|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Hạnh phúc ở xa là có được một người bạn như Nghiễm, cho dù ở đâu và bao giờ có biến động ra sao thì vẫn cứ là một Dương Nghiễm Mậu với Nhan Sắc ấy, nhất quán và xác tín như thuở nào: có cái dũng để nói không...
Những người nghệ sĩ xa xưa đã thành công trong việc thức dậy cái thẩm mỹ thuần khiết của người dân bình dị qua từng bức chạm gỗ. Trong một mảng gỗ hẹp mà toàn cảnh là một xúc cảm mỹ thuật và không gian mênh mông. Đó là ngôn ngữ của một bài ca dân gian âm vang mãi tới ngày nay. Mà mỗi lần nhìn lại, ta vẫn thấy vui, êm đềm, hạnh phúc...
Từ một bài hát từ quân trường của ngày nhập ngũ đến ca khúc bát ngát tấm lòng nhân ái đối với con người và đất nước, Trầm Tử Thiêng đã đi hết con đường trong gai góc của chiến tranh, tù đày, vượt biển và lưu vong, cho nên có thể nói toàn bộ nhạc phẩm của người nhạc sĩ này phản ánh đời sống và tâm trạng của một con người Việt Nam lưu vong...
Là một cây bút đa dạng, Võ Phiến không những là một nhà văn, một nhà tùy bút mà còn là một nhà lý luận, nhà phê bình văn học. Ở lãnh vực nào, ông cũng có một đặc điểm chung: sự trăn trở, hoặc trăn trở về ý nghĩa của văn học, hoặc trăn trở về phong cách của một tác giả, về giá trị của một tác phẩm, hoặc trăn trở về các vấn đề thời sự chính trị và xã hội chung quanh...
Chừng nào người ta còn tập trung quyền hành quốc gia vào trong tay một người, một giai cấp, một đảng phái, chừng nào người ta còn không chấp nhận chính trị đa nguyên, không chấp nhận quyền đối lập, chừng nào người ta còn vi phạm những nhân quyền và dân quyền cơ bản, chừng đó người ta không thể nói là có nền dân chủ được...
Hồi tưởng những năm tháng êm đềm xưa cũ, ngày Tết quả thực rực rỡ vui tươi với hội hè đình đám khắp nơi, từ trung tâm của cả nước là kinh thành đến các nơi đô hội sầm uất, cho đến các thôn làng xa xôi, từ miền đồng bằng, trung du, đến các vùng rẻo cao hẻo lánh...
Mùa xuân của đất nước sống nhờ nghề nông quả là mùa của nghỉ ngơi, vui chơi, bù đắp cho quanh năm suốt tháng lao nhọc vất vả, thức khuya dậy sớm với việc nông tang...
Văn chương cổ kìm trên thế giới có thể chia ra làm bốn loại:
- Tả thực
- Ấn Tượng
- Tượng Trưng
- Thần Bí.
Chúng ta hãy lần lượt phân tích tính chất của từng loại. Có ý thức về những loại văn thì chúng ta mới có thể rèn luyện kỹ thuật một cách vững vàng bởi dầu muốn dầu không nhiều khi cầm bút, chúng ta không thể tránh khỏi một trong bốn loại đó...
Từ khi chọn cho mình cuộc sống khép kín, bình lặng, giọng hát ấy hầu như cũng lặng tiếng, im hơi, thảng hoặc còn nghe cất lên đâu đó trong những cuộc họp mặt bằng hữu thân tình. Giọng hát vẫn nghe trìu mến, vẫn như mùa xuân chẳng bao giờ già.
“Hát đi chị Lệ Thanh!” tôi nói. “Mùa xuân đang đến, hát một bài nhạc xuân hay bài nào vui vui, một vài câu cũng được. Nhiều người đang muốn nghe chị hát.”...
Và tôi đón Tết Nguyên Đán trong sự chuyển mình kỳ diệu, tươi vui và tràn trề sức sống của đất trời chung quanh. Nói đón Tết cho ra vẻ chứ tôi chỉ có mấy cái bánh chưng, bánh tét đặt làm từ Dallas, ngoài ra chẳng còn gì nữa ngoài hai cây giò thủ, nồi thịt kho nước dừa, thẩu dưa giá. Mấy thứ này tôi chỉ làm trong vòng nửa ngày là xong...
Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị chu đáo. Ở mỗi miền đều có tập quán riêng, tuy nhiên xét về tổng thể thì không khác nhau mấy. Trong bài nầy chúng tôi chỉ nói về phong tục “ăn Tết” của người dân Nam Bộ ngày xưa...
Và nếu Nhân Loại muốn còn thì nó phải còn với Tình Cảm, với cái Yêu, cái Thương vượt ra khỏi cái tôi hữu hạn, vì những xã hội hiện chỉ là những tổng số của những đơn vị vị kỷ, cả Nhân Loại chỉ là một khối vị kỷ khổng lồ, làm khổ mình, lẩn thẩn tìm nguyên nhân cái khổ, và lẩn quẩn gỡ cái khổ bằng cách thắt chặt nó vào...
Thâm giao với nhau cũng hơn 40 năm, mỗi người một tài hoa và định kiếp, nhưng trong đời ngoài sự trôi dạt lãng du của một Lâm Hảo Dũng, phiêu bồng gian khổ như Vũ Hữu Định, nghĩa khí bạt ngàn của Phạm Nhã Dự, tiết tháo cùng cực như Nguyễn Phan Thịnh… thì hiện thân của sự tang bồng lang bạt chắc phải có Lâm Chương...
Con trai chỉ có thể sinh ngọc bằng bao tháng năm ôm ấp vết thương dưới đáy biển, nghệ sĩ chỉ thành công bằng cách chú định, đào sâu những cảm xúc của mình. Chúng ta hãy phân biệt sự nhận thức cảm xúc với cảm xúc tự thân, thường thường ta chỉ nắm được cái vỏ ngoài của cảm xúc chính ta, còn các phần độc đáo linh động, thực là của ta, ta thường bỏ xổng đi mất...
Sau ba thi tập Viễn Phố, Huế Buồn Chi và Lục Bát Hoàng Xuân Sơn, cũng như rất nhiều thơ phổ biến trên các diễn đàn internet, người đọc nhận thấy thơ Hoàng Xuân Sơn là thơ của quê hương, đất nước, của tình yêu, thân phận và tình người. Chính vì thế mà người ta quen gọi Hoàng Xuân Sơn là nhà thơ, dù đứa con tinh thân thứ tư của anh vừa xuất bản mang tên Cũng Cần Có Nhau bằng văn xuôi...
Nhắc đến tranh dân gian, ngoài hai dòng tranh chính là Đông Hồ và Hàng Trống còn phải kể đến dòng tranh Kim Hoàng ở Hoài Đức, Hà Sơn Bình phía tây Hà Nội, vẽ theo các kinh điển Phật giáo về mặt hình họa thì gần với tranh Đông Hồ nhưng kỹ thuật thực hiện lại theo cách Hàng Trống. Trận lũ lụt lớn năm Ất Mão (1915) đã cuốn trôi rất nhiều bản gỗ in tranh, cũng từ đó tranh Kim Hoàng mai một, thất truyền dần...
Vũ Khắc Khoan có thể đã chịu một ít ảnh hưởng của Samuel Beckett. Và ông đã thành công trong việc làm mới kịch Việt, với những vở kịch được viết sau này của ông, dựa trên một vài kỹ thuật mà Samuel Beckett đã sử dụng trong En Attendant Godot và những kịch sau đó. Nhưng chính cái tài sử dụng ngôn ngữ cũng như sự tinh tế của Vũ Khắc Khoan khi nhìn ra những kho tàng ẩn giấu chưa được khám phá trong các vở chèo cổ hay hát bội Việt đã là những yếu tố góp phần nhiều nhất vào sự thành công của ông...
Giáo sư, học giả Thạch Trung Giả tên thật là Trần Văn Long, không rõ ngày năm sinh, dạy Quốc văn và Triết tại trung học Võ Tánh, Nha Trang. Trong các tỉnh miền Trung Việt Nam... Tôi không được biết ông trước cho tới khi ông đến tòa soạn Thời Tập trên đường Nguyễn Trãi, bên hông trường trung học Bác Ái của người Hoa; và viết cho Thời Tập mấy bài về Triết...
Đột nhiên Nam hôn lên môi cô. Cô lặng người, tê liệt cả thần trí. Cô như mây khói, bềnh bồng, tan loãng vào cơn mê. Rồi bỗng nhiên cả người cô bị tràn ngập bởi những cơn sóng rạo rực và sợ hãi khi Nam đặt tay lên ngực cô. Cô nhắm nghiền mắt, lịm đi trong tay Nam...
Đời xưa có một cây cổ thụ, mọc đã mấy nghìn năm, rễ ăn sâu như xuống tới cùng đất, cành vút cao như chạm tới trời xanh, hút chất sống từ đáy hồn vũ trụ, cảm thông cùng tất cả mọi vì sao. Một ông vua sai người hạ xuống để đẽo thành một cây đàn. Lại sai nhạc sư dạo thử, nhưng đàn không thốt được ra lời...
Này anh, dẫu tuổi mình cộng lại dài hơn thế kỷ và đôi ta giờ như trang cổ tích, đêm đêm mở ra ru giấc ngủ trẻ thơ. Cuộn len thời gian có thể hết bất ngờ khi chiếc áo chưa xong và mùa đông đã tới.
Trên sườn núi tuyết đã bắt đầu tan và mùa Xuân đang tìm cách trở về gõ cửa...
Ngày 6 tháng 2, 2015, Diễn đàn Học Xá cho đăng bài "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam và ở Hải ngoại" của ông Văn Lục bàn đến rất nhiều vấn đề, trong đó có liên quan đến tạp chí Khởi Hành và tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn Diễn đàn Học Xá đã cho chúng tôi được lên tiếng. Chính ra tên họ tác giả vẫn xuất hiện như ngay trên bài này là "Nguyễn Văn Lục"...
LUP, chàng nghệ sĩ “ôm đàn tới giữa đời”. Anh đã tạt ngang qua cuộc đời này, đã bất ngờ biến mất khỏi cuộc đời này, đã rong chơi đây đó, đã có những năm sống sôi nổi, đã có những hạnh phúc ngắn ngủi, đã tham dự vào những trò chơi tốt xấu và luôn luôn chống chọi với những cái xấu, luôn luôn khát khao làm được điều gì có ý nghĩa cho đời sống....
Người Việt Nam đi tị nạn cộng sản trên thế giới có nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa của tiền nhân khỏi bị tiêu tán hoặc bóp méo bởi các hành vi phi văn hóa của người cộng sản. Mỗi người trong khả năng của mình, cố gắng sưu tầm, lưu giữ các di sản tìm được bằng các phương tiện điện tử tân tiến, và phổ biến cho mọi người sử dụng miễn phí. Đó là cách cứu lấy văn hóa nước nhà...
Sau 1975, ta mất miền Nam. Ta đã mất tất cả. Mất đất, mất người, mất sự nghiệp, mất thể chế, mất tương lai, mất cuộc sống tự do an bình, mất cả di sản tinh thần vốn là cái hồn tính miền Nam...
Nhưng cái duy nhất mà chúng ta còn có nhiều cơ may có thể lấy lại được là văn học miền Nam...
Đa số đều có cảm tưởng Nguyễn Xuân Hoàng là một người không-gay-gắt trong cách viết, từ sáng tác cho tới các bài viết trong mục "Sổ tay" (Văn Bộ mới- tái bản, Hoa Kỳ) hay trên Blog VOA. Nhưng tôi có linh tính rằng dưới mặt phẳng của cái biển xem ra êm đềm kia là những cơn sóng ngầm dữ dội...
Thơ Lâm Hảo Dũng phiêu bạt nhiều trong thi ca, trên các vườn thơ các nhật báo, tạp chí đương thời thập niên 60-70 thế kỷ trước. Định vị thật sang trọng và bát ngát, nhất là khuôn mẫu của dòng thơ lục bát. Nên cái hay của Lâm Hảo Dũng là áp dụng tinh hoa văn hóa sáu tám đặc thù quê hương, sự trầm bổng điêu linh hóa hiện lung linh trong một hồn thơ dân tộc,...
Chưa thấy tác giả văn chương nào lại chiếu phóng sâu xa cá tính, tâm hồn mình xuống tác phẩm của mình vào đúng chủ đề của chúng, vào ngay nhan đề của chúng như Vũ gia. Nên chi bạn bè gọi tên Vũ gia bằng tên những nhân vật của tác giả: Thằng Cuội, Thần Tháp Rùa, Thành Cát Tư Hãn, ông chủ nhà ga xép, một thiền gia ngồi tụng kinh trên tuyết...
Việt Nam Sử Lược của cụ quá đặc biệt ở chỗ tác phẩm là bộ sách giáo khoa trong suốt thế kỷ XX và đến tận ngày nay trong thế kỷ XXI, người Việt nào cũng học và người nghiên cứu nào cũng tham khảo. Nó chính là bộ Việt Sử đầu tiên thoát khỏi truyền thống biên niên và cương mục của học giới từ ngàn xưa tại nước ta, và hoà nhập vào truyền thống viết sử Âu Tây...
Trước hết tôi xin thành thực ca ngợi và chia mừng cùng Quý Hội về sự lựa chọn tác phẩm trúng giải. Ca ngợi, vì một tác phẩm xứng đáng như Đường Một Chiều, khi đoạt giải nhất, đã chứng tỏ một tinh thần thưởng ngoạn và thẩm định văn chương rất tinh tế của Quý Hội. Chia mừng, vì khi tác phẩm đoạt giải là một tác phẩm có giá trị thực sự, thì uy tín của cơ quan trao giải, của Quý Hội, đã tăng thêm rất nhiều...
Nền giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong hai thập niên 1960 và 1970 nhắm vào ba mục tiêu dân tộc, khoa học và nhân bản. Theo kinh nghiệm bản thân, các mục tiêu này được thể hiện qua đường lối giáo dục, từ tiểu học đến trung học, khuyến khích tự do tư tưởng, sáng tạo; duy trì đạo đức và luân lý; phát huy tinh thần dân tộc và quê hương đồng bào; và cổ võ tinh thần tự do dân chủ...
“L. có biết không? Hôm nay người ta đã gỡ xuống tờ lịch cuối cùng của năm cũ và treo lên tấm lịch mới để đón chào năm mới 2015. Năm mới đến rồi đó, L. ơi! Giá mà L. bước chậm lại một chút thôi thì chúng mình sẽ cùng đếm… 5-4-3-2-1 và cùng nhau bước sang năm mới. Vui biết chừng nào! ...
Sanh làm người Việt Nam là người có một diễm
phúc không dân nước nào khác có. Tiếc thay cho người
Việt Nam không biết tận hưởng. Tỷ như người đạo Hồi
một ngày phải đọc kinh không biết mấy
lần, lại nữa khi giữ đạo kỹ, thì không được ăn thịt con
thú nào mà không phải do mình cắt cổ! Như vậy làm
sao hưởng bít tết của Tây, làm sao xực mì của Tàu và
xơi phở Bắc...
Tiếng hát dường như làm cho
đêm Đà Lạt lạnh hơn. Chúng tôi
co ro quây quần bên nhau quanh
ánh đèn bạch lạp trong những
căn phòng nhỏ hẹp của bằng
hữu. Chia nhau vài ly cà phê,
vài tách trà, vài chiếc bánh ngọt.
Có đêm chúng tôi ngồi giữa
mênh mông của bầu trời, của gió
lạnh, trên đồi cỏ với một nhúm
lửa vừa đủ ấm, vừa đủ tro tàn để
lùi khoai lang...
Dẫu hoa tàn khi xuân hết. Nhưng sức sống của thiên nhiên vẫn mãnh liệt. Trong cái tàn của hoa xuân lại ẩn hiện mầm sống của đất trời qua hình ảnh nhất chi mai. Thiền sư không nói hoa nở trước sân, nhưng tâm cảm một cành mai đang hấp thụ, chắt lọc tinh túy của đất trời để tồn tại trên cõi đời này. Cùng sự đồng cảm với Mãn Giác, Thiền sư Chân Không (1046 – 1100) nói về Diệu Đạo...
Những sự kiện “văn học” dồn dập xoay quanh tác phẩm này, khiến độc giả nghĩ ngay rằng Cúi Mặt là một best seller vào cuối thập niên 60? Thật ra thì số ấn bản không lớn, chỉ khoảng 2.000 bản. Nhưng bởi trước đó, độc giả chỉ được đọc những tác phẩm viết về phận người trong thời chiến, về xã hội của một phần đất nước, chưa có nhà văn nào xới tung lên bộ mặt thật đằng sau cuộc chiến, từ những trại tù binh ở phía bên kia...
Cũng như Henri Rousseau, chị đi vào đường nghệ thuật tạo hình trễ, ở tuổi bốn mươi, khi quyết định giã từ nghề bác sĩ nha khoa vào năm 1972 – mà chị đã theo học từ Đại học Y khoa Hà Nội 1941-1946 và Đại học Y khoa Paris 1950 – mở phòng khám chữa răng cùng một người bạn tại Paris nhiều năm. Năm 1953, kết hôn với anh Bửu Điềm, người bạn thuở thiếu thời, cũng là nha sĩ. Tên Điềm Phùng Thị có từ đó...
Tạp chí Thư Quán Bản Thảo 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất...
Nhân vật lịch sử Việt Nam có La Sơn Phu Tử. Nhân vật lão
thầy của Trương Chi có các nhân sinh quan và triết học
do Vũ Khắc Khoan kết tinh suy gẫm về những vấn đề
kinh bang tế thế để làm triết học riêng cho mình. Trong
Trường Chi, lão thầy là nhân vật phụ nhưng nói nhiều
nhất, bày tỏ suy luận nhiều nhất...
Thần Tháp Rùa là tập truyện độc nhất của Vũ Khắc
Khoan, nhưng là một tác phẩm bất hủ của ông...
Cái thơ mộng của Hồ Hữu Thủ toát ra khắp cùng, từ những đường
nét trau chuốt tỉ mỉ nhất về một thiếu nữ ngây thơ nghiêng mình trên
một nụ hoa, cạnh một luống hoa và lá với những búp mạnh, đầy sức
sống, cạnh một con ngựa đội tràng hoa đã được kiểu thức hóa. Người,
vật, thiên nhiên đều đã được lựa chọn và biểu tượng hóa, không còn
hợp lý với cái nhìn bình thường, tất cả đều hiện ra trong một bầu
không khí chung đẹp đẽ, tươi mát, hồn nhiên...
Tác phẩm mới "Chuyện Thuở Giao Thời" của nhà văn Tiểu Tử được trình làng vào lúc 13 giờ 30 ngày mùng 3 tháng 1 năm 2015 tại Nhà thờ Choisy, như tên gọi quen thuộc của phần đông Người Việt Nam ở Pháp và Paris, tên chính thức là Eglise Sainte Hippolyte (Salle de la Roulotte), số 27, Avenue de Choisy, 75013 Paris...
Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết
Vương Hồng Sển - (Feb 14, 2015)
Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương
Ngu Yên- (Feb 10, 2015)
Nhất Chi Mai - Chất Người Muôn Thuở
Phan Trang Hy - (Feb 08, 2015)
Bùi Đăng người tù chết không nhắm mắt
Nguyễn Lệ Uyên - (Feb 05, 2015)
Kỷ niệm 13 năm ngày mất (29.1.2002-29.1.2015) nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị
Đinh Cường- (Feb 02, 2015)
Những Ý Kiến Chung Quanh 20 Năm Văn Học Miền Nam
TQBT: Nguyễn Lệ Uyên điều hợp
- (Jan 31, 2015)
Vũ Khắc Khoan Với Thần Tháp Rùa: Trương Chi
Hồ Trường An - (Jan 29, 2015)
Hồ Hữu Thủ
Huỳnh Hữu Ủy- (Jan 27, 2015)
Giới thiệu tác phẩm mới của nhà văn Tiểu Tử: Chuyện Thuở Giao Thời
Huỳnh Tâm- (Jan 24, 2015)
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |