từng hạ bao nhiêu quân thù. giờ đây không còn đủ sức cầm chiếc túi nhỏ...
Có lần ông tâm sự: “Tôi đến với văn chương, trước hết là vì bạn bè”. Như vậy, phải chăng niềm đam mê của ông với chữ nghĩa được nhìn thấy từ bóng dáng các bạn văn nghệ một thời, nơi những vùng đất đóng quân, kéo dài từ Bình Định đến Bình Thuận. Đó là những Trần Hoài Thư, Lê Văn Trung, Võ Tấn Khanh, Nguyên Minh, Nguyễn Bắc Sơn, Tô Đình Sự...
Mùa hè vừa qua kỷ niệm 25 năm đám cưới. Tôi xin Hiền mặc áo lụa trắng ra Bến Xuân. Hiền rất thương cái áo đó, nhưng bảo nàng mặc ra bãi biển thì nàng ngại ngùng. Nhưng không biết linh cảm gì khiến cho lần này nàng vui vẻ chịu mặc. Tôi mang theo cả máy ảnh để ghi lại...
Các nguyên tử trong cơ thể chúng ta đã được đúc luyện từ chiếc đe tổng hợp nhân bên trong một ngôi sao nổ trước khi Thái Dương Hệ thành hình. Những nguyên tử của chúng ta nhiều tuổi hơn cả núi non trên mặt đất. Nói khác hơn, chúng ta xuất thân từ bụi các vì sao lâu đời kết tinh lại...
Theo nhà biên khảo Tô Thẩm Huy, Nguyễn Thụy Đan chào đời ở Sacramento, tiểu bang California, năm 1994. Năm 13 tuổi anh theo cha mẹ về thăm Việt Nam, đi khắp ba miền Bắc Trung Nam. Đến Hà Nội mua được một quyển tự điển chữ Nôm và bắt đầu tự học, làm quen với cổ ngữ từ đấy...
Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên... Còn dịch Fake news, Tin vịt thì như những cơn lũ tràn lên trên mạng xã hội, báo nói, báo in, báo hình và lời đồn đại mang theo một loại virus không tên, không dáng, không màu, không mùi gieo rắc tính hoài nghi...
Hàm Anh thành công tuyệt diệu trong một lối viết trộn lẫn giữa tản văn, ký và truyện ngắn, nên không khô khan như ký, ngắn gọn như tản văn, mà tình tiết như văn xuôi. Đi sâu vào những tác phẩm đăng rải rác trên weblogs, bất chợt nhìn ra một sức sáng tạo ngồn ngộn trong lối viết của nhà văn...
Bạn muốn biết về Sài Gòn xưa, Hậu Giang xưa là bạn nên tìm đọc sách của Vương Hồng Sển..., và ở đây, nếu bạn muốn biết về lai lịch làng Dran xưa, về dòng sông Đa Nhim, về con đường tình ta đi và nhiều cái khác nữa của Đơn Dương, có lẽ bạn nên tìm đọc “Chuyện Xứ Dran Xưa” của tác giả Lâm Trung Châu là có hết...
Nhà thơ Huy Tưởng đã bắt đầu tập thơ mới “Đêm Vang Hình Tiếng Chuông” của mình bằng một bài thơ lục bát phá cách rất hàm súc. Đây là tập thơ thứ 8 của ông sau hơn 60 năm đi và thở trong làn khí quyển thơ ca...
Tôi có người em gái xinh đẹp yêu chồng, trung thành với chồng, không ngớt lo lắng và không ngừng săn sóc cho chồng. Chồng của em tôi là một lính Dù. Anh em tôi rất ít khi gặp nhau, không những vì xa nhà, mà còn vì chồng của Duyên mắc nhiều công chuyện nặng nhọc...
Vào khoảng hơn 20 tuổi, văn bài ký tên Ngô Tất Tố đã xuất hiện trên các tờ An Nam tạp chí của Tản Đà, các báo Thực Nghiệp, Thần Chung, Việt Nữ, Đông Pháp thời báo, Con Ong, Hải Phòng tuần báo... Ngô Tất Tố để lại hơn ngàn bài viết!...
Xuân Thao là một nhà thơ kỳ cựu. Thơ anh trong “Tình Sầu” dành nói nhiều cho tình yêu đôi lứa, tình yêu nam nữ. Thơ chất chứa nhiều tâm sự, nhiều chiêm nghiệm về sự thăng trầm trong cuộc tình, cuộc sống nhưng lời thơ vẫn nhẹ nhàng, cô đọng nỗi niềm trong dòng trôi thanh cao và quyến luyến...
Viết về Hà Nội của thuở “ba mươi sáu phố phường, ngàn năm văn vật” qua các ca khúc thời tiền chiến vẫn tuyệt vời đã in sâu trong lòng người thưởng ngoạn. Song Ngọc của dòng An Giang đã sáng tác hai ca khúc nói về Hà Nội, ca khúc Nhớ Em Hà Nội ...
Cánh cửa lớn mở vào đời bạn tôi, Trương Trọng Trác, đã khép. Vĩnh viễn khép. Lúc 3 giờ 40 phút. Sáng ngày 1 Tháng Giêng, 2009. Nhưng, tôi biết, cách gì thì, những cửa sổ mở vào những sân chơi mang tên: Trương-Trọng-Trác-bằng-hữu. Trương-Trọng-Trác-hướng-đạo. Trương-Trọng-Trác-thể-thao...
Một tấm hình đẹp thường có những yếu tố như sau: (1) Rõ ràng mịn màng (ngoại trừ dùng các kỹ thuật đặc biệt) (2) Lôi cuốn mắt người xem, đề tài lạ ít người biết tới. (3) Bố cục: sắp xếp đường nét, màu sắc, đậm lợt... làm sao cho chủ đề được nổi bật và mỹ thuật. (4) Nội dung phải có hồn mới gây được cảm xúc, đi vào tiềm thức của người xem...
Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987...
Sau cùng, tôi nói với cô bạn rằng tôi không chắc “Biếc” có phải là chữ đẹp nhất, nhưng nếu nói “Biếc” là chữ “thơ” nhất trong tiếng Việt thì tôi tin là nhiều người dễ tán đồng với cô hơn. Tôi cũng định nói thêm, nếu Biếc là chữ đẹp nhất vì sao hiếm thấy ai đặt cho con mình cái tên ấy...
Dù Lương Thư Trung khiêm tốn cho rằng ông chỉ ghi lại “cảm tưởng” của ông khi đọc, nhưng thực sự, với 95 bài viết về nhiều tác giả và tác phẩm, “Người Đọc và Người Viết” là một tập tiểu luận nhận định văn học... Mỗi tác giả, Lương Thư Trung có một nhận định riêng ...
Ngày mai dù Y. hay tôi, có mệnh hệ gì tôi cũng được toại nguyện. Tôi còn nhận hơi ấm từ bàn tay Y. truyền sang cho tôi. Và Y. cũng vậy. Hơi ấm của tình nghĩa vợ chồng. Hơi ấm của tình văn chương. Hơi ấm ấy sẽ hòa quyện lẫn nhau, ràng buộc, kết chặc với nhau...
Nhạc trẻ hiện nay giống như một trào lưu, đến nhanh rồi đi cũng nhanh. Tôi không bàn đến giai điệu nhưng ca từ của nhiều nhạc sĩ trẻ khá nhạt nhẽo, chung chung, thậm chí là vô nghĩa. Tôi có cảm tưởng, có nhiều bài hát, khi đang sáng tác, nhạc sĩ hết vốn từ...
Lẽ ra, với một người nhạy cảm với ánh sáng và bóng đêm, với ánh trăng và giọt lệ trăng, hình như hội họa sẽ gần hơn thi ca? Xin thưa không biết, vì nơi đây không có câu trả lời. Tất cả các dòng thơ của chị như dường là câu hỏi, là chất vấn về cõi sâu thẳm của đời....
Tôi lau chân mẹ lần đó là lần đầu và dĩ nhiên cũng là lần cuối cùng. Tôi lau gót chân nứt nẻ. Tôi lau lòng bàn chân chai mòn. Tôi lau những ngón chân tròn cứng như những hòn sỏi. Tôi lau chân mẹ bằng suối nước mắt và bằng tất cả sự thận trọng như khi lau một món đồ thật là trân quí...
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà…
Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà ...
Năm 2006, Người Tù Bất Khuất Phạm Trần Anh ra hải ngoại và anh lao vào lãnh vực biên khảo lịch sử với 9 tác phẩm lần lược ra đời: Nguồn Gốc Việt-Việt Nam Thời Vong Quốc- Việt Nam Thời Lập Quốc-Việt Nam Thời Độc Lập-Huyễn Tích Ca- Việt Nam Thời Ý Hệ- Quốc Tổ Hùng Vương...
Trước hết, chúng ta nhắc lại hai câu tục ngữ nằm trên môi của người dân Lạc Việt: Miếng trầu là đầu câu chuyện / Con trâu là đầu cơ nghiệp. Cả hai câu đều nhấn mạnh tính cách quan trọng của miếng trầu và của con trâu: miếng trầu quan trọng nhất trong lãnh vực xã hội, còn con trâu thì quan trọng nhất trong lãnh vực kinh tế...
Khi chúng có thêm chút trí khôn anh sẽ kể cho chúng nghe chuyện ông bà của chúng đã cố gắng giữ gìn cội nguồn của mình như thế nào. Anh chợt nhớ đến câu tục ngữ của người Mỹ, “Home is where the heart is.” Đúng rồi, cái gốc của người ly hương không ở đâu xa, nó ở chính trong trái tim của mình. Anh mỉm cười, tràn trề hy vọng...
Nếu một gia đình Việt Nam có tinh thần bảo tồn văn hóa, dạy được con cái nói được tiếng Việt đã là điều quý hóa. Đằng này, cậu trẻ đã vượt mặt thế hệ tiền bối trong làng văn học. Không những có đủ tình tự và vốn liếng văn hóa mà còn hành văn đủ các thể loại thi phú cổ Hán cổ Nôm vốn đã thất truyền ở Việt Nam hơn 100 năm trước...
Suốt cuốn sách, mỗi khi nói xong về một phong tục nào tác giả cũng kèm theo những lời bình luận, có khi cả một bài dài. Do đó ta thấy rõ quan điểm của ông. Mặc dù là nhà nho, sống trong phong tục xưa, tác giả đã có một quan điểm tiến bộ, có thể nói là cấp tiến nữa...
Nhớ khói hương ngày Tết như nhớ mùi sữa mẹ thuở còn nằm nôi. Dù cho có hay không ăn Tết đi nữa, không ai chối cãi được: "đi chợ Tết", "sắm Tết, "ăn Tết", "chúc Tết"... đã là một góc văn hóa của dân tộc, một phần của quá khứ thân thiết của đời mình - nhất là cho những ai vừa ngoài bảy mươi, tám mươi như chúng tôi...
Thơ Phạm Hồng Ân là thi ca của tình yêu, và tình nước. Trước biến cố 30-4-1975, nhà thơ là sĩ quan Hải Quân, nên trong thơ ông, người đọc dễ tìm thấy biển và nước, ở miền Nam Cộng-hòa cũng như ở Hoa-kỳ bây giờ và riêng với ông, là biểu tượng của tình-yêu và tình nước...
Phải khó khăn lắm ông già mới quyết định chuyển đến chỗ ở mới. Đó là căn phòng nhỏ trên tầng áp mái, rộng tầm hai chục mét vuông, không kể ban-công nhô ra 1,6 mét. Đây chắc chắn là nơi cuối cùng để làm “chỗ đếm thời gian”. Nguyên mảng tường dài là giá sách, đối diện là giường ngủ ...
Năm 1932, ông bắt đầu công bố những bức ảnh nghệ thuật đầu tay. Bức ảnh Buổi Sớm trên đê sông Hồng được giải thưởng ngoại hạng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (1935), Đẩy thuyền ra khơi - giải ngoại hạng Paris (1938)...
Sau ngày 30-4-75, Nguyễn Lương Vỵ cũng có những bất toại trong đời sống. Qua những lần cà phê, Vỵ luôn luôn có những bất mản với chế độ hiện tại trong nước, với lãnh tụ, với những thất vọng, mà trước đó đã xô ngã anh về "phía bên kia"...
Khi trời không chớp biển, khi trời không mưa nguồn, đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ lòng tôi vẫn nghe nao nao. Thơ Nguyễn Lương Vỵ mở ra nhiều thế giới, hỡi ơi! Khép lại là đôi mắt sầu bi! Tội nghiệp nước non mình, tội nghiệp dân tộc mình, loáng thoáng như những vệt roi quất lên thân thể kiếp người, đời đời còn để lại......
Trên bàn thờ với đĩa ngũ quả khói hương nghi ngút, đan quyện linh hồn những người đã khuất với kẻ còn sống đang tưởng nhớ tới họ. Tết nhất cũng là dịp gia đình đoàn tụ xum vầy, cháu con dù đi làm ăn xa đến đâu nếu có phương tiện vẫn trở về mái ấm gia đình, để hàn huyên tâm sự chia xẻ những khó khăn trong cuộc sống...
Mỗi ngày qua mang lại cho ta một cái kinh ngạc: hạt châu xanh mắc trên cành, tiếng nhạc mềm trong ánh trăng... Ngày ta không biết kinh ngạc, là ngày ta cũng không còn. Đến cửa mồ, thi nhân còn vãn ca tia sáng của mặt trời ...
Và, riêng nói quốc học – học là để hiểu cổ nhân vì cổ nhân thật xứng đáng để được hiểu, chứ không phải vì một lý do nào cụ thể và tầm thường như để nâng cao vốn từ tiếng Việt hay để đua đòi khôi phục lại danh nghĩa đồng văn chi quốc 同文之國 với Trung, Nhật, Hàn...
Văn nghiệp ông rõ ràng có ý nghĩa một cuộc bàn giao, đem cái cũ liệt kê ra để chuyển giao cho lớp người mới. Hán Việt văn khảo là bàn giao về xã hội Việt Nam. Ông cũng là nhà nho đầu tiên đã viết câu quốc ngữ, có tác phẩm quốc văn và làm cho người ta tin vào văn quốc ngữ ngay từ trước khi Nam Phong ra đời...
Trước năm 1975, hằng năm tạp chí Văn thường có một số phát hành vào mùa xuân mang tựa đề “Đầu Xuân Lộc Mới”.
Trong ý hướng ấy, chúng tôi mượn cụm từ này và tranh bìa từ tập san Văn số 125 ngày 1-3-1969 cho Thư Quán Bản Thảo số 91 để giới thiệu một lộc quí hiếm trong sinh hoạt văn học ngoài nước: Nguyễn Thụy Đan...
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |