|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến Tiếng Tơ Ðồng, và ngược lại. Ông đã để lại lịch sử âm nhạc Việt Nam ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của nhiều nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang của nền âm nhạc. Khi được mời thành lập ban nhạc để trình diễn trên hệ thống truyền hình, Hoàng Trọng nhận lời...
Chúng ta đã được thấy nhiều lần những dòng chữ này: “Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa.” Nhưng lần đầu tiên thấy những hàng chữ đó trong một hội trường ở ngay trong thành phố Sài Gòn, ta phải rưng rưng cảm động. Lần đầu tiên, sau 40 năm!...
Đến khi nhạc phẫm “Nửa Đêm Ngoài Phố” ra đời, tên tuổi Anh đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ...
Nếu thời kỳ báo Nam Phong, xin mượn lời Thanh Lãng ca tụng Nam Phong tạp chí là một bộ Bách Khoa tự điển, kết hợp được tất cả tư tưởng mọi ngành từ khoa học đến văn chương và là tờ văn học có ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay. Và rồi còn quy tụ được tất cả những nhà văn hóa thời danh của thế kỷ mà người đứng đầu là Phạm Quỳnh...
Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não. Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng, cầm đủa, viết, vẽ không được .Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử...
Tranh của Nguyễn Phước vẫn cứ rất giản dị, với những không gian phẳng dẹt, những mảng màu trong, không chú ý đến kỹ thuật sáng-tối như tranh cổ điển, và như vậy tự nó là những quầng sáng tự tỏa ra ánh sáng, và thực lạ lùng là luôn luôn quyến rũ người xem một cách đầy huyễn hoặc. Nghệ thuật của Nguyễn Phước hiện nay là một loại nghệ thuật có hình (L' art figuratif)...
Điệu nhạc và lời ca của Nhạc Tài Tử khác với Hát Bội rất nhiều. Lời của Hát Bội chủ yếu là theo thể phú, đối, thơ Đường hoặc thơ song thất lục bát, lục bát và có nhiều tiếng Hán thì lời của Nhạc Tài Tử là tiếng Việt và mỗi câu phải ca theo đúng với từng chữ đờn của bản nhạc...
Tôi lựa ra những bài lục bát của Khoa Hữu và để dành những bài còn lại cho một tập thơ khác. Tôi muốn nói với người bạn vong niên của mình ở Paris: "Lục bát, không phải chỉ có mình anh thích..." Lục bát của những câu ca dao, lục bát của "lời quê chắp nhặt", lục bát "thơ ta" trong lối nói của Tản Đà, lục bát của Nguyên Sa lúc sau này...
Con gà trống trong tranh dân gian ấy, từ bao nhiêu thế kỷ rồi, đã vươn mình đứng dậy và gáy vang cùng lịch sử dân tộc. Nét bút, nét khắc giản dị mà tài tình của người họa sĩ dân gian, hợp với màu sắc mộc mạc mà thân thiết, đã mang lại cho chúng ta biết bao hương vị sâu sắc và sinh động...
Tôi hỏi sao cậu không viết nữa. Hải nói: cậu biết rồi, im lặng thì tốt hơn. Tôi hiểu và Hải nói thêm: tôi phải lăn lộn với đời sớm là để kiếm tiên nuôi gia đình.
Ở Bắc di cư vào làm gì có tiền phải không? Tôi hiểu bạn tôi. Dù gì, mấy mươi năm qua, chúng tôi còn gặp lại sau cuộc chiến là một điều may mắn. Còn giữ tình bạn để chơi và hỏi thăm nhau cũng là điều trân quý...
Mặc Đỗ tiêu biểu cho lớp trí thức Việt Nam may mắn thụ đắc cả hai nền văn minh: Đông phương cổ truyền và Tây phương tân tiến, nhưng thay vì tự mãn với cái hơn người ấy, Mặc Đỗ loay hoay đi tìm một sự kết hợp giữa những luồng văn hóa khác biệt ấy nhằm thổi một luồng gió mới vào nếp văn chương cũ mòn...
Đành rằng sinh ký tử quy lẽ tất yếu của tạo hoá, nhưng khi một con người quí hiếm mất đi thì chỗ trống ấy quả là khôn nguôi thật. Anh Từ Thế Mộng ơi, một người bạn thơ đúng nghĩa, tôi chỉ viết được cho anh đôi dòng lơ láo đầu ngô mình sở, nhưng tấm lòng thành của tôi thì trăng sao sẽ hiểu...
Tỉnh Bình Thuận nói chung, Phan Thiết nói riêng, là nơi tập trung rất nhiều anh em văn nghệ, bản tính của ngườì Phan Thiết hiền hoà, mến khách, con người văn nghệ nơi đây lại càng đáng yêu. Tôi đã gặp vài anh em, tuy là lần đầu gặp gỡ, vẫn nồng nàn thắm thiết, ân cần, chân tình...
Ca khúc Thói Đời của nhạc sĩ Trúc Phương đối với cá nhân tôi là một tuyệt tác phẩm ca nhạc. Ai trong chúng ta sống kiếp con người mà không có lần nào phải thốt lên câu “Đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người”? Ông đã để lại cho đời biết bao nhiêu là tác phẩm bất tử...
Văn chương là hư cấu, nhưng đọc Tiểu tử, người ta thấy cái chân thực, có cảm tưởng không có chi tiết nào là kết quả của tưởng tượng. Tất cả đều là những chuyện tác giả đã sống, hay đã nghe kể lại. Vả lại, ở Việt Nam, thực tế vượt xa tưởng tượng. Cái đau đớn, cái thảm kịch mỗi người Việt Nam đã, đang sống, không có người viết văn nào, giàu óc tưởng tượng tới đâu, có thể bịa ra...
Họa sĩ Khánh Trường vẫn ngồi xe lăn hàng ngày, nhưng đam mê của anh vượt trên tất cả những hạn chế của sức khỏe: anh đang ra sức để vẽ trung bình mỗi ngày một tấm tranh để sẽ triển lãm vào dịp Tết Nguyên Đán.
Họa sĩ Khánh Trường hôm cuối tuần nói rằng anh đã vẽ xong 20 tấm tranh sơn dầu trên bố, chủ đề đợt tranh này là “Đất Tinh Khiết.”...
Bác Sĩ Hameroff phát biểu: ”Hãy quan sát một bệnh nhân, khi mà trái tim của người đó ngưng đập, máu ngưng chảy, các vi cấu trúc hình ống mất trạng thái định lượng, tuy vậy những dữ kiện chứa đựng tại nơi đây không bị hủy hoại và không thể nào bị hủy hoại được. Chúng sẽ được trở lại với vũ trụ...
Trước đây 25 thế kỷ, Nhân và Nghĩa là hai giá trị nền tảng trong bản “hợp đồng xã hội” giữa vua và dân. Tề Tuyên Vương vẫn coi Kiệt, Trụ là vua, nên dùng chữ “thí quân,” động từ “thí” chỉ việc giết vua. Mạnh Tử thấy các bạo chúa phạm nhân nghĩa, không xứng đáng làm vua, cho nên không dùng động từ “thí” mà dùng chữ “trù,” nghĩa là chặt đầu...
Thơ anh là tiếng kêu, tiếng thét, tiếng khóc, tiếng la. Chúng bật ra từ một oan khiên tưởng chừng như bất tuyệt, một nỗi đau thương vò xé trong câm nín. Bởi thế mà thưởng thức thơ anh, theo tôi, không phải là thưởng thức chỉ cái thú đau thương, những tứ thơ hay, lại càng không phải là thưởng thức những hình ảnh đẹp, những ý tưởng siêu hình, hay những cảnh giới thiền...
Khởi đầu mục "Tay Đôi," người phỏng vấn (Viên Linh) đưa một câu hỏi chung cho hai người, cốt ý là chọn hai người có nhiều quan điểm đối nghịch, vị trí hay hoàn cảnh cũng đối nghịch...
Loạt bài "tay đôi" làm bật ra những mâu thuẫn hay trái ngược không ngờ, đôi khi trong những vấn đề vô hại tầm thường nhất...
Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác ca khúc "Căn nhà ngoại ô" kể một chuyện tình trong thời chinh chiến giữa một chàng trai sống trong căn nhà ngoại ô và một cô bạn hàng xóm trẻ. Câu chuyện có vẻ chỉ là một chuyện tình xa cách của hai người yêu nhau, nhưng thực ra chất chứa một tình yêu cao thượng và lòng hy sinh vĩ đại...
Tháng 10 năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học miền Nam trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát triển này...
Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình...
Những cảm nhận của ông về chiến tranh Việt Nam đã trái ngược hẳn với quan điểm của phong trào phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam đang lên đến cao điểm tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960...
John Steinbeck đã mất ở tuổi 66, ngày 20/12/1968, tại New York vì bị trụy tim...
Về nhà văn Thạch Lam, tôi đánh giá cao nhất là ở chỗ thông qua các tác phẩm cụ thể ông đã chỉ ra khả năng mới mẻ về lối viết văn bằng tiếng Việt. Trong văn học Việt Nam thời kỳ từ những năm 1930 cho đến đầu những năm 1940, Thạch Lam chọn những đối tượng vô hình như tâm hồn con người, tâm lý con người...
Tôi chưa có dịp gặp anh, nhưng cứ nhìn hình ảnh từ thời áo lính thư sinh qua tấm bìa của sách so với hình hài mai một qua những ký họa lúc về chiều, rồi liên hệ với thực tế cuộc đời, Trần Hoài Thư quả là một con người ‘thép’. Có ai trong chúng ta từ thơ ấu đến tuổi lập thân do tình cờ của số phận đã trải qua trại mồ côi, rồi nhà trường, quân trường, chiến trường, quân lao trước chiến tranh, rồi trại tù cộng sản, nhà tù lớn, trại tỵ nạn trên Biển Đông sau chiến tranh, rồi làm lại từ đầu nơi xứ người...
Một buổi trưa đi tập ở bãi về, sau khi phải cầm súng ở thế súng chào, đi 5 vòng sân Liên đoàn, rồi vào phạn xá ăn cơm trưa, xong mới được về phòng. Vào phòng ngủ, tôi thấy có một tờ báo để trên giường của mình. Cầm lên đọc, thì ra đó là tờ tuần san Khởi Hành, một tờ báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội, chủ nhiệm & Chủ bút là Đại tá Trần Văn Trọng (tức nhạc sĩ Anh Việt). Thơ ký tòa soan là nhà thơ, nhà văn Viên Linh...
Sự có mặt của các nhà văn nữ miền Nam VN từ thập niên 54 tới 75 tựa như sự hiện diện của những bông hoa rực rỡ, toả ra một mùi hương rất nữ tính, trong khu vườn văn học. Ý thức nữ quyền khi tiềm tàng, lúc sáng chói đã khiến người phụ nữ phải cầm viết...
Đối với những người quan tâm về văn học Việt Nam, buổi Thuyết trình và Ra mắt Kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn đã để lại nhiều thông tin rất đáng quan tâm.
Trong khi Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nêu ra một bước ngoặt và là những bước nhảy vọt lớn của Nhất Linh sau hai tác phẩm đầu tay là Nho Phong và Người Quay Tơ...
Nụ hôn để lại dư vị nhiều phút, nhiều giờ, nhiều ngày, trên môi, trong hơi thở và trong tâm hồn tôi. Nó đã không phai lạt đi mà càng ngày càng hừng lên khiến tôi mất ăn mất ngủ. Tôi muốn trở lại bệnh viện ngay hôm sau, nhưng sợ. Tôi sợ sự thật – một là Yvonne đã biến mất như một nàng tiên, hai là nàng còn đó nhưng làm mặt lạ...
Khoảng năm 1982-1984, anh thực hiện một số tranh sơn mài khá đẹp, có vận dụng ít nhiều kỹ thuật ánh sáng gần như tranh cổ điển, chiếu tỏa trên thế giới của người, vật, thiên nhiên; tuy nhiên, do cách sắp xếp đối vật nên đã tạo được một bầu khí rất siêu thực...
Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuy ít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo...
- Cô mù?
Tôi gật đầu, chàng lẩm bẩm:
- Đôi mắt của bé đẹp quá, tôi không tin, không thể nào tin được.
Tôi vẫn nhìn thẳng về phía trước, tôi muốn xé rách tấm màn tối
tăm của tôi xuống, để nhìn thấy chàng, lúc này, một giây thôi
cũng được. "Lạy Chúa, cho tôi nhìn thấy, dù một giây, đôi mắt
của chàng..." ...
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sáng tác bài hát "Tiếng Xưa" vào thời tiền chiến trong giai đoạn cải cách âm nhạc, sau này dẫn đến tân nhạc. Bài hát ghi nhận những cảm xúc về quá khứ của người trong cảnh khi nhìn cảnh hoàng hôn mùa thu. Những cảm xúc đó được diễn tả nhẹ nhàng qua tiết tấu thay đổi một cách hữu hiệu về những mối tình lãng mạn và tình bạn trong sạch dựa vào mối liên hệ âm nhạc...
Trong hiện tình đất nước và thế giới, vì dân tộc mà tranh đấu chống cộng nhưng lại sang Mỹ sang Tây thì chỉ là đi vô một ngõ cụt, thì chỉ là tự hãm mình vào mạt lộ. Có khi còn tệ hại hơn, có thể là tự mình mưu sát bản thân về chính trị...
“Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm mới nhất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Sách sẽ chính thức giới thiệu với độc giả hải ngoại vào những ngày cuối Tháng Mười Hai năm 2014. Chớm bước vào tuổi 80 lại đang mang nhiều chứng bệnh sau những tháng năm nhọc nhằn, lao khổ về vật chất cũng như tinh thần, nhà văn họ Bùi tự coi “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm cuối đời của ông...
Dù cho các nhà văn nhà thơ miền Nam, trong khoảng thời gian vừa kể, có đề cập gần xa hay, trực tiếp tới cuộc chiến tranh tàn khốc do chế độ CS Miền Bắc chủ xướng thì, cũng không một độc giả nào tìm thấy trong tác phẩm văn chương của họ tính chất hận thù, sắt máu, như trong các sáng tác văn chương của miền Bắc...
Trong bài nói này, tôi nhìn về văn học miền Nam từ kinh nghiệm của một người thuộc thế hệ hậu chiến, và nhìn về nền văn học đó trong tương quan với cộng đồng Việt hải ngoại trên thế giới. Cho nên hai chữ ‘thất thủ' chính là tiền đề cho một cuộc đổi đời, một khởi đi tang thương nhưng trên một lộ trình nhiều hy vọng và vận hội. Đâu là những vận hội? ...
Tám nhà văn, nhà thơ từ Úc Châu, Boston và các thành phố khác ở California tề tựu về tòa soạn Nhật báo Người Việt cho ngày đầu tiên của Hội Thảo 20 Văn Học Miền Nam 1954-1975.
“Tổng quan văn học miền Nam 1954-1975” là nội dung phần khai diễn của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, đến từ Úc Châu...
Nếu như chỉ nhìn thấy ông ngồi vừa gõ máy chữ hay sửa bài vừa tiếp khách mà không “cần” ngó mặt khách thì có vẻ ông Trần là con người cao ngạo để người khác chỉ trích. Nhưng đó là cá tính. Con người ông không phải vậy. Vì những khi gửi báo biếu ông luôn viết kèm lá thư dài ngắn với những lời lẽ rất chân tình như thể giữa ông và người nhận thư là anh em thân thiết...
Tiếng Xưa
Cao Đắc Tuấn- (Dec 17, 2014)
Ra Nước Ngoài là Vào Ngõ Cụt
BS. Trần Văn Tích - (Dec 14, 2014)
Bùi Ngọc Tấn và ‘Hậu Chuyện Kể Năm 2000’
Trần Phong Vũ- (Dec 13, 2014)
Vài Khía Cạnh Đặc Thù Của 20 Năm Văn Học Miền Nam
Du Tử Lê- (Dec 11, 2014)
40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi
Trangđài Glassey-Trầnguyễn-
(Dec 09, 2014)
Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng'
Kalynh Ngô- (Dec 07, 2014)
VĂN và ông Trần Phong Giao
Nguyễn Lệ Uyên- (Dec 05, 2014)
Bài Mới
Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |