|
Chúng tôi gặp nhau đây đó, khi thì Canada, khi Pháp, khi Đức, khi Úc, nhưng thường nhất là Genève, trong các kỳ đại hội Nhân quyền quốc tế. Tôi có thể đi không đều, năm có năm không, nhưng anh Ái và Ỷ Lan không bao giờ vắng mặt. Đó là chiến trường chính của anh, là linh hồn và hơi thở của anh, đấu tranh cho quyền làm người....
Trương Vấn cho biết tác phẩm Thérèse Desqueyroux là “sách gối đầu giường” của anh. Khi hiền thê của anh Nguyễn Thị Kim Oanh qua đời (ngày 24 tháng 1 năm 2022), với tâm sự của anh đã trang trải qua các bài viết rất xúc động... Qua việc chuyển ngữ tác phẩm này, T.Vấn cho biết,
ông muốn giới thiệu lại với độc giả trẻ Việt Nam
một tác phẩm kinh điển vẫn còn sống sót dù trải qua
năm thế hệ nhân loại....
Chúng tôi nói đùa nhau Cham hân hạnh đón đến bốn cái Tết mỗi năm là vậy: Katê (nhằm tháng Bảy lịch Cham) chung cho cộng đồng Cham, không phân biệt tín ngưỡng-tôn giáo, Ramưwan Tết của Cham Bà-ni vào tháng Chín Hồi lịch, Tết Tây, và sau cùng là Tết Ta. Thế hệ trẻ chúng tôi vui hưởng tinh thần mở ấy...
Sáng chưa sáng hẳn tối không đành / Gà lợn om sòm rối bức tranh / Rằng vách có tai thơ có họa / Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh / Mắt gà huynh đệ bao lần quáng / Lòng lợn âm dương một tấc thành / Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn / Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh...
Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ. Đây là những bức tranh được in qua bản khắc trên gỗ (tranh mộc bản), với màu sắc tươi sáng. Tranh Đông Hồ có nhiều thể loại, trong đó thể loại "Chúc Tụng" thường được dùng để trang trí trong ngày Tết.
Trước thềm năm mới, Quý Mão, chúng ta thử xem lại một số tranh Đông Hồ thường được ông bà ta dùng để trang trí trong nhà vào dịp Tết...
Thay vì nói “vạn sự như ý, vạn sự cát tường”, nói “ước gì được nấy, mọi chuyện tốt lành”.
Thay vì nói “Con chúc mọi người năm mới an khang trường thọ, phúc lộc trường tồn”, nói “Con xin chúc ông bà, bố mẹ năm mới vui vẻ, khỏe mạnh sống lâu, ăn ngon ngủ ngon.”
Ông bà, bố mẹ nào cũng chỉ mong được vậy và rất vui vẻ… lì xì cho các cháu....
Có thể nói rằng những tác phẩm đăng báo và tiểu luận của Nguyễn Duy Cần là nguồn tư liệu đáng quý về một học giả nổi bật của miền Nam Việt Nam giai đoạn trước năm 1975. Di sản mà ông để lại vẫn còn giá trị cho đến ngày nay và tương quan về sự hòa hợp, phối hợp cũng như căn chỉnh cho đến cân bằng luôn là lẽ sống con người muốn hướng đến...
Những gì chị viết về người thương binh Việt Nam Cộng Hòa hầu như không bao giờ cũ đối với Ny. Ny say sưa đọc lại những trang sách. Đó tạm là lời giải đáp cho những thắc mắc của Ny. Hầu như chỉ cần nhắm mắt lại, để cho những câu chữ của tác giả thấm vào ý tưởng của mình, là có thể đã được sống phần nào trong cái không gian, trong cái thời gian ấy. Giờ đây, Ny có thêm cái cảm giác đau đớn của người đang bị thương, đang quỵ ngã, đang nhức nhối...
Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California – Hoa Kỳ vào lúc 6h chiều thứ bảy 7-1-2023 (giờ địa phương), theo giờ Việt Nam là 9h sáng 8-1-2023, hưởng thọ 86 tuổi. Ông được người yêu nhạc trữ tình biết đến với những bài hát nổi tiếng sáng tác chung với Phạm Duy...
Nhìn Rừng rưng rưng cầm bức chân dung, sau khi mở gói giấy bên ngoài đã cũ kỹ vì quá lâu, tôi xúc động. Người phụ nữ trong hình là chị Võ Thị Kim Liên, cháu ruột của phu nhân học giả Nguyễn Hiến Lê, cũng là con nuôi của hai ông bà, giữ căn nhà và hương khói...
Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi 45 năm, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng và luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng...
Từ khi Chữ Quốc Ngữ được phổ cập cùng với sự phát triển của nghề báo ở nước ta con số phụ nữ tham gia trên văn đàn ngày càng gia tăng. Sự góp mặt đông đảo của nữ giới sau biến cố tháng 04, 1975 tạo nên nền văn học phong phú và đa dạng, mở rộng biên giới độc giả Việt trong nước ra nhiều nước trên thế giới...
- Giu Se, ông nói với cậu ấy là chúng ta sẽ giữ lại những chiếc lá, nhưng trả lại những quả chín mọng đó nhé.
Người đàn ông chìa bàn tay to lớn ra, đứa trẻ nhận ra đó là chiếc vòng cổ xâu những viên hạt trai thật to, màu sắc lóng lánh.
Chiếc xe từ từ chuyển bánh. Thằng bé trố mắt nhìn theo cho tới khi chiếc xe mờ dần trong làn sương giá buốt giữa đêm Giáng Sinh....
Những biến cố thuộc loại "thâm cung bí sử" trong các giới chức cao cấp của Quân Đội cũng như Dân Sự và mối bang giao Việt Mỹ, thì quả thật trong sách có quá nhiều điều ít người biết đến, người đọc sẽ ngạc nhiên, thích thú theo dõi và tin tưởng những thổ lộ trong bài
"Đôi Lời Cảm Tạ của Tác Giả" là chân thật...
Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về. Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước, thất vọng ra về trước, người đến sau, thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn để họ trở thành một dòng nước...
Bài dưới đây là một chương (từ trang 251 đến trang 259) trong cuốn Rồng Xanh Ngục Đỏ của Linh mục Vũ Đình Trác do Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986. Đây là một cuốn hồi ký kể lại quãng đời của tác giả từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 cho đến lúc vượt biên thành công vào tháng Năm, 1980...
“Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập: Tập I: Biên khảo về văn chương và văn học. Tập II: Biên khảo về chính trị, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ được “lựa chọn trong nhiều bài viết đủ loại, từ văn học, văn chương cho đến xã hội, chính trị và ngôn ngữ, đăng tải rải rác trên nhiều tạp chí giấy và mạng trong gần 30 năm qua...
Là người có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ nên khi mới 10 tuổi, Quốc Dũng được gửi vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn, đồng thời theo học nhạc trong Ban Tuổi Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh. Năm 15 tuổi ông đã được trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu, và đến năm 16 tuổi đã tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương...
1.
Hề bài đoản ca. ta rống cổ kêu
Gởi kẻ bội vong. quên đi tình nghĩa
Hề bài đoản ca. ta rống cổ gào
Gọi em xanh xao. về đây. trầm ngãi.
2.
Ngày này. tháng này. em bỏ ta đi
Trời đất chung quanh. ùn ùn sụp xuống ...
Không biết con hạc ngoài đời có sống đến trăm năm tuổi không mà sao ông bà ta xưa lại hay chúc tụng nhau
“Trăm Tuổi Hạc”. Chẳng hiểu, nhưng nhận thấy hình ảnh con hạc và cây tùng cỗi đại diện cho người cao tuổi sống lâu là đẹp. Nên tôi chọn con hạc để kính chúc bố Sỹ đạt được như thế…...
Ấn tượng sâu sắc trong tôi là Lê Thanh Thái (Cảnh), còn có các bút hiệu Lê Phương Chi, Thái Tâm Canh… Ông sinh 1926, ở làng Phong Điền (nay thuộc xã Tân Thuận- Hàm Thuận Nam). Lê Thanh Thái nhỏ hơn Nguyễn Hữu Ngư (Ngu Í) vài tuổi nhưng với làng Tam Tân của Ngu Í thì không mấy xa. Cả hai rời quê vào Sài Gòn học hành rồi cùng “cuốn” theo nghiệp văn, nghề báo…đến cuối đời...
Trong cấu trúc tam giác âm nhạc độc đáo Ca trù, nghệ thuật uyên bác nhất của âm nhạc thính phòng Việt cổ, gồm ba nhân vật: nhạc sĩ đàn đáy, trống chầu và đào nương hát, thì đào nương chính là linh hồn, ở ngôi cao nhất của bộ ba này. Trong di truyền nghề ca trù cũng vậy, khi hai nghệ nhân đàn và trống đạt đến thượng đẳng mà thiếu vắng tiếng hát của ca nương thượng đẳng thì không thể gọi là ca trù...
Tuổi trẻ của quê hương tôi năm tháng ấy bị bứt khỏi cuộc sống bình thường bình yên đó, bị ném vào cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, bi đát nhất, phi lý nhất... Mọi cánh cửa tương lai xin "Trả lại em yêu". 19 tuổi. Không phải được lang thang trên "con đường Duy Tân cây dài bóng mát",
... mà mang nặng hành trang ước mơ và yêu thương đi ra mặt trận như biết bao chàng trai thời loạn ấy...
Vì lý do sức khỏe của chính anh và sự từ nhiệm của chủ biên Trần Vũ cộng thêm những ý kiến không thể thống nhất được trong nội bộ, anh Khánh Trường đã rút hẳn tên khỏi Hợp Lưu từ tháng 7/2005. Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời. Tuy anh Khánh Trường không còn làm Hợp Lưu nữa nhưng 12 năm đầu do đích thân anh chăm sóc tờ báo đã lưu lại trong lòng độc giả những dấu ấn không phai
...
Những bức xúc, sự cố, đi phượt, chạy show, hàng hot, bảng top… nhất định không phải “tiếng nước tôi”, cũng chẳng phải tiếng mẹ đẻ (chẳng có “mẹ” Việt nào “đẻ” ra những con lai pha tạp ấy). Thật không may, những chữ nghĩa bát nháo bèo nhèo, những câu cú lủng cà lủng củng, những kiểu xưng hô luông tuồng, những lối nói năng tùy tiện ấy nhất định không phải là niềm “tự hào dân tộc” về tiếng Việt mình...
Với 27 bài tản văn và tùy bút, tác giả Đào Như đã đi vào nhiều lãnh vực đa diện, từ văn hoá, xã hội, chính trị, nhân sinh, với triết lý và quan niệm sống. Nội dung tác phẩm trải dài theo suốt những giai đoạn chính trong cuộc đời ông, một cuộc đời nhiều biến chuyển, sôi động, đầy sóng gió nhưng cũng không thiếu nhiệt tình xây dựng, dấn thân...
Không thể nói hết sự kỳ diệu của định mệnh, khi sau 22 năm ngày mất, một sĩ quan tù binh cải tạo gặp lại người con của một bạn tù trên một đất nước quá xa vùng đất biên giới xa xôi. Không diệu kỳ sao được,... tôi gặp lại đúng một người duy nhất đã đút cho ba tôi những muỗng cháo trắng cuối cùng trước lúc lâm chung. Người đã sống với ba trong những tháng ngày bi thảm đó...
Trước khi được chọn đại diện cho chính quyền VNCH, tham dự Hội nghị Paris đầu thập niên 1970, nhà văn Trần Thanh Hiệp cũng đã từng là Bộ Trưởng Lao Động và, dành nhiều thời gian cho những phong trào chính trị, đảng phái… Ở cả hai lãnh vực Văn học và chính trị, họ Trần đều cho thấy khả năng chuyên môn bén nhậy...
Ở Vũ trụ thơ (I) tôi bắt gặp sự hạnh ngộ giữa nhà phê bình Đặng Tiến với Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng. Còn ở
Vũ trụ thơ II, tôi chỉ thấy những hạnh ngộ đó ít nhiều ở Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Quang Dũng, Lê Đạt, còn lại chỉ là sự gặp gỡ thân mật, ân tình với Vũ Hữu Định, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng, Thái Tuấn, Nguyễn Xuân Thiêm, Vũ Hoàng Chương...
Trần Tấn Quốc này chỉ biết “hành đạo” với đầy đủ lương tâm và chức nghiệp của một ký giả độc lập. Con đường làm báo của ông luôn luôn quyết tâm phục vụ theo quan niệm sống và làm người của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh: là sử dụng ngòi bút mình để
“quyết làm cho điều phải nó thắng điều quấy.”...
Trong hàng triệu người yêu nhau trên đời, chắc chắc là đã có rất nhiều chàng trai lâm vào hoàn cảnh của bài hát, đớn đau đành lòng từ biệt người yêu, buông tay để người lên xe hoa về nhà chồng, thì lúc đó ca khúc
Sang Ngang thật hợp với tâm cảnh: ...
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như
“Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota....
Tuy cuộc đời của Đan Trường chìm nổi và thăng trầm như một câu chuyện trong tiểu thuyết, nhưng người nghệ sĩ đa tài này lại sống rất giản dị và luôn gắn mình với cây vĩ cầm từ thuở thanh xuân cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Tình ca
Trách người đi của ông đã được nhiều thế hệ ca sĩ thời tiền chiến trình diễn...
Bạn tôi, anh là lính trận, nhưng cũng là một thi sĩ. Tôi nghĩ rằng anh chỉ là một thi sĩ. Anh viết những bài thơ trong bụi rậm, trên quyển sổ tay nhỏ, giấy bao thuốc lá hay những mảnh giấy vụn. Những bài lục bát không bao giờ xuất hiện trên mặt báo. Nhưng cây lá, những cỏ mọn hoa hèn và côn trùng - những chú dế nhỏ, cào cào, sâu bọ - biết qua giọng ngâm gợi cảm của anh...
Hầu hết các truyện của Đỗ Duy Ngọc đều trải qua hai thời kỳ, trước và sau ngày đất nước thống nhất. Con người sống qua hai thời kỳ, hai chế độ đó số phận ra sao... chính là nội dung của cuốn sách muốn gửi gắm. Bởi muốn truyền tải được tối đa những tư tưởng, Đỗ Duy Ngọc đã chọn cách viết chân thật...
Ôi cái ca tầm thường dùng để đựng cơm trong trại giam nhưng đối với anh em chúng tôi thì nó rất quý giá, bởi vì nó là kỷ vật còn giữ lại sau cái chết oan nghiệt của anh ấy, trên cái ca đã được Tài khắc hai bài thơ để tặng tôi, những dòng chữ sắc nét và đầy khẩu khí của một tử tù chính trị, ngoài ra cũng có cả lời yêu thương mà tôi dành cho Tài trong tháng ngày buồn hiu ấy...
Đây là chiếc cầu ảo diệu để cuối cùng tôi được nhảy múa với bạn văn trên TQBT ngay từ những số đầu tiên, tiếp mãi đến tận bây giờ. Ở đó, tôi bắt lại liên lạc với TBT, CVK những người bạn tôi gặp lần đầu ở Cần Thơ khi các anh tháp tùng VĐSB trong đêm ca nhạc Thu hát cho người do tôi và anh em ĐH CT đứng ra tổ chức...
Thư Quán Bản Thảo, số 1 phát hành ngày 11 tháng 9 năm 2001, cho chí đến hôm nay đã được 21 năm, Ban chủ trương dự định cho phát hành số báo thứ 100; chúng tôi xin đúc kết lại các chủ đề qua 99 số báo Thư Quán Bản Thảo đã phát hành trong 21 năm qua ấy như một lời chúc mừng những thành quả mà Ban chủ trương Thư Quán Bản Thảo và nhà in Thư Ấn Quán...
Nắng chiều với phong cách rumba bolero đầu tiên đã trở thành bài tình ca đẹp nửa sau thế kỷ thứ 20 trong âm nhạc Việt Nam. Nó thoát hẳn phong cách xôn xao, rực rỡ và khá nhanh của dòng bolero Mỹ Latin; tạo nên một phong cách bolero Việt Nam chậm và kể lể
(lento recitativo), chậm và diễn cảm (lento expressivo)...
Đối với các văn nghệ sĩ, tác phẩm là đứa con tinh thần của họ, dĩ nhiên sự thể hiện những tư duy, khao khát, háo hức cũng như hoài niệm sẽ được tìm thấy trong các tác phẩm của họ. Rời bỏ một quá khứ, lìa xa nơi chôn nhau, cắt rốn, làm thân lữ hành trên phần đất quê hương mới, có ai không khỏi thương nhớ phần đất kia của dĩ vãng, của đất nước...
Nhà văn, nhà thơ, người lính thám báo Việt Nam Cộng hòa Trần Quý Sách với bút danh Trần Hoài Thư lâu nay nổi tiếng với những nỗ lực phi thường trong việc vực dậy di sản văn chương Miền Nam. Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam hải ngoại và ngay cả các nhà nghiên cứu trong nước đã viết về công trình dày công của Trần Hoài Thư ...
Một lời chúc thường được nghe nơi các sân chùa Việt Nam, “Năm mới chúc quý bà con đạo hữu trọn hưởng Mùa Xuân Di Lặc,” nguyên khởi từ đâu và có ý nghĩa gì?
Theo giải thích của Hòa Thượng Đức Niệm, trong cuốn CHO TRỌN MÙA XUÂN, “Xuân Di Lặc là xuân hoan hỷ, niềm hoan hỷ tràn đầy vô biên, không vướng mắc, không bận lòng, không lo âu...
Đó cũng là lần đầu tiên anh em Hân gặp cơn bão tố. Sóng to, gió lớn, sấm sét rân trời, chiếc ghe liên tục nghiêng ngả theo từng cơn sóng và nước tràn vào ghe. Anh em Hân chỉ biết phụ mọi người trên ghe tát nước và đọc kinh cầu nguyện. Nhiều lúc, nhất là đêm hôm ấy, trời tối om, gió mưa đập vào mặt, sét chói loè vào mắt, sấm nổ ầm vào tai, Hân tưởng đời mình đang chấm dứt ...
Con Thuyền, 272 trang, gồm cả thảy bảy truyện ngắn, lượng chữ trong mỗi truyện dàn trải có tính toán cân nhắc. Cảm tưởng sau cùng của người đọc nói chung là tác giả đã không làm người đọc rơi vào sự đơn điệu về đề tài, cảnh thổ, nhân vật khi đi từ truyện này sang truyện kế tiếp. Hơn thế nữa anh đã tạo được một “giọng điệu” văn chương rất riêng biệt độc đáo...
Nhớ lắm người xưa một sáng Xuân /
Bất ngờ từ chốn rất xa xăm /
Mang theo một nhánh hoa rừng nhỏ /
Quà tặng người thương ngày đầu năm.
Chúng mình đã ghé những chốn nào? /
(Em ngồi ngoan trên yên phía sau) /
Café, quán cóc, ciné nữa... /
Anh nói bù cho lúc vắng nhau...
Cùng với họa sĩ Duy Liêm thì họa sĩ Kha Thùy Châu là 1 trong 2 họa sĩ vẽ nhiều hình bìa tờ nhạc nhất cho các nhà xuất bản lớn của Sài Gòn từ cuối thập niên 1950 trở về sau. Bên cạnh Vivi thì Kha Thùy Châu cũng là người chuyên trình bày các bìa sách, cộng tác với nhà sách Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương...
Buổi chiều mùa Đông ở Boston năm nay thật buồn. Nghĩ tới nhà văn Đặng Chí Bình, nghĩ tới những bậc đàn anh, đàn chị cùng thế hệ với anh lần lượt qua đời. Các anh, các chị từ giới âm nhạc đến văn thơ, ra đi nhanh quá. Chưa kịp vơi nỗi buồn khi một anh vừa về nơi miên viễn đã nhận tin một anh khác ra đi...
Nghĩ lại Gấm chỉ mong những ai đang có ý định đi lao động xuất khẩu biết được những câu chuyện, những kinh nghiệm cay đắng tủi nhục của những người đi trước để cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định ra đi. Chị cũng mong sao Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế gây sức ép mạnh hơn với nhà nước Việt Nam để tránh những trường hợp bị lừa...
“Quân xâm lược Nga” là cụm từ được dùng nhiều nhất trong quyển Bút Ký. Trong khi trên “mặt trận tuyên truyền” của báo chí ở Việt Nam cho đến lúc này không ít tờ báo/nhà báo vẫn gọi tên cuộc chiến Nga đang tiến hành với Ukraine bằng cụm từ ỡm ờ
“chiến dịch quân sự đặc biệt” hoặc uốn éo trung lập “cuộc xung đột quân sự”...
Mỗi khi ngày lễ Noel về, hồn chúng tôi ngây ngất với biết bao hoài niệm của thuở thiếu thời, về một Sàigòn xa xưa như nhớ về một thiên đường đã mất. Nhà thờ Đức Bà-Notre Dame Cathédrale-vẫn sừng sững trong trí nhớ, nơi chúng tôi đã từng đứng trong giáo đường nghe thời gian rơi theo từng hồi chuông nhà thờ đổ....
Đó là sinh hoạt chữ nghĩa tự do mà người miền Nam được thụ hưởng ngay trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất. Dù còn hạn chế do chiến tranh, bạn tự do nói lên tiếng nói của bạn, là quyền tự do ngôn luận.
Dĩ nhiên nếu hành vi bạn nguy hiểm đến chế độ, bạn có thể bị bắt. Bị bắt, anh chị em văn nghệ sĩ đấu tranh buộc họ thả bạn ra, để bạn có cơ hội lên tiếng tiếp. Là điều văn nghệ sĩ miền Bắc có nằm mơ cũng không thấy
....
Vâng, dù là con người là con vật bất toàn đi chăng nữa, Tự Do Tư Tưởng được coi như là tài sản vốn có của nó. Không ai có quyền tước đoạt Tự Do Tư Tưởng của con người. Hy vọng đó cũng là chủ đích của tác phẩm
“Suy Tư và Ước Mơ” của Phạm Xuân Tích....
Tôi ở tít trên Cao Bằng, nên khi ầm ĩ vụ Linh nghiệm, tôi hoàn toàn mù tịt thông tin. Trở về Hà Nội, tôi hồn nhiên đến báo Văn Nghệ, la cà vài phòng ban như để làm quen trước. Nhưng tôi bỗng có linh cảm không khí Tòa soạn có gì đó khác thường. Người nào cũng nhìn tôi, nhìn khách đến liên hệ một cách đầy nghi hoặc...
Anh nói thẳng với tôi là anh không vẽ theo chính sách, đường lối chỉ huy của nhà nước, không vẽ công nhân, bộ đội, chân dung lãnh tụ. Điều này thì có lẽ không mấy người làm nổi, chỉ một vài họa sĩ như Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Bửu Chỉ là làm được mà thôi. Đó cũng là một điều hết sức đặc sắc của Bửu Chỉ; trong tình cảnh nào anh cũng sống rất kiên cường bằng phẩm chất cao đẹp của mình...
Bài viết bên dưới rút ra từ bài điểm tác phẩm “Đi!” 40 năm trước, khi bản thảo cuốn sách này được lén chuyển sang Pháp, không kèm tên tác giả, và được Lá Bối tại Paris xuất bản và phát hành tại các cộng đồng người Việt tại hải ngoại vào năm 1982, dưới bút hiệu Hồ Khanh do chính nhà xuất bản chọn..
Trần Thiện Đạo (còn có bút hiệu khác là Trần Mai Lan, Mõ Làng Văn – tên chung với nhiều nhà văn khác-) là một trong những cây bút chính của tạp chí Văn. Ông sinh năm 1933, sang Pháp năm 1950 rồi cư ngụ luôn ở Pháp và ở Anh, với nghề dạy học. Nhưng ông đã tham dự vào sinh hoạt văn hóa trong nước, đặc biệt về dịch thuật và phê bình..
Cham là dân tộc duy nhất có đặc san riêng là Tagalau, Sáng tác–Sưu tầm–Nghiên cứu Văn hóa Cham, là điều các dân tộc thiểu số hay bản địa khác không có. Thế nên không lạ, khi từ cộng đồng này bật ra rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc mình. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, Cham luôn xuất hiện các khuôn mặt nỗ lực làm sống dậy văn hóa dân tộc: Thiên Sanh Cảnh, Dohamide đến Po Dharma...
Khi được đọc những dòng Xuân Sách viết về mình, ông Hoài Thanh tâm sự: "Xuân Sách nói, thực ra có chỗ không sai... nhưng câu thứ hai viết về mình quá tàn nhẫn...
không đúng! (Nửa đời sau lại vị người ngồi trên)". Cũng như nhiều người khác, cuối đời, Hoài Thanh đã nhận ra... và "Giật mình"! Nhưng đã quá muộn!...
Dưới ngòi bút của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, dòng sông mang theo nỗi vui buồn của vận mệnh đất nước, của tình yêu lứa đôi, của triết lý nhân sinh Không thể thiếu dòng sông bởi vì sông là chứng nhân, là quê hương, cũng là nơi chốn mang dấu tích của lịch sử, vận nước nổi trôi…...
Mẹ cũng là một phu nhân quý phái và bà muốn chúng mình nối tiếp sự nghiệp này. Các anh chị đã làm những gì cha mẹ mong muốn, đã trở nên thành viên được kính trọng trong tầng lớp thượng lưu. Cha mẹ hài lòng và hãnh diện. Nhưng còn em thì sao? Em đã kết hôn với một kẻ điên. Em không may mắn như các anh chị, không kết hôn với một quý tộc. Người đàn ông của em thậm chí còn chưa học xong bậc trung học...
Đời tôi, một đời dài, lưu lạc ngay nơi quê nhà. Đi trên quê hương, mỗi đêm ngày, tôi lượm nhặt những mảnh vụn phân mảnh của đời mình. Bụi xác thân đã không còn nguyên màu. Hôm nay, đời đen, bạc tóc, Long đã về trời, sướng thật. Những người thân yêu có lòng giúp đỡ chúng tôi ngày ấy nay chẳng biết nơi đâu. Sẵn đây, xin tận lòng gởi đến một Lời thâm tạ. Cũng là một mong đợi tương phùng...
Cuộc phục chế đã kéo dài trong một tháng trời bởi 4 người trong gia đình chuyên về tranh sơn mài, trong đó Nguyễn Lâm là một hoạ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn từ trước 1975 và cũng từng là thành viên sáng lập của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam, Việt Nam Cộng Hoà. Những người còn lại trong nhóm phục chế đều là con của ông...
Trên sân khấu ca nhạc Sài Gòn vào nửa cuối thập niên 1950, có đến ba cặp uyên ương gồm: Mạnh Phát - Minh Diệu, Châu Kỳ - Mộc Lan và Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm. Mỗi cặp đều có nét đặc sắc riêng, nhưng cặp Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm hoạt động “rầm rộ” hơn cả... Không “hợp, tan” như nhiều đôi uyên ương khác, đôi song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết đã dìu nhau đi hết chặng đường nghệ thuật và cả trọn đường trần...
Đầu năm 1970, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ mời Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, ông về Sài Gòn tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Sau năm 1984, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ sang Pháp tiếp tục công trình nghiên cứu vô cùng giá trị về cây cỏ Việt Nam. Từ Pháp, Giáo Sư di chuyển qua Canada sinh sống. Tại đây Giáo Sư đã hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam của mình...
Ông Trần Văn Khê là một trong số ít các học giả có khả năng truyền tải những tư tưởng phức tạp theo cách giải trí và thường là hài hước.
Năm 2004 ông trở lại sống tại Việt Nam và tiếp tục làm công việc của một đại sứ cho âm nhạc Việt Nam. Cho tới khi sắp qua đời, ông vẫn là một người viết nhiều và hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi những thể loại âm nhạc cổ truyền đang bị lãng quên
...
Trong bài viết này tôi xin ghi lại một kỷ niệm về tác giả Cung Giũ Nguyên và vài cảm tưởng của tôi về truyện
Le Fils de la Baleine (Người Con Trai của Ngài Cá Ông) của tác giả. Kỷ niệm về thầy Nguyên là một tình cờ -- tôi xin được gọi tác giả là “thầy” vì khi gặp tác giả, tôi là một học trò và tác giả là một giáo sư dạy Pháp văn nổi tiếng tại Nha Trang...
Có gần gũi với ông, tôi mới biết trí nhớ của ông phi thường... Nhắc chuyện cải lương năm xưa với những tài danh: Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há v. v… đúng là kho tư liệu phong phú của ông về sân khấu. Với những tên tuổi lớn vừa kể trên đều là những bạn thâm giao của ông Quốc...
Nhớ đến GS Nguyễn Văn Trung là nhớ đến hình ảnh một người trí thức không bao giờ thờ ơ với vận mệnh Tổ quốc, luôn trăn trở và ưu tư với văn hóa dân tộc, đồng thời không ngần ngại đón nhận cái mới vì sự phát triển của đất nước trong một thế giới đang chuyển biến...
Người ta không thể vừa phê phán, chế diễu những người sử dụng các từ này từ kia lại vừa vô tư sử dụng các từ ấy, cũng như không thể vừa kêu gọi tẩy chay lại vừa tiếp tay truyền bá chúng cách nào đó. Người ta cũng không thể bảo các em nhỏ không nên dùng những từ này từ nọ khi không cho các em được những từ nào tốt hơn, hoặc cho những “từ cũ” ít còn được sử dụng....
Gần ba tháng ròng trên biển, lưu lạc ở một đất nước khác, giữa một văn hóa khác, những thức ăn khác, trong hình dung rằng suốt cuộc đời có lẽ chẳng bao giờ còn cơ hội dùng lại tiếng mẹ đẻ. Không bao giờ. Ra đi là bỏ tiếng Việt lại đằng sau. Mother tongue. Tiếng mẹ đẻ. Ca khúc của Phạm Đình Chương chạm tới cốt tủy người nghe...
Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi không thể nào quên anh được. Biết anh làm thơ, biết anh thơ đầy túi áo trận, vậy mà giờ chúng tôi không thể tìm ra được thêm một bài thơ cho khói hương chữ nghĩa này. Tôi biết anh có một thời giữ chức thư ký tòa soạn cho tạp chí
Sóng ở Tuy Hòa...
Trời chiều đi dần vào chạng vạng. Ông nhớ câu thơ của cụ Phan Khôi: “Nắng chiều tuy chạng vạng, nhưng nắng được thì cứ nắng”. Bạn bè của ông lần lượt ra đi, chỉ còn lại một ít người như ông đang sống trong tuổi hoàng hôn của đời. Đã hơn 45 năm, ông sống luu vong, kể từ ngày ly loạn, biết bao nước chảy qua cầu, biển xanh biến thành nương dâu...
Sau gần năm mươi năm làm thơ, từ ngày còn học trung học, đã có những bài thơ đăng rải rác trên các tập san, đặc san... đến nay, Trần Thế Phong mới gom lại những bài thơ cũ của mình, kèm thêm những bài thơ mới, cho in ra tập thơ đầu tiên:
Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều...
Sau ba quyển TQBT 97, 98 và 99 phát hành. Số 100 hôm nay lại đến tay bạn bè cầm bút và độc giả. Đây là ý muốn của tôi và anh Trần Hoài Thư. Cũng là ý muốn của bạn bè cầm bút trong và ngoài nước. Không biết sau khi phát hành số 100, sức khỏe của anh và tôi như thế nào...
HKL có năng khiếu về tất cả các lãnh vực Thi, Văn, Nhạc, Họa. Từ ngày bạn bè yêu mến đặt cho mỹ danh Hoàng Dung Bang Chủ, cô nàng chống cây gậy trúc lang thang trên “Net”. Văn HKL đa dạng, khi thì viết bằng giọng văn hồn nhiên như cô bé con còn thơ dại của tuổi hồng (ba tập truyện, mỗi tập khoảng 20 bài:
Gió, Nụ Hồng, Gió Mây Lưu Lạc…)...
Bài Mới
|
- Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023) (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
- Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương
(Đàm Trung Pháp)
- Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa
(Đàm Trung Pháp)
- Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
• Tạp Văn (Nguyễn Kim Phượng)
• Văn học miền Nam ở hải ngoại (Viên Linh)
• Văn Học Miền Nam 1954-1975: Nhận Định, Biên Khảo, Thư Tịch (Nguyễn Vy Khanh)
• Di sản văn chương miền Nam: Các tác phẩm về văn học mới sưu tập (Trần Hoài Thư)
• Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn (Nguiễn Ngu Í)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
• Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
• Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
• Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
• Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ (Lê Xuân Quang)
• Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
Bùi Ngọc Tấn, Hà Minh Tuân, Hà Sĩ Phu, Hoài Thanh, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Lưu Hữu Phước, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyên Ngọc, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Xuân Khoát, Phan Khôi, Phùng Cung, Phùng Quán, Quang Dũng, Thâm Tâm, Thuỵ An, Trần Huy Quang, Trần Vàng Sao, Trần Đĩnh, Trần Đức Thảo, Vũ Anh Khanh, Vũ Ngọc Phan, Yến Lan,
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |